3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.6. Sự thay đổi về mức độ vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên diện tích rừng tự
nhiên giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ
Sự thay đổi về mức độ vi phạm pháp luật lâm nghiệp đối với những khu rừng tự nhiên giao cho cộng đồng là một yếu tố thể hiện được rõ nét nhất về hiệu quả quản lý rừng cộng đồng.
Theo số liệu thu thập ở Hạt kiểm lâm huyện cũng như từ số liệu phỏng vấn người dân chúng tôi thấy các vụ vi phạm pháp luật tại các khu rừng sau khi giao đã giảm cả về số lượng lẫn mức độ vi phạm. Trong 4 thôn được khảo sát thì thôn Tà Lềnh có số vụ vi phạm và mức độ vị phạm giảm mạnh nhất theo từng năm (xem bảng 3.21).
Bảng 3.21. Tình hình vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn thôn Tà Lềnh Hạng mục Năm 2008 2009 2011 2013 2015 2016 2017 Số vụ vi phạm 54 20 12 8 6 3 2 Lâm sản tịch thu: Gỗ (m3) 8,00 3,00 2,50 1,15 0,70 0,50 0,20 Đối tượng vi phạm
Người trong thôn 40 4 - - - - -
Người ngoài thôn 15 4 6 8 2 2 -
Vô chủ 20 15 8 5 3 2 2
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra tháng 11/2017)
Qua bảng 3.21 cho thấy, sau một năm cộng đồng nhận QLBVR (năm 2009) thì số vụ vi phạm đã giảm 55% so với số vụ vi phạm trước khi giao rừng (năm 2008). Bên cạnh đó về đối tượng vi phạm cũng có sự thay đổi, nếu như năm 2008, đối tượng vi phạm chủ yếu là của người trong thôn, chiếm tới 65,8% thì đến năm 2009 đối tượng vi phạm là người ngoài thôn hoặc vô chủ, không có người trong thôn. Và đến năm 2016 thì chỉ còn 3 vụ vi phạm. Các vụ vi phạm đều không bắt được đối tượng vi phạm, chỉ tịch thu được gỗ của các đối tượng bỏ lại sau khi bị lực lượng tuần tra bảo vệ phát hiện. Theo một số người dân ở đây thì trước đây rừng bị khai thác rất nhiều, mỗi ngày người khai thác trái phép có thể sử dụng đến 5 cái cưa để khai thác gỗ. Hiện nay tình hình khai thác gỗ trái phép đã hạn chế được rất nhiều, thỉnh thoảng người dân có vào rừng khai thác nhưng chỉ lấy những cây gỗ nhỏ về làm đồ dùng trong nhà. Hơn nữa đối tượng khai thác chủ yếu là người ngoài thôn và họ cũng thường khai thác ở rừng của các đơn vị khác, rừng của cộng đồng thì ít vào khai thác hơn.
Theo kết quả phỏng vấn trưởng thôn cho thấy, trước khi giao rừng thôn Tà Lềnh là thôn có số vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp liên quan đến rừng nhiều nhất. Nguyên nhân là do diện tích giao rừng cho cộng đồng ở đây rộng lớn, nguồn tài nguyên rừng dồi dào hơn các khu rừng khác, có nhiều cây gỗ có giá trị kinh tế với đường kính lớn nên đã thu hút nhiều đối tượng tham gia khai thác rừng. Tuy nhiên, sau khi giao rừng số vụ vi phạm và mức độ vi phạm giảm mạnh theo thời gian là do người dân đã ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng cộng đồng và hoạt động tuần tra bảo vệ rừng của thôn cũng góp phần làm giảm tình hình vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn.
Bảng 3.22. Tình hình vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn thôn Cợp Hạng mục Năm 2007 2009 2011 2013 2015 2016 2017 Số vụ vi phạm 20 12 10 5 4 2 0 Lâm sản tịch thu: Gỗ (m3) 3,5 1,6 1,3 0,5 0,4 0,2 - Đối tượng vi phạm
Người trong thôn 12 2 - - - - -
Người ngoài thôn 8 6 4 - - - -
Vô chủ 11 8 8 4 3 2 -
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra tháng 11/2017)
Qua bảng 3.22 cho thấy, sau khi tiến hành giao rừng cho cộng đồng (năm 2008) thì số vụ vi phạm đã giảm rõ rệt, chỉ còn 12 vụ và 1,6m3 gỗ tịch thu so với năm 2007 là 20 vụ vi phạm và 3,5 m3 gỗ tịch thu. Đối tượng vi phạm cũng chủ yếu là người ngoài thôn hoặc vô chủ, không có người trong thôn tham gia khai thác rừng. Đến nay trên địa bàn thôn quản lý không có vụ vi phạm nào xảy ra, chỉ còn những vụ nhỏ lẻ do người dân khai thác các cây gỗ nhỏ để về làm dồ dùng trong nhà và có sự cho phép của ban quản lý rừng thôn. Theo người dân ở đây thì trước đây người dân thường vào khai thác gỗ, họ dùng cả xe trâu để kéo gỗ và có nhiều tuyến đường vận xuất gỗ trên rừng, nhưng hiện nay thì không còn hiện tượng khai thác ồ ạt như vậy nữa, những con đường vận xuất gỗ trước đây nay đã được cây rừng che phủ hết. Sở dĩ thu được kết quả như vậy là do sự tham gia tích cực của người dân vào QLBVR, nhiều người dân trước đây tham gia khai thác gỗ thì nay lại tham gia vào tổ bảo vệ rừng của thôn và là thành phần tích cực tham gia tuần tra bảo vệ. Anh Hồ Văn Minh cho biết, trước đây anh cũng thường vào rừng khai thác gỗ, nhưng từ khi giao rừng được thôn chọn tham gia tổ bảo vệ rừng nên không còn đi khai thác rừng mà trực tiếp tham gia đi tuần tra để phát hiện đối tượng vi phạm và tuyên truyền cho những người dân trong thôn cùng tham gia bảo vệ. Như vậy có thể thấy người dân đã nhận thức được vai trò của mình đối với việc quản lý bảo vệ rừng, đây là một trong những nguyên nhân góp phần hạn chế tình trạng vi phạm diễn ra trên địa bàn.
