PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

- Về địa điểm: Tiến hành nghiên cứu tổng quan tình hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng trên toàn huyện Đakrông sau đó lựa chọn một số xã để nghiên cứu.

- Phạm vi thời gian:

+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2018. + Thời gian về thu thập số liệu: Từ năm 2005 đến 2017.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Các khu rừng tự nhiên giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý bảo vệ trên địa bàn huyện Đakrông, trong đó tập trung nghiên cứu 4 xã có mô hình giao rừng tự nhiên điển hình nhất.

- Đại diện hộ gia đình ở các tổ chức cộng đồng dân cư được giao quản lý bảo vệ rừng tại 4 thôn: Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên; thôn Kreng, xã Hướng Hiệp; thôn Tà Lềnh, xã Đakrông; thôn Cợp, xã Húc Nghì.

- Đại diện cán bộ thôn, xã, huyện.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên rừng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, dân tộc, tình hình sử dụng đất, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nhận xét chung về những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

2.2.2. Tình hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện Đakrông

- Tiến trình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn quản lý tại Huyện. - Phân tích đánh giá về tiến trình giao rừng rừng tự nhiên cho cộng đồng trên địa bàn Huyện.

2.2.3. Thực trạng của việc quản lý rừng cộng đồng sau khi giao

- Cấu trúc quản lý của các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở địa bàn nghiên cứu. - Phân tích vai trò trách nhiệm của các bên liên quan đến QLRCĐ.

- Phân tích thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức đối với công tác QLRCĐ trên địa bàn nghiên cứu.

2.2.4. Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến quá trình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu đồng trên địa bàn nghiên cứu

- Phân tích đặc điểm các khu rừng tự nhiên giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ tại 4 xã nghiên cứu.

- Phân tích đặc điểm của cộng đồng nhận rừng gồm: Vị trí của thôn so với rừng, điều kiện kinh tế của thôn nhận rừng, mức độ phụ thuộc vào rừng của cộng đồng, ý thức quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng.

- Phân tích thủ tục pháp lý liên quan đến QLRCĐ gồm các quy định về tính pháp lý của cộng đồng nhận rừng, hướng dẫn xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, kế hoạch QLBVR, cơ chế hưởng lợi.

- Sự tham gia của cộng đồng vào tiến trình giao rừng: Họp thôn, khảo sát ranh giới, trữ lượng, chủng loại cây rừng, xây dựng quy ước bảo vệ rừng của cộng đồng, lập kế hoạch QLBVR.

- Đánh giá sự hỗ trợ của các dự án trong tiến trình giao rừng và trong quá trình quản lý bảo vệ rừng sau khi giao.

2.2.5. Đánh giá hiệu quả của việc giao rừng thông qua một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường hội và môi trường

- Sự thay đổi về cơ cấu thu nhập của cộng đồng sau khi nhận QLBVR. - Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. - Sự thay đổi về nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng cũng như quyền lợi, trách nhiệm của cộng đồng đối với rừng khi tham gia QLBVR.

- Sự thay đổi về chất lượng rừng, chất lượng tái sinh... của rừng sau khi được giao cho cộng đồng dân cư thôn.

- Sự thay đổi về mức độ vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên diện tích rừng tự nhiên giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ.

- Khả năng phòng hộ của rừng như chống gió bão, bảo tồn nguồn nước cho sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất của cộng đồng.

2.2.6. Đề xuất các giải pháp góp phần quản lý rừng bền vững

- Cơ sở đề xuất giải pháp.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước, các báo cáo nghiên cứu khoa học, các chương trình, dự án, các văn bản pháp luật liên quan.

- Thu thập các số liệu tại UBND huyện, xã, ban quản lý thôn, hồ sơ giao rừng cho cộng đồng và các báo cáo hàng năm của các cơ quan ban ngành.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: Tổ chức các nhóm để thảo luận gồm các nhóm như ban quản lý rừng thôn, tổ bảo vệ rừng hay các nhóm khác nhau trong thôn như người lớn tuổi, thanh niên, nhóm là nam hoặc nữ.

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin từ từng cá nhân gồm các cán bộ ban ngành liên quan của Hạt kiểm lâm, phòng NN&PTNT, Phòng TNMT, ban quản lý rừng của thôn, tổ QLBVR của thôn và các hộ gia đình. Kết quả như sau:

+ Thực hiện các cuộc phỏng vấn cán bộ huyện gồm 5 cán bộ Hạt kiểm lâm, 1 cán bộ Phòng NN&PTNT và 1 cán bộ Phòng TNMT của Huyện để thu thập các thông tin về tình hình giao và quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện.

+ Phỏng vấn cán bộ xã với 20 phiếu phỏng vấn, tức mỗi xã phỏng vấn 5 cán bộ gồm những người có hiểu biết về tình hình QLRCĐ trên địa bàn xã như cán bộ lâm nghiệp xã, cán bộ địa chính. Các nội dung phỏng vấn phải liên quan đến quản lý rừng cộng đồng.

