3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.4. Sự thay đổi về nhận thức của cộng đồng
Một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc quản lý rừng cộng đồng đó là nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rừng cộng đồng, điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó thể hiện được sự tham gia của người dân vào công tác quản lý rừng, đồng thời đánh giá được sự tác động của người dân vào rừng thông qua các hoạt động hàng ngày của họ. Trong phần này chúng tôi tập trung nghiên cứu về nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng, nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với rừng cộng đồng.
3.4.4.1. Nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng
Nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng được đánh giá dựa trên cơ sở là sự hiểu biết của người dân về vai trò của rừng nói chung và rừng cộng đồng nói riêng. Chính vì vậy, kết quả này cũng thể hiện được mối quan hệ giữa hoạt động hàng ngày của người dân đến rừng. Từ đó, chúng ta cũng hiểu được nhận thức của người dân về tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ rừng cộng đồng.
Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng có sự khác nhau giữa các thôn trong cuộc nghiên cứu. Trong mỗi thôn, người dân cũng có sự đánh giá khác nhau về vai trò của rừng. Tuy nhiên, đánh giá của người dân không có sự khác biệt đáng kể giữa các thôn được khảo sát.
Bảng 3.17. Nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng (tỷ lệ %) Thôn Tà Lềnh Thôn Cợp Thôn Kreng Thôn Xuân Lâm Bảo tồn nguồn nước 50,8 56,0 60,4 58,4
Hạn chế xói mòn đất 51,5 50,0 56,3 50,3
Chắn gió, bão, lũ lụt 25,8 30,0 30,0 30,0
Khai thác LSNG 48,3 35,0 45,3 25,8
Khai thác gỗ làm nhà 45,0 45,0 35,0 30,0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra tháng 11/2017)
Nhìn vào bảng 3.17 cho thấy, người dân nhận thức rất rõ tầm quan trọng của rừng trong việc “bảo tồn nguồn nước” và “hạn chế xói mòn đất”, chiếm tỷ lệ trên 50% trong tổng số người được hỏi ở tất cả các thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân cho rằng rừng cộng đồng có vai trò “chắn gió, bão, lũ lụt” còn thấp, chỉ chiếm 30% ở các thôn Cợp, Kreng, Xuân Lâm và 25,8% ở thôn Tà Lềnh. Người dân cũng nhận thấy rừng cộng đồng còn có vai trò “khai thác lâm sản ngoài gỗ (LSNG)” và “khai thác gỗ làm nhà”, tuy nhiên có sự khác nhau khá rõ trong tỷ lệ đánh giá của người dân ở các thôn. Cụ thể, trong khi có đến 48,3% người dân thôn Tà Lềnh và 45,3% người dân thôn Kreng đồng ý với vai trò “khai thác lâm sản ngoài gỗ” thì tỷ lệ này ở thôn Cợp chỉ chiếm 35% và thôn Xuân Lâm là 25,8%. Đối với việc “khai thác gỗ làm nhà” người dân thôn Cợp và thôn Tà Lềnh có tỷ lệ cao (45%) do rừng ở 2 thôn này có trữ lượng cao, nhiều cây có giá trị kinh tế trong khi đó rừng cộng đồng do thôn Kreng và thôn Xuân Lâm quản lý có trữ lượng thấp hơn, được xếp loại vào nhóm rừng nghèo.
Như vậy, sự khác nhau trong nhận thức của người dân ở các thôn có thể giải thích phần nào do sự khác nhau về đặc điểm của khu rừng được giao cho các thôn quản lý. Tuy nhiên, nhìn chung người dân trong cuộc nghiên cứu đã nhận thức rất rõ về vai trò bảo vệ môi trường của rừng cộng đồng.
Kết quả thu thập thông tin từ phỏng vấn người dân ở các thôn như sau:
Thôn Tà Lềnh, người dân cho rằng vai trò của rừng cộng đồng là hạn chế xói mòn đất có tỷ lệ cao nhất. Về vai trò cung cấp gỗ làm nhà cũng được người dân kỳ vọng rất nhiều, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thôn vẫn chỉ tạm ứng 6m3 gỗ để làm nhà. Trên thực tế, khi tham gia quản lý rừng cộng đồng rất nhiều người dân trong thôn cho biết họ có mong muốn có gỗ để làm nhà.