Đối với thôn Kreng, do đặc điểm rừng ít có loài cây gỗ có giá trị, trữ lượng gỗ không cao, thêm vào đó ý thức của người dân về bảo vệ rừng cao nên tình hình vi phạm pháp luật ở đây cũng thấp (bảng 3.23).
Bảng 3.23. Tình hình vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn thôn Kreng Hạng mục Năm 2008 2009 2011 2013 2015 2016 2017 Số vụ vi phạm 10 5 4 3 2 1 0 Lâm sản tịch thu: Gỗ (m3) 3,5 1,5 1,0 0,2 0,05 0,034 0 Đối tượng vi phạm
Người trong thôn 5 1 - - - - -
Người ngoài thôn 6 4 3 1 1 0 -
Vô chủ 10 5 3 2 1 1 -
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra tháng 11/2017)
Qua bảng 3.23 có thể thấy, số vụ vi phạm và khối lượng gỗ tịch thu đã giảm rõ rệt sau khi rừng được giao cho cộng đồng QLBV. Hiện nay chỉ có một số trường hợp khai thác củi và gỗ nhỏ do người ngoài thôn vào khai thác nhưng ban quản lý rừng, các tổ bảo vệ rừng và người dân đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Trước đây rừng cộng đồng giao cho thôn Kreng quản lý thuộc quyền quản lý chung của thôn Ruộng và thôn Ra lu, nên việc quản lý rừng có sự chồng chéo nhau. Người dân ở cả hai thôn đều cho rừng là của chung nên không chủ động bảo vệ rừng. Sau khi được giao rừng người dân thôn Kreng không vào rừng khai thác bữa bãi nữa, đặc biệt họ đã ngăn chặn được nhiều trường hợp người dân ngoài thôn vào khai thác, đặc biệt là thôn Ruộng. Mặt khác tỷ lệ số hộ tham gia vào tổ quản lý bảo vệ rừng của thôn nhiều và điều kiện rừng thuận lợi (bằng phẳng, gần dân cư) nên thuận lợi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, do đó hạn chế được các vụ vi phạm.
Tình hình vi phạm pháp luật ở Xuân Lâm cũng giảm dần theo các năm, sau khi giao rừng (năm 2009) số vụ vi phạm giảm rất đáng kể (Bảng 3.24).
Bảng 3.24. Tình hình vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn thôn Xuân Lâm
Hạng mục Năm 2008 2009 2011 2013 2015 2016 2017 Số vụ vi phạm 8 5 4 4 3 1 0 Lâm sản tịch thu: Gỗ (m3) 0,9 0,25 0,10 0,08 0,073 0,05 0 Đối tượng vi phạm
Người trong thôn 4 1 - - - - -
Người ngoài thôn 3 2 1 2 - - -
Vô chủ 2 3 2 2 2 1 -
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra tháng 11/2017)
Chủ yếu vi phạm ở đây là hành vi gây thiệt hại đất rừng do người dân lấn chiếm đất rừng tự nhiên để trồng Keo. Năm 2013 có 2 vụ người dân lấn chiếm đất rừng của
các thôn, đại diện của thôn đã làm đơn gửi lên xã và chính quyền xã đã có cuộc họp cùng với các bên liên quan để giải quyết tranh chấp này. Với sự giải thích và tuyên truyền của chính quyền cùng với ban quan lý thôn nên nhiều người dân đã chấp hành đúng, đã giảm được hiện tượng lấn chiếm đất rừng ở đây. Đến năm 2014, cũng có một số hộ lấn chiếm đất rừng nhưng được ban quản lý rừng phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên không có vụ nào phải cần sự can thiệp của chính quyền địa phương.
Như vậy nhìn chung tình hình vi phạm pháp luật tại các thôn đã giảm dần theo các năm và những năm gần đây giảm rõ rệt nhất. Thôn Tà Lềnh và thôn Cợp có đặc điểm rừng được giao gần tương đồng nhau (năm giao rừng, rừng còn nhiều cây gỗ lớn, có giá trị), tuy nhiên tình hình vi phạm pháp luật ở thôn Cợp xảy ra ít hơn ở thôn Tà Lềnh, riêng đến năm 2017 tại Cợp không còn vụ vi phạm nào thì tại thôn Tà Lềnh vẫn phát hiện 2 vụ vi phạm vô chủ. Còn đối với thôn Xuân Lâm và thôn Kreng cũng có đặc điểm tương đồng nhau (rừng nghèo kiệt, trữ lượng thấp, ví trí rừng gần khu dân cư, cùng năm giao rừng …) tuy nhiên nhờ ý thức bảo vệ rừng của người dân mà số vụ vi phạm ở Xuân Lâm ít hơn ở thôn Kreng, đặc biệt ở thôn Kreng tình trạng người dân trong thôn lấn chiếm đất rừng của nhóm hộ hiện nay vẫn còn xảy ra.