Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác quản

quản lý rừng cộng đồng

Đakrông từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý rừng cộng đồng (bảng 3.15).

Bảng 3.15. Phân tích SWOT đối với quản lý rừng cộng đồng

Điểm mạnh (S)

- Rừng gắn với đời sống của người dân từ lâu đời, họ hiểu rõ về rừng, kể cả những nơi thường bị khai thác do đó dễ kiểm soát rừng hơn.

- Truyền thống đã từ lâu cộng đồng có những tập tục về QLBVR, đồng thời cộng đồng nhận thức được vai trò của rừng, do đó ý thức về QLBVR cao.

- Cộng đồng chủ yếu là người đồng bào dân tộc nên mức độ đoàn kết và thống nhất cũng rất cao.

Điểm yếu (W)

- Trình độ tổ chức quản lý của cộng đồng chưa cao, kinh nghiệm QLBVR còn hạn chế.

- Người dân chưa thực sự thấy được quyền làm chủ đối với rừng của mình, chưa nắm rõ quyền hưởng lợi và trách nhiệm của mình đối với rừng.

- Sự phối hợp giữa cộng đồng và các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ.

- Chưa có qũy QLBVR nên khó duy trì các hoạt động.

- Diện tích rừng tự nhiên thường rộng, rừng nằm những vị trí hiểm trở, xa khu dân cư nên cộng đồng khó QLBV.

- Do không được hưởng lợi nhiều từ QLRCĐ nên không khuyến khích được người dân quan tâm QLBVR.

Cơ hội (O)

- Nhà nước đang quan tâm nhiều đến vấn đề giao rừng cho cộng đồng, các chính sách, văn bản pháp luật đang ngày càng được sửa đổi, tạo cơ sở pháp lý cho việc QLRCĐ.

- Chương trình, dự án về QLRCĐ ngày một nhiều.

- Huyện đang có kế hoạch đến năm 2020 hoàn thành giao rừng và cấp giấy CNQSDĐ-SDR cho các cộng đồng nhận rừng.

Thách thức (T)

- Ảnh hưởng của những tác động bên ngoài (người nơi khác đến khai thác, xâm lấn đất rừng, phá rừng lấy đất để trồng Keo.

- Nhà nước thường ít đầu tư kinh phí, các dự án chỉ hỗ trợ trong quá trình giao rừng, nên cộng đồng thường phải tự tổ chức quản lý trong khi nguồn kinh phí eo hẹp.

Qua bảng 3.15 có thể thấy các cộng đồng nhận rừng trên địa bàn huyện có nhiều điểm mạnh và cơ hội, từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý rừng cộng đồng. Điểm mạnh đầu tiên phải nói đến là các cộng đồng được giao quản lý bảo vệ rừng đều có cuộc sống gắn bó với rừng từ các hoạt động thu hái lâm sản, củi và thậm chí là khai thác gỗ. Họ nắm rõ các ngõ ngách vào rừng, hơn ai hết họ biết được những khu vực dễ bị khai thác, họ cũng nắm bắt được những đối tượng nào thường khai thác gỗ trái phép, đặc biệt là có nhiều người trước đây khai thác gỗ trái phép giờ là người QLBVR, do đó khi cộng đồng tham gia QLBVR thì hiệu quả QLBV sẽ cao hơn. Ngoài ra nhận thức của người dân về vai trò của rừng cao nên dễ dàng thúc đẩy được sự tham gia vào công tác QLBVR của thôn. Bên cạnh đó, do cộng đồng chủ yếu là người đồng bào dân tộc nên mức độ đoàn kết cao, họ dễ nắm bắt các kỹ thuật quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khi được hướng dẫn. Đây là những thuận lợi cho cộng tác QLRCĐ mà do nội tại cộng đồng tạo ra, ngoài ra còn một số điều kiện tạo sự thuận lợi cho QLRCĐ nữa đó là những cơ hội mà cộng đồng sẽ nhận được trong quá trình QLBVR. Trước hết là được sự quan tâm của Nhà nước, không chỉ đầu tư kinh phí để thực hiện mà Nhà nước còn ban hành các chính sách liên quan, các văn bản hướng dẫn QLRCĐ như hướng dẫn thủ tục giao rừng, hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ…Và các văn bản ngày càng được cập nhật và sửa đổi phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho công tác QLRCĐ phát triển. Tiếp theo là những cơ hội từ các chương trình dự án, hiện nay có rất nhiều dự án quan tâm và hỗ trợ cho giao và QLRCĐ như Dự án PPFP phối hợp với Hạt kiểm lâm, Dự án Danida phối hợp với Hạt kiểm lâm, Chương trình PTNT Phần Lan phối hợp kiểm lâm…Các dự án này không chỉ hỗ trợ vốn, cây giống mà còn hỗ trợ kỹ thuật tạo điều kiện cho cộng đồng QLBVR tốt hơn. Cơ hội gần nhất là sự quan tâm của chính quyền địa phương, hiện nay Huyện đang chủ trương giao thêm diện tích rừng tự nhiên còn lại cho cộng đồng, đặc biệt là hoàn thành giao giấy CNQSDĐ-SDR cho cộng đồng. Điều này tạo cơ sở pháp lý cho cộng đồng QLBVR.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì công tác QLRCĐ trên địa bàn Huyện cũng tồn tại những khó khăn bao gồm những khó khăn do nội tại cộng đồng gây ra (điểm yếu) và những khó khăn do bên ngoài tác động vào (thách thức). Về điểm yếu, trước hết là trình độ tổ chức quản lý của cộng đồng không cao, trước việc phải điều hành một lượng lớn các thành viên trong thôn tham gia, diện tích quản lý rừng lại rộng lớn, cộng đồng phải tự tổ chức quản lý mà ít có sự hỗ trợ từ bên ngoài, điều này đối với những người đồng bào chỉ quen với làm nương rẫy là rất khó. Trong khi đó sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan và cộng đồng trong QLBVR chưa chặt chẽ, các cấp chính quyền thường bỏ mặc cộng đồng QLBVR sau khi đã giao rừng cho cộng đồng. Bên cạnh đó người dân cũng chưa ý thức được quyền chủ rừng của mình, nhiều người còn nhầm lẫn với rừng của xã, thậm chí một số người còn cho là rừng của Ban quản lý thôn và những người trong tổ QLBVR, do đó sự tham gia của người dân có phần bị hạn chế. Về khó khăn nội tại đối với QLRCĐ cũng nhiều, đầu tiên là do diện

tích rừng rộng, xa khu dân cư nên người dân khó quản lý bảo vệ. Tiếp theo là do các khu rừng được giao có trữ lượng thấp nên hưởng lợi của cộng đồng từ rừng còn rất ít, do đó không khuyến khích được sự tham gia của người dân. Một vấn đề nữa là cộng đồng không có quỹ để thực hiện các hoạt động QLBVR do đầu tư từ Nhà nước ít, thời gian hỗ trợ của dự án ngắn. Do đó cộng đồng rất bị động khi thực hiện và duy trì các hoạt động quản lý bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)