Thôn Cợp đa số người dân cho biết vai trò của rừng là bảo tồn nguồn nước cho sản xuất lúa và trồng LSNG dưới tán rừng tự nhiên đem lại nguồn lợi thiết thực cho bà con ở đây.
Thôn Kreng là thôn có tỷ lệ người dân nhận thức về vai trò của rừng cộng đồng trong việc bảo tồn nguồn nước cho sản xuất lúa, sinh hoạt và hạn chế xói mòn đất cao nhất trong tất cả các thôn.
Thôn Xuân Lâm, người dân cũng đã nhận thức rất rõ vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường như bảo tồn nguồn nước, hạn chế xói mòn đất, chắn gió, bão, lũ lụt. Tuy nhiên, đặc điểm khu rừng do cộng đồng thôn quản lý có trữ lượng thấp, nên việc “khai thác lâm sản ngoài gỗ” và “khai thác gỗ làm nhà” không đáp ứng được mong đợi của người dân. Mặc dù, hiện nay vào thời gian rảnh rỗi, người dân vẫn vào rừng để khai thác mây, lá nón đem bán và củi dùng cho sinh hoạt gia đình nhưng tỷ lệ này ngày càng giảm đi đáng kể.
Kết quả xử lý số liệu định lượng cũng cho thấy có sự phù hợp với kết quả phỏng vấn trưởng thôn và người dân (xem hình 3.9).
Hình 3.9. Nhận thức của người dân ở các thôn về vai trò của RCĐ
Như vậy, nhìn vào hình 3.9 cho thấy đánh giá của người dân không có sự khác biệt đáng kể giữa các thôn trong địa bàn nghiên cứu về vai trò của rừng cộng đồng.
Có thể nói rằng, với mỗi thôn nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng có sự khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của khu rừng và đặc điểm sản xuất ở nơi đây. Tuy nhiên, có thể thấy nhận thức của người dân về vai trò rừng cộng đồng đã có sự thay đổi, trước đây là phục vụ nhu cầu cuộc sống như LSNG, khai thác gỗ để làm nhà…nhưng giờ đây họ đã thấy được vai trò bảo vệ môi trường của rừng cộng đồng, thậm chí là tỷ lệ người đồng ý về vai trò bảo vệ môi trường cao hơn vai trò về cung cấp các nhu cầu thiết yếu.
00% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Bảo tồn nguồn nước Hạn chế xói mòn đất Chắn gió, bão, lũ lụt Khai thác LSNG Khai thác gỗ làm nhà Thôn Tà Lềnh Thôn Cợp Thôn Kreng Thôn Xuân Lâm
Như vậy, nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng tại các thôn được giao rừng tự nhiên để quản lý bảo vệ đều chú trọng vào các vai trò về môi trường của rừng như bảo tồn nguồn nước, chăn gió, hạn chế xói mòn, lở núi…Điều này cho thấy tín hiệu tốt về hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng hiện tại và trong tương lai.
