3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Dân số, dân tộc, lao động, đời sống
Đakrông có tổng diện tích tự nhiên là 122.467,21 ha, dân số là 40.771 người, mật độ dân số 33,29 người/km2. Phân bổ dân số theo nam giới 50,14%, nữ 49,86%, phân bổ dân cư theo nơi ở thị trấn là 9,49%, nông thôn 90,51%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,81%. Đại đa số người dân sinh sống bằng nghề nông (nông, lâm, ngư chiếm 90,71% lao động), dịch vụ 7,11%, công nghiệp xây dựng 2,17%.
Các cộng đồng dân tộc sinh sống ở đây là người Ba Hy, Vân Kiều, Pa Cô là chủ yếu ngoài ra còn có người Kinh sinh sống.
Tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn Huyện là 16.241 người, trong đó lao động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp, thủy sản 14.733 người, trong lĩnh vực Xây dựng và công nghiệp 353 người, trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ 1.155 người. Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động có nhiều tiến bộ, mặt dù các năm trở lại đây số lao động được chú trọng đào tạo nhưng tỷ lệ lao động lành nghề vẫn còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 2,5 triệu đồng/năm. Số hộ nghèo 4.833 người, số hộ cận nghèo 807 người.
3.1.2.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Đakrông
Bảng 3.1.Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đakrông
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 122.467,21 100
1 Đất nông nghiệp 99.685,48 81,4
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 17.823,50 14,55
1.2 Đất lâm nghiệp 81.851,61 66,84
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 10,37 0,01
2 Đất phi nông nghiệp 3.142,95 2,57
3 Đất chưa sử dụng 19.638,78 16,04
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đakrông, 2015)
Như vậy có thể thấy trong tổng diện tích đất tự nhiên thì đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 81,4%, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu trong
tổng diện tích đất nông nghiệp với 82,11% và chiếm 66,84% tổng diện tích tự nhiên của Huyện. Tiếp đến là diện tích đất chưa sử dụng (gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng) cũng chiếm tỷ lệ tương đối với 16,04%, cuối cùng là đất phi nông nghiệp (gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất song suối mặt nước chuyên dùng…) chiếm 2,57 %. Vì vậy cần có biện pháp quy hoạch để sử dụng đất hợp lý. Có thể nói với diện tích đất lâm nghiệp nhiều thì tạo những lợi thế để phát triển sản xuất lâm nghiệp của Huyện.
3.1.2.3. Tình hình sản xuất nông ngư nghiệp
- Trồng trọt: Năng suất bình quân 41 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt là 8.997,2 tấn.
- Chăn nuôi: Theo hướng hộ gia đình và sản xuất hàng hóa, phát triển theo mô hình trang trại có hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh, tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp đạt 17,50%.
3.1.2.4. Tình hình sản xuất lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp có những chuyển biến tích cực, năm 2016 đạt 61.093,7 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 46.576,3 triệu đồng, trong đó sản lượng khai thác gỗ 13.255,2 m3, diện tích trồng rừng tập trung 939,5 ha, diện tích rừng khoanh nuôi 150,0 ha, diện tích rừng được chăm sóc 2.513,6 ha, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 1.106,2 ha. Công tác trồng rừng mới hiệu quả, đầu tư thâm canh rút ngắn chu kỳ sản xuất. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã có thể khai thác làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giấy và chế biến gỗ nhân tạo. Công tác quản lý bảo vệ rừng tốt, đặc biệt là công tác giao khoán rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý bảo vệ đã phát huy được hiệu quả.
Bảng 3.2. Diện tích đất lâm nghiệp huyện Đakrôngtính đến 31/12/2016
Đơn vị: ha
Stt Loại đất, loại rừng Tổng cộng Phân theo chức năng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Tổng diện tích đất tự nhiên 117.233,3 43.418,7 23.607,1 49.852,6 I Đất có rừng 76.991,4 36.477,7 15.885,7 24.400,9 1 Rừng tự nhiên 72.654,0 35.630,3 15.680,5 21.282,9 2 Rừng trồng 4.337,4 847,5 205,1 3.118,1
II Đất trống quy hoạch cho
lâm nghiệp 40.242 6.941 7.721,5 25.451,7
Qua bảng 3.2 ta thấy tính đến 31/12/2016 thì diện tích đất lâm nghiệp là 117.233,3 ha, chiếm 95,7% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện (122.467,21 ha). Trong đó đất có rừng chiếm đến 65,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp, còn lại là đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 34,3%. Diện tích rừng tự nhiên chiếm 94,3% và rừng trồng chiếm 5,7%, như vậy có thể thấy đây là một Huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn. Độ che phủ trên toàn huyện Đakrông là 62,9% (tính rừng trên 2 năm tuổi).
3.1.2.5. Hạ tầng cơ sở
- Giao thông phát triển nhanh ở các vùng, nhiều công trình dự án lớn quan trọng được đầu tư, xây dựng. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được bê tông, nhựa hóa 75% tuyến đường do huyện quản lý, 18% tuyến đường do xã, thị trấn quản lý.
- Hệ thống lưới điện quốc gia từng bước được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới đến nay toàn huyện có 190,3 km đường dây trung thế; 289,3 km đường dây hạ thế; 120 trạm biến áp, tổng dung lượng 21.499 KVA. Toàn Huyện đã xây dựng được 85 trạm biến áp. Mạng lưới phân phối trên địa bàn huyện đang được tiếp tục đầu tư và cải tạo, nâng cấp. Đến nay đã có 90% thôn trên toàn huyện có điện lưới, hơn 80,5% hộ được sử dụng điện.