Tiến trình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn quản lý tại Huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Tiến trình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn quản lý tại Huyện

Bước 1: Chuẩn bị

- UBND cấp xã thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách của nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi cho chủ rừng cho nhân dân ở xã mình.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã. - Chuẩn bị kinh phí, vật tư, kỹ thuật phục vụ cho việc giao rừng.

- Cộng đồng dân cư thôn họp thôn để thống nhất các vấn đề chủ yếu sau: + Thông qua đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho cộng đồng thôn.

+ Thông qua kế hoạch quản lý khu rừng sau khi được Nhà nước giao rừng, kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn.

Bước 2: Nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ

- Cộng đồng dân cư thôn nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm: + Đơn xin giao rừng do đại diện thôn ký.

+ Kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn cùng biên bản thông qua của cộng đồng thôn.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được hồ sơ của cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng cho cộng đồng báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã.

+ Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho cộng đồng dân cư thôn để bảo đảm các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.

+ Xác nhận và chuyển đơn của cộng đồng dân cư thôn đến cơ quan chức năng cấp huyện.

Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ

Cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được hồ sơ từ Uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển đến có trách nhiệm:

- Tổ chức việc xác định đặc điểm khu rừng sẽ giao cho cộng đồng dân cư thôn (xác định về chất lượng rừng được giao cho cộng đồng - của cơ quan tư vấn lâm nghiệp có trách nhiệm).

- Chủ trì việc thẩm định kết quả xác định đặc điểm khu rừng trên cơ sở có xác nhận của tổ chức tư vấn có trách nhiệm về đánh giá rừng (tổ chức tư vấn là người chịu trách nhiệm trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng, cùng ký vào biên bản đánh giá còn có chủ rừng, có người đại diện chính quyền địa phương); sự phù hợp của việc giao rừng với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch ba loại rừng; tính khả thi của kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng dân cư thôn.

- Lập tờ trình, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

Bước 4: Quyết định việc giao rừng.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được tờ trình từ cơ quan chức năng chuyển đến có trách nhiệm xem xét và quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; chuyển quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã và cho cơ quan chức năng cấp huyện.

Bước 5: Thực hiện quyết định giao rừng.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được quyết định giao rừng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm:

+ Tổ chức bàn giao rừng ngoài thực địa có sự tham gia của cơ quan chức năng và các chủ rừng có chung ranh giới; lập biên bản bàn giao rừng giữa Uỷ ban nhân dân cấp xã với cộng đồng dân cư thôn.

- Cộng đồng dân cư thôn ngay sau khi nhận rừng tại thực địa có trách nhiệm đóng cột mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới.

* Nhận xét: Quá trình giao rừng cho cộng đồng ở huyện Đakrông có những thuận lợi và khó khăn như sau:

- Thuận lợi: Được sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan ban nghành của tỉnh cũng như huyện và xã, có sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, có sự đồng lòng và nguyện vọng tham gia quản lý, bảo vệ rừng của các cộng đồng.

- Khó khăn: Thời gian thực hiện bàn giao rừng còn dài, thủ tục phải qua nhiều cấp, ngành khác nhau.

Tính đến tháng 12 năm 2016 thì diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn Huyện được quản lý theo các chủ thể gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa- Đakrông, Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, hộ gia đình, đơn vị cũ trang, UBND xã và tập thể, cộng đồng, hợp tác xã.

Bảng 3.3. Tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Đakrông Đơn vị: ha Loại đất, loại rừng Tổng cộng Phân theo chủ quản lý BQLR đặc dụng BQL rừng PH HGĐ Tập thể, CĐ, HTX UBND Tổng diện tích đất tự nhiên 117.233,3 42.918,5 11.811,5 8.314,5 2.162,6 52.026,3 I. Đã giao quyền sử dụng đất 64.591,7 42.918,5 11.811,5 7.689,8 2.162,6 0,3 1. Rừng tự nhiên 45.824,1 35.696,2 7.994,4 538 1.595,2 0,3 2. Rừng trồng 3.005,5 789,5 439,2 1.772,8 4,1 3. Đất chưa có rừng 15.762,1 6.432,8 3.378 5.388 563 II. Chưa giao