3.4.4.2. Nhận thức về quyền lợi của cộng đồng nhận rừng
Điều khác nhất giữa quản lý rừng cộng đồng với quản lý nguồn tài nguyên rừng nói chung là trong quản lý rừng cộng đồng thì cộng đồng được xem là chủ rừng thực sự, họ được giao rừng kèm theo các quy định về hưởng lợi từ rừng. Vì vậy chúng tôi tiến hành phỏng vấn người dân để tìm hiểu nhận thức của người dân về những quyền lợi của mình, từ đó đánh giá được mức độ quan tâm, sự tham gia quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng. Kết quả phỏng vấn ở các thôn đã cho các tỷ lệ về các hộ nắm rõ về quyền lợi của mình khi nhận quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Nhận thức của cộng đồng về quyền lợi của mình khi QLBVR
Quyền lợi của cộng đồng Xuân Lâm (%) Kreng (%) Tà Lềnh (%) Cợp (%) Khai thác LSNG, củi, các sản phẩm tỉa thưa. 73,5 70,3 72,0 71,3 Khai thác gỗ làm nhà, gia dụng. 76,7 70 73,3 72
Trồng xen các loài cây trồng thích hợp. 50 45 46,7 45,7 Chăn thả dưới tán rừng đúng quy định. 34,3 36,7 32,7 36,8 Bẫy bắt các loại động vật thông thường . 30 30 36,7 26,7 Hưởng đầu tư của nhà nước hoặc hỗ trợ
từ dự án. 40 46,7 43,3 46,7
Khai thác các nguồn lợi khác từ rừng. 53,3 56,7 56,9 56,7 Trích thưởng từ việc phát hiện và bắt giữ
đối tượng vi phạm pháp luật lâm nghiệp. 30,0 36,5 36,0 30,5
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra tháng 11/2017)
Qua phỏng vấn chúng tôi thấy hầu như các cộng đồng cơ bản nắm rõ về các quyền lợi của mình, ở mỗi thôn thì sự hiểu biết của cộng đồng về quyền lợi của mình mỗi khác. Ví dụ như ở thôn Xuân Lâm chủ yếu là người Kinh, với việc cộng đồng được khai thác gỗ tạm ứng từ rừng được giao và người dân trong thôn được làm đơn
xin mua gỗ nếu có nhu cầu. Vì vậy mà cộng đồng ở đây biết nhiều tới quyền được xin khai thác gỗ để làm nhà và gia dụng, với tỷ lệ 76,7%. Về quyền khai thác LSNG, củi và tận thu các sản phẩm tỉa thưa cũng được người dân nhắc đến nhiều với 73,5%. Các quyền còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn và tương đương nhau, với 30% đến 53% người dân biết đến.
Tại thôn Tà Lềnh thì một trong những nguồn thu nhập của họ là làm nông nghiệp nơi mà rừng cộng đồng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì cảnh quan và nguồn nước ở đây. Vì vậy quyền lợi về khai thác các nguồn lợi khác từ rừng cộng động được người dân nắm bắt tương đối rõ, với tỷ lệ cao nhất 56,9% người biết đến quyền này. Họ cũng khẳng định họ đi tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng, nếu có người lạ vào rừng sẽ lập tức báo cho thôn. Ngoài ra các quyền về thu hái LSNG, củi và hưởng lợi từ đầu tư của dự án cũng được người dân trả lời khi được hỏi.
Với thôn Cợp thì tỷ lệ người dân nắm bắt về các quyền của mình thấp hơn so với Xuân Lâm và Tà Lềnh, chỉ có quyền về chăn thả gia súc đúng nơi quy định là được người dân biết nhiều, với tỷ lệ cao nhất là 36,8%. Nguyên nhân là do rừng gần nhà và địa hình bằng phẳng nên họ vẫn thường chăn thả trâu bò dưới tán rừng và họ cũng biết là không được chăn thả những nơi rừng nhiều cây con, nhiều chồi tái sinh. Về quyền bẫy bắt động vật cũng được nhiều hộ biết đến, theo người dân ở đây thì hiện nay trong rừng có nhiều động vật như Gà ri, Mang, Chồn, Dúi, các loài rắn…tuy nhiên họ ít khi khai thác vì muốn khai thác phải thông qua ban quản lý rừng và làm đơn xin phép chính quyền địa phương.
Với thôn Kreng là thôn có tỷ lệ người dân nắm các quyền lợi của mình thấp nhất trong các thôn, chỉ một số người nhận rừng biết, còn các hộ khác dù tham gia nhận rừng nhưng khi được hỏi cũng không nắm rõ. Tuy nhiên, ở đây thì quyền về hưởng đầu tư của nhà nước và hỗ trợ của dự án là nhiều nhất với 56,7%. Sở dĩ tỷ lệ người dân nắm rõ quyền này cao như vậy là bởi vì theo phỏng vấn thì ở thôn có rất nhiều hộ có diện tích rừng trồng. Còn lại người dân ở đây được tham gia nhiều dự án, các dự án hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật và cho người dân vay vốn, vì vậy hầu như người dân ở đây biết đến quyền lợi này. Còn các quyền lợi về rừng tự nhiên giao cho thôn thì họ cũng hiểu biết một cách tương đối, vì ở thôn có 6 hộ tham gia trồng mây dưới tán rừng tự nhiên.