+ Phỏng vấn 04 trưởng thôn của 4 thôn thuộc địa bàn nghiên cứu.

- Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal). Sử dụng các công cụ như:

+ Phân tích kinh tế hộ gia đình: Sử dụng bộ câu hỏi để thu thập các thông tin về cơ cấu thu nhập, đời sống kinh tế của cộng đồng

+ Sơ đồ Venn để phân tích các bên liên quan đến QLRCĐ.

- Điều tra thực địa với sự tham gia của trưởng thôn, thành viên tổ QLBVR và người dân trong thôn, kết hợp với phỏng vấn, thảo luận để nắm rõ hơn về tình hình của rừng cộng đồng như chất lượng rừng, tình hình cây tái sinh và các nội dung như cấu trúc quản lý rừng của thôn, tình hình quản lý bảo vệ sau khi giao, chất lượng rừng sau khi giao, sự tham gia của người dân vào tiến trình giao và quản lý rừng, nhận thức của người dân về rừng cộng đồng.

+ Tiêu chí để chọn hộ gia đình phỏng vấn: Từ danh sách các hộ gia đình của thôn hoặc của xã, phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ thuộc các nhóm nghèo, trung bình (cận nghèo) và giàu với một tỷ lệ phù hợp, đại diện cho từng nhóm hộ đó.

+ Kết quả tác giả đã khảo sát mỗi thôn 30 phiếu phỏng vấn.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phân tích các bên liên quan bằng sơ đồ Venn.

- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với quản lý rừng cộng đồng.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng phần mềm excel và phần mềm thống kê trong nghiên cứu xã hội học SPSS để tổng hợp và phân tích những số liệu liên quan.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐAKRÔNG3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Đakrông được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 160 17’ 55” đến 160 49’ 12” vĩ độ Bắc, từ 1060 44’ 01” đến 1070 14’15” kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp các huyện Gio Linh và Cam Lộ.

- Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và nước Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Lào. - Phía Đông giáp huyện Triệu Phong và Hải Lăng.

- Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình Đakrông cao về phía Đông - Đông Nam thấp về phía Tây - Tây Bắc. Cao nhất là đỉnh Kovalađút 1.251m, thấp nhất là khu vực bãi bồi Ba Lòng 25m. Đồi núi tập trung ở phía Đông Nam của Huyện.

3.1.1.3. Thổ nhưỡng

Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau nên đất đai ở Đakrông rất đa dạng và phong phú bao gồm bảy loại chính đó là: đất màu tím trên đá sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa bồi, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng trên đá mácmaxit và đất vàng nhạt trên đá cát. Nhóm đất đồi chiếm hơn 95% diện tích của Huyện phù hợp trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, tiêu, cao su. Ngoài ra có đất phù sa sông phù hợp trồng cây nông nghiệp như bắp, đậu.

3.1.1.4. Khí hậu

Huyện Đakrông là huyện nằm phía Tây của tỉnh Quảng Trị, do vị trí địa lý, kết cấu địa hình khá phức tạp nên lượng mưa hàng năm khá lớn so với các vùng khác trong khu vực dẫn đến lũ lụt thường xuyên xảy ra. Là vùng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Là vùng có lượng mưa lớn, trung bình hàng năm từ 2.800 - 3.200mm. Nhiệt độ trung bình năm là 250C, tổng tích ôn hàng năm là 8.500 - 9.0000C, trung bình có 1.700 - 1.900 giờ nắng/năm. Có 2 loại gió chính :

- Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 10 đến tháng 3, vận tốc gió bình quân 1,6- 1,8 m/s. Mùa này thường có bão với vận tốc gió có khi lên tới 40m/s.

- Gió mùa Tây Nam: từ tháng 4 đến tháng 9, vận tốc bình quân 1,7m/ s. Mùa này hơi nước bốc hơi mạnh do đó thường xuyên xảy ra khô hạn.

3.1.1.5. Tình hình thủy văn

Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Nam và đông Nam huyện Đakrông có chiều dài 85 km. Sông Quảng Trị chảy qua Đakrông là hợp lưu của hai con sông Đakrông và sông Rào Quán. Thượng lưu gọi là sông Đakrông, hạ lưu gọi là sông Ba Lòng. Trong hệ thống sông Đakrông có nhiều con suối tương đối lớn đổ ra như Paây, Scam, Ra Ngao, Ta Sam Ba Le, Rơlay. Ngoài ra còn có nhiều con suối đổ

vào sông Ba Lòng như Khe Làng An, Khe Vẽ. Sông Đakrông có độ dài ngắn và dốc nên tốc độ chảy cao về mùa mưa lũ thường xảy ra tình trạng lũ lụt lớn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, dân tộc, lao động, đời sống

Đakrông có tổng diện tích tự nhiên là 122.467,21 ha, dân số là 40.771 người, mật độ dân số 33,29 người/km2. Phân bổ dân số theo nam giới 50,14%, nữ 49,86%, phân bổ dân cư theo nơi ở thị trấn là 9,49%, nông thôn 90,51%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,81%. Đại đa số người dân sinh sống bằng nghề nông (nông, lâm, ngư chiếm 90,71% lao động), dịch vụ 7,11%, công nghiệp xây dựng 2,17%.