quyền sử dụng đất 52.641,7 615,8 52.025,9

1. Rừng tự nhiên 26.829,9 248,5 26.581,4

2. Rừng trồng 1.331,9 32,6 1.299,3

3. Đất chưa có rừng 24.479,9 334,7 24.145,2

Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy về diện tích đất lâm nghiệp thì tập thể, cộng đồng và hợp tác xã là chủ thể quản lý diện tích cao thứ 4 trong các chủ thể quản lý với 6,72% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện, trong đó hộ gia đình là chủ thể quản lý đất lâm nghiệp nhiều nhất với 31,82%. Tuy nhiên đối với rừng tự nhiên thì hộ gia đình không được giao quản lý mà chủ yếu thuộc quyền quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông, Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, ngoài ra tập thể, cộng đồng và hợp tác xã cũng quản lý một diện tích rừng tự nhiên tương đối với 8,98% tổng diện tích rừng tự nhiên trên toàn huyện.

Từ năm 2005 đến năm 2015, UBND huyện Đakrông đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm và các ban, ngành liên quan tham mưu cho cho cấp có thẩm quyền giao rừng tự nhiên cho cộng đồng và hộ gia đình là: 4.444,3 ha trong đó giao cho cộng đồng: 3.219,6 ha gồm 21 cộng đồng và giao cho hộ gia đình: 1.224,7 ha gồm 113 hộ gia đình.

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng huyện Đakrông từ năm 2005 đến 2015. TT Cộng đồng thôn Diện tích (ha) Trạng thái Trữ lượng (m3) Số hộ Dân tộc Năm giao

1 Tà Rụt A Đăng, A Vương 241,3 IIIa1,IIIa2,

IIIa3, IIb 29.450,0 244 Pa Cô

2008, 2009 2 Triệu

Nguyên

Xuân Lâm,

Na Nẫm 250,0 IIa, IIb 9.561,2 130 Kinh

2008, 2009 3 A Ngo A Đeng, A Ngo, Ăng công 471,5 IIIa1,IIIa2, IIIa3 63.471,2 280 Pa Cô 2005, 2008, 2009 4 Húc Nghì Cợp, Húc Nghì,

thôn 37 772,8 IIIa1, IIIa2 6.805,0 169 Vân Kiều

2005, 2008 5 Hướng Hiệp Pa Loang, Bản Đá Ngồi thôn Pa Loang, Kreng 415,5 IIa, IIb, IIIa2, IIIa1, IIIa2 38.686,2 165 Vân Kiều 2008, 2009 6 A Vao Tân Đi 1, Ro Ró 2 200 Ia,Ib, Ic,

IIIa1, IIIa2 7.119,0 99 Pa Cô 2008 7 Pa Nang A La, Pa Nang 240 Ib, Ic, IIb,

IIIa1 7616.9 123 Vân Kiều 2008 8 Tà Long Pa Hy, Tà Lao 330 Ib, IIa, IIb,

IIIa2, IIIa3 48.854,9 154 Pa Cô, Vân Kiều 2008 9 Đakrông Tà Lềnh, Làng Cát 260 IIa, IIb, IIIa1, IIIa2, IIIa3 34.017,3 216 Vân Kiều 2008 Tổng cộng 3.219,6 245.581

Như vậy theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2015 dự kiến giao là 14.732 ha (Báo cáo tổng kết giao rừng tự nhiên cho cộng đồng huyện Đakrông, năm 2015), song cho đến nay mới giao được 3.219,6 ha. Nguyên nhân là do kinh phí còn hạn chế, thủ tục hồ sơ còn phức tạp, lực lượng tham gia công tác giao rừng ít, chủ yếu là lực lượng kiểm lâm thực hiện.

Đến nay mới chỉ cấp sổ đỏ cho 27 hộ gia đình với diện tích rừng tự nhiên là 207,10 ha và 12 cộng đồng với 2.089,6 ha. Số còn lại 1.833,50 ha chưa cấp được sổ đỏ do không có nguồn kinh phí. Đa số các cộng đồng, hộ gia đình được cấp sổ đỏ đều do kinh phí kêu gọi từ các nguồn dự án hỗ trợ.

Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên để giao cho các cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình và cá nhân hiện còn nhiều, nhưng sự phân bố lại không được đồng đều ở các xã, có xã nhiều, xã ít, rừng tốt, rừng xấu. Trong cùng một xã diện tích rừng lại không liền vùng, chủ yếu là rừng phân tán, diện tích rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng và hộ gia đình chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình, xa nơi ở của dân do đó gặp khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giao rừng.

Các khu rừng đã được giao chỉ mới dừng lại ở hoạt động bảo vệ rừng. Diện tích rừng giao cho các hộ gia đình, cá nhân chưa phát huy hiệu quả kinh tế, người dân vẫn chưa sống được bằng nghề rừng.

Do các hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở miền núi đa số là hộ nghèo, quan tâm hàng đầu của họ là sản xuất lương thực để bảo đảm cuộc sống. Họ không có điều kiện để sản xuất, kinh doanh nghề rừng trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao, vẫn phải chờ đợi sự trợ giúp của nhà nước, trong khi đó thời gian hưởng lợi từ rừng dài, ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác này rất hạn chế. Rừng phần lớn xa khu dân cư, đi lại khó khăn nên khó khuyến khích nhân dân nhận rừng để bảo vệ.

Nghiệp vụ tuần tra, bảo vệ rừng của nhóm bảo vệ rừng cộng đồng cũng như hộ gia đình hầu hết chưa được tập huấn, đào tạo, do đó công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ rừng của nhóm chưa mang lại hiệu quả cao; mặt khác, việc hưởng lợi từ rừng được giao còn hạn chế nên cộng đồng chưa có nguồn kinh phí thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ rừng thường xuyên.

* Nhận xét

Như vậy theo kết quả thu thập số liệu trên địa bàn Huyện thì hiện nay các hình thức giao rừng tồn tại ở huyên Đakrông có hai dạng đó là giao cho hộ gia đình và giao cho cộng đồng, trong giao rừng cho cộng đồng bao gồm cộng đồng dân cư thôn và hình thức cộng đồng là nhóm hộ được nhà nước giao quản lý bảo vệ rừng tự nhiên. Còn hình thức cộng đồng quản lý rừng theo truyền thống, rừng giao cho cộng đồng liên thôn hay rừng giao cho các câu lạc bộ, nhóm sở thích quản lý bảo vệ là chưa có.

Dự kiến kế hoạch giao hàng năm đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đakrông như sau:

Bảng 3.5. Tổng hợp kế hoạch giao rừng đến năm 2020

Đơn vị tính: ha Diện tích RTN UBND xã đang quản lý Diện tích có khả năng giao cho HGD & CĐ

Dự kiến kế hoạch giao

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 A Bung 1.981,3 500 100 100 100 100 100 A Ngo 1.963,1 300 60 60 60 60 60 A Vao 4.617,0 300 60 60 60 60 60 Đakrông 2.342,5 500 100 100 100 100 100 Hướng Hiệp 5.987,4 500 100 100 100 100 100 Húc Nghì 1.487,5 200 50 50 50 50 50 Tà Long 2.987,7 400 100 100 100 50 50 Tà Rụt 2.344,9 400 100 100 100 50 50 Tổng 26.276,8 3.100

(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Đakrông, năm 2016)

Hiện nay, huyện Đakrông đang có kế hoạch giao thêm cho cộng đồng quản lý bảo vệ tại các xã có diện tích rừng tự nhiên và phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành giao rừng tự nhiên cho cộng đồng. Có thể thấy từ các mô hình thí điểm đã chỉ ra được hiệu quả quản lý rừng của nó và từ đó Huyện có chủ trương nhân rộng phát triển các mô hình này tại các địa điểm khác nhau trên toàn huyện.

Qua đánh giá của một số xã, việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý trong thời gian qua đã thu được một số kết quả khả quan, rừng đang được quản lý bảo vệ và sử dụng ổn định. Nhóm hộ, cộng đồng nhận rừng tự nhiên đã thành lập các tổ bảo vệ rừng và thường xuyên tuần tra bảo vệ. Tuy nhiên hầu như các cộng đồng nhận rừng vẫn chưa xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh rừng, vì vậy mà diện tích rừng

tự nhiên giao cho cộng đồng chưa đem lại hiệu quả kinh tế, người dân vân chưa yên tâm sống được bằng nghề rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)