Như vậy có thể thấy nhận thức của người dân ở mỗi nơi mỗi khác, điều này phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của rừng đến đời sống của họ là điều tất nhiên, nhưng có một nguyên nhân nữa đó là do sự tham gia của người dân vào quá trình giao và quản lý bảo vệ rừng, mối quan tâm của họ đến rừng khác nhau nên họ nhận thức quyền lợi của mình khác nhau. Ngoài ra trên thực tế có một số người dân chưa nắm rõ các quy định về quyền lợi của mình cũng như chưa sử dụng hết các quyền đó. Ví dụ như quyền được trồng xen các loài cây trồng khác như cây nông nghiệp, cây gỗ bản địa, cây dược
liệu thì một số người dân có biết những không rõ ràng. Hiện tại có thôn Tà Lềnh trồng xem 02 ha rừng trồng Keo tai tượng xen lẫn trong rừng tự nhiên, thôn Cợp và thôn Kreng đã biết trồng mây dưới tán rừng, đây là một trong những nguồn thu từ việc quản lý rừng cộng đồng. Về quyền được trích thưởng khi phát hiện và bắt giữ đối tượng vi phạm thì chỉ một số ít người biết, tuy nhiên hiện nay do các vụ vi phạm được bắt giữ có khối lượng nhỏ nên người dân vẫn chưa được trích thưởng lần nào. Tuy nhiên điều đáng mừng là các cộng đồng nhận rừng đều nhận thấy việc phát hiện và bắt giữ các vụ vi phạm đến rừng là trách nhiệm của mọi người nên không vì không được trích thưởng mà làm giảm đi sự tham gia của cộng đồng. Đây cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công của quản lý rừng cộng đồng.
3.4.4.3. Nhận thức về trách nhiệm của chủ rừng
Đi kèm với những quyền lợi là những trách nhiệm và nghĩa vụ mà cộng đồng phải thực hiện sau khi nhận quản lý bảo vệ rừng. Chúng tôi cũng đã phỏng vấn và tổng hợp theo các thôn với các chỉ tiêu ở bảng 3.19.
Bảng 3.19. Nhận thức về trách nhiệm của cộng đồng đối với QLBVR
Trách nhiệm, nghĩa vụ của cộng đồng Xuân Lâm (%) Kreng (%) Tà Lềnh (%) Cợp (%) Tham gia QLBVR 85,5 80,0 83,3 82,7
Phát hiện và tố giác các đối tượng vi
phạm pháp luật lâm nghiệp. 73,3 76,7 73,3 70,0
Tham gia PCCCR. 26,7 26,7 28,7 25,7
Khai thác gỗ, săn bắt động vật đúng
quy định. 33,3 36,7 40,0 33,3
Không được lấn chiếm đất rừng. 56,7 43,3 57,3 50,0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra tháng 11/2017)
Trong các trách nhiệm, nghĩa vụ được đề cập tới thì tham gia quản lý bảo vệ rừng là nội dung được nhiều người dân nắm vững và thực hiện tốt nhất với 4 thôn có trên 80% người dân tham gia. Trong đó Xuân Lâm có tỷ lệ người dân hiểu được trách nhiệm của mình về việc quản lý bảo vệ rừng nhất, với tỷ lệ 85,5% số người được phỏng vấn. Tại các thôn này khi các tổ bảo vệ rừng của thôn đi tuần tra thường kết hợp với 1 người dân không thuộc tổ bảo vệ đi, vì vậy luân phiên nhau nên thu hút được tỷ lệ người dân tham gia cao. Về trách nhiệm phát hiện và tố giác đối tượng vi phạm thì tại các thôn được giao rừng cho cả cộng đồng dân cư thôn tỷ lệ này tương đối bằng
nhau, tuy nhiên còn một số người dân vẫn chưa nắm rõ hoặc có biết quy định nhưng không thực hiện do những người vi phạm là người quen, bà con trong xóm nên họ cũng chỉ nhắc nhở chứ không báo cho thôn. Về trách nhiệm là không được lấn chiếm đất rừng thì tại Kreng người dân vẫn còn nhầm lẫn nhiều (do ranh giới không rõ ràng) và nhiều người cố tình không nắm rõ để tiếp tục lấn chiếm đất rừng.