Các cộng đồng dân tộc sinh sống ở đây là người Ba Hy, Vân Kiều, Pa Cô là chủ yếu ngoài ra còn có người Kinh sinh sống.

Tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn Huyện là 16.241 người, trong đó lao động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp, thủy sản 14.733 người, trong lĩnh vực Xây dựng và công nghiệp 353 người, trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ 1.155 người. Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động có nhiều tiến bộ, mặt dù các năm trở lại đây số lao động được chú trọng đào tạo nhưng tỷ lệ lao động lành nghề vẫn còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 2,5 triệu đồng/năm. Số hộ nghèo 4.833 người, số hộ cận nghèo 807 người.

3.1.2.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Đakrông

Bảng 3.1.Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đakrông

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 122.467,21 100

1 Đất nông nghiệp 99.685,48 81,4

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 17.823,50 14,55

1.2 Đất lâm nghiệp 81.851,61 66,84

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 10,37 0,01

2 Đất phi nông nghiệp 3.142,95 2,57

3 Đất chưa sử dụng 19.638,78 16,04

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đakrông, 2015)

Như vậy có thể thấy trong tổng diện tích đất tự nhiên thì đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 81,4%, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu trong

tổng diện tích đất nông nghiệp với 82,11% và chiếm 66,84% tổng diện tích tự nhiên của Huyện. Tiếp đến là diện tích đất chưa sử dụng (gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng) cũng chiếm tỷ lệ tương đối với 16,04%, cuối cùng là đất phi nông nghiệp (gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất song suối mặt nước chuyên dùng…) chiếm 2,57 %. Vì vậy cần có biện pháp quy hoạch để sử dụng đất hợp lý. Có thể nói với diện tích đất lâm nghiệp nhiều thì tạo những lợi thế để phát triển sản xuất lâm nghiệp của Huyện.

3.1.2.3. Tình hình sản xuất nông ngư nghiệp

- Trồng trọt: Năng suất bình quân 41 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt là 8.997,2 tấn.

- Chăn nuôi: Theo hướng hộ gia đình và sản xuất hàng hóa, phát triển theo mô hình trang trại có hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh, tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp đạt 17,50%.

3.1.2.4. Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp có những chuyển biến tích cực, năm 2016 đạt 61.093,7 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 46.576,3 triệu đồng, trong đó sản lượng khai thác gỗ 13.255,2 m3, diện tích trồng rừng tập trung 939,5 ha, diện tích rừng khoanh nuôi 150,0 ha, diện tích rừng được chăm sóc 2.513,6 ha, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 1.106,2 ha. Công tác trồng rừng mới hiệu quả, đầu tư thâm canh rút ngắn chu kỳ sản xuất. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã có thể khai thác làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giấy và chế biến gỗ nhân tạo. Công tác quản lý bảo vệ rừng tốt, đặc biệt là công tác giao khoán rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý bảo vệ đã phát huy được hiệu quả.

Bảng 3.2. Diện tích đất lâm nghiệp huyện Đakrôngtính đến 31/12/2016

Đơn vị: ha

Stt Loại đất, loại rừng Tổng cộng Phân theo chức năng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Tổng diện tích đất tự nhiên 117.233,3 43.418,7 23.607,1 49.852,6 I Đất có rừng 76.991,4 36.477,7 15.885,7 24.400,9 1 Rừng tự nhiên 72.654,0 35.630,3 15.680,5 21.282,9 2 Rừng trồng 4.337,4 847,5 205,1 3.118,1

II Đất trống quy hoạch cho

lâm nghiệp 40.242 6.941 7.721,5 25.451,7

Qua bảng 3.2 ta thấy tính đến 31/12/2016 thì diện tích đất lâm nghiệp là 117.233,3 ha, chiếm 95,7% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện (122.467,21 ha). Trong đó đất có rừng chiếm đến 65,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp, còn lại là đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 34,3%. Diện tích rừng tự nhiên chiếm 94,3% và rừng trồng chiếm 5,7%, như vậy có thể thấy đây là một Huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn. Độ che phủ trên toàn huyện Đakrông là 62,9% (tính rừng trên 2 năm tuổi).

3.1.2.5. Hạ tầng cơ sở

- Giao thông phát triển nhanh ở các vùng, nhiều công trình dự án lớn quan trọng được đầu tư, xây dựng. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được bê tông, nhựa hóa 75% tuyến đường do huyện quản lý, 18% tuyến đường do xã, thị trấn quản lý.

- Hệ thống lưới điện quốc gia từng bước được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới đến nay toàn huyện có 190,3 km đường dây trung thế; 289,3 km đường dây hạ thế; 120

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 34)