3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.5. Sự tham gia của cộng đồng vào tiến trình giao rừng
Sự tham gia của cộng đồng vào tiến trình giao rừng thể hiện ý thức của người dân đối với tài nguyên rừng nói chung và đối với rừng cộng đồng nói riêng. Bên cạnh đó sự tham gia của họ sẽ hỗ trợ cho tiến trình giao được nhanh hơn, hiệu quả hơn, mặt khác sự tham gia của người dân vào tiến trình giao rừng tỷ lệ thuận với mức độ thành công của việc quản lý sau này. Tiến trình giao rừng có nhiều bước thực hiện nhưng chúng tôi chỉ tổng hợp 4 nội dung chính có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình giao.
Trong tiến trình giao rừng thường tổ chức trên 3 cuộc họp thôn gồm họp để thông qua và lấy ý kiến của người dân về vấn đề giao rừng; họp thôn để thành lập ban QLBVR thôn, các tổ QLBVR; họp để lập quy ước bảo vệ rừng của thôn; họp để xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng... Và tất các cuộc họp thì sự tham gia của người dân đều có ý nghĩa quan trọng, họ đóng vai trò quyết định đến cách thức quản lý rừng của cộng đồng thôn mình sau này. Vì vậy mà người dân ở các thôn đều tích cực tham gia, tại các thôn nhận rừng thì người dân tham gia các cuộc họp tương đối cao, từ 70- 80%, chỉ có một số hộ già hoặc đau ốm không tham gia được.
Việc xác định ranh giới cũng như xác định trữ lượng, chủng loại cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tiến trình giao rừng, đầu tiên là phát huy được khả năng hiểu biết, kinh nghiệm đi rừng và kiến thức bản địa từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc. Mặt khác thông qua hoạt động này người dân nắm bắt được kỹ hơn về diện tích rừng, tình hình rừng được giao, đây cũng là bước bàn giao hiện trường tạm thời cho cộng đồng để tiến hành quản lý bảo vệ ngay trong thời gian tiến hành hoàn tất thủ tục giao rừng. Tại các thôn được giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thì người dân được tham gia vào công việc này. Đặc biệt là thôn Xuân Lâm và thôn Tà Lềnh người dân được tham gia mọi hoạt động từ khảo sát, điều tra rừng và khi đi đóng mốc ranh giới họ cũng tham gia thực hiện dưới sự hướng dẫn của kiểm lâm và cán bộ xã. Thôn Kreng và thôn Cợp cũng cử người trong ban QLR thôn, tổ bảo vệ và một số người dân tham gia. Đối với việc lập quy ước bảo vệ rừng của thôn và kế hoạch quản lý bảo vệ rừng thì hầu như tại các thôn, người dân tham gia ở mức độ là được thông báo, sau đó cộng đồng tham gia thảo luận và biểu quyết những nội dung đã được lập sẵn, từ đó cộng đồng lựa chọn các nội dung phù hợp để lập kế hoạch QLBVR.
Bảng 3.11. Sự tham gia của cộng đồng vào tiến trình giao rừng cho cộng đồng
Hoạt động Thôn
Họp thôn
Khảo sát ranh giới, trữ lượng, chủng loại cây rừng Xây dựng quy ước BVR của cộng đồng Lập kế hoạch QLBVR Xuân Lâm - BQL thôn, đại diện các của cụm
dân cư, các đoàn thể, 75% người dân trong thôn. - Người dân tham gia thảo luận, góp
ý kiến.
Đại diện của thôn và 4 - 5 thành viên trong tổ QLBVR tham gia đo đếm cây rừng, xác định chủng loại cây rừng và nắm về ranh giới RCĐ trên bàn đồ và trên thực địa. BQL thôn lập hương ước của thôn. Họp thôn thông qua và CĐ biểu quyết. Phương án QLBVR được kiểm lâm lập sẵn. Người dân được thông qua các nội dung kế hoạch, thảo luận và biểu quyết để chọn các nội dung kế hoạch phù hợp. Tà Lềnh - BQL thôn, các đoàn thể trong thôn, 75 - 80% người dân. - Người dân lắng nghe ý kiến và để xuất được nhận rừng để QLBV Cử 5 - 7 người trong thôn tham gia điều
tra rừng, xác định chủng loại, ranh
giới rừng.
BQL thôn và dự án lập hương ước của thôn. Họp thôn thông qua và cộng đồng biểu quyết. BQL thôn lập phương án QLBVR, họp thôn để thông qua, biểu quyết và lựa chọn các nội dung. Cợp BQL thôn, đại diện các đoàn thể, cụm dân cư trong thôn, khoảng 80 - 85%
người dân tham gia. Thảo luận,
đưa ra ý kiến.
Cử 5 - 8 người trong thôn tham gia điều
tra rừng, xác định chủng loại, ranh
giới rừng
BQL thôn và dự án lập hương ước của thôn. Họp thôn thông qua và CĐ biểu quyết.. BQL thôn lập phương án QLBVR, họp thôn để thông qua, biểu quyết và lựa chọn các nội dung. Kreng BQL thôn, đại diện các đoàn thể, cụm dân cư trong thôn, khoảng 70 - 80%
người dân tham gia. Thảo luận,
đưa ra ý kiến.
- Đại diện thôn, tổ QLBVR, 2 người
không thuộc tổ QLBVR đi thực địa. Lập ô tiêu chuẩn, đo đếm đường kính,
chiều cao… - Cử 10 người dân đi để đóng móc ranh
giới có hướng dân của kiểm lâm, cán
bộ xã.
- BQL thôn và dự án đưa ra dự thảo về quy ước
QLBVR của thôn. - Trình bày trước buổi họp thôn, dân thảo
luận, góp ý kiến.
- Cộng đồng tham gia điều tra
rừng theo phương pháp đếm cây theo đường kính và chiều cao. - Họp thôn để thông qua các nội dung của kế hoạch QLBVR.