Khả năng phòng hộ của rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 88 - 90)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.7. Khả năng phòng hộ của rừng

Về khả năng phòng hộ của rừng trước hết phải nói đến khả năng bảo tồn nguồn nước, người dân ở đây đã chỉ ra rằng nhờ vào việc rừng tự nhiên được bảo vệ tốt đã góp phần giữ nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt cũng như nước sản xuất nông nghiệp. Ông Hồ Văn Hùng thôn Kreng cho biết “những năm gần đây trời nắng nóng quá, may nhờ có rừng tự nhiên ở trên núi đã giúp giữ nguồn nước cho người dân trong thôn, vùng sản xuất lúa của thôn cũng ít bị hạn hán hơn trước đây”. Ở thôn Cợp cũng nhờ rừng tự nhiên được bảo vệ tốt đã giúp bảo tồn được nguồn nước cho sản xuất. Đối với thôn Tà Lềnh rừng không chỉ giữ nguồn nước cho sản xuất mà còn cho sinh hoạt của người dân. Theo phỏng vấn được biết trước đây trên địa bàn thôn thường xảy ra hiện tượng khô cạn giếng nước vào mùa hè, nhưng những năm gần đây thì tình trạng đó đã giảm rất nhiều, riêng đến mùa hè năm nay thì các hộ gia đình vẫn đủ nước để sử dụng. Tại thôn Xuân Lâm dưới chân rừng là một dải dài ruộng lúa và cũng nhờ tác dụng của rừng mà hàng năm người dân ở đây luôn đủ nước để canh tác.

Bên cạnh đó tại thôn Xuân Lâm thì trước đây rừng bị khai thác nhiều nên lũ lụt xói mòn thường xuyên xảy ra, xói mòn đã làm bồi lắng ở các con sông, làm cho sông hẹp hơn trước. Riêng năm 2013 có đợt lở khe ở khu rừng lân cận rừng giao cho cộng đồng với chiều dài gần 50m và bề ngang đến 10m. Trong khi đó rừng giao cho cộng đồng do cây với mật độ dày, tầng thảm tươi với cây tái sinh nhiều và lớp lá rơi rụng đã góp phần hạn chế được xói mòn. Hiện nay chưa có vụ lở khe nào nghiêm trọng cả.

* Nhận xét chung về hiệu quả quản lý bảo vệ tại các thôn nhận rừng

Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý bảo vệ mang lại hiệu quả cao hơn so với trước đây. Và trong các thôn được giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý bảo vệ thì thôn Tà Lềnh đạt được hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Đầu tiên là rừng cộng đồng đã góp phần vào sự thay đổi cơ cấu thu nhập mà cụ thể là tăng thu nhập từ lâm nghiệp nhờ dịch vụ môi trường rừng, hưởng lợi từ rừng mà cộng động nhận được nhiều hơn các thôn khác là do có sự hỗ trợ của dự án. Tiếp theo tần suất tuần tra bảo vệ, phát dây leo, chặt tỉa thưa cao hơn so với các thôn khác. Về chất lượng rừng cũng có sự chuyển biến rõ nét, thời gian nhận QLBVR được 9 năm nhưng nhiều cây gỗ lớn, có giá trị được bảo tồn và phát triển, cây tái sinh là loài cây gỗ nhiều. Khả năng bảo tồn nguồn nước được biết đến nhiều với việc cung cấp nguồn nước cho bà con trong thôn trong những ngày hè khô hạn. Thêm vào đó là tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn cộng đồng quản lý giảm mạnh qua các năm. Đạt được kết quả như vậy là do việc giao rừng cho thôn Tà Lềnh có các quy định thủ tục pháp lý rõ ràng về hướng dẫn giao rừng cũng như quản lý bảo vệ rừng, bên cạnh đó được sự hỗ trợ của dự án trong tiến trình giao rừng và QLBVR sau khi được giao, thêm vào đó nhận thức của người dân về vai trò rừng cộng đồng tăng, đặc biệt là vai trò bảo vệ môi trường sinh thái.

Bên cạnh thôn Tà Lềnh thì thôn Kreng và thôn Cợp cũng là thôn đạt được hiệu quả cao trong công tác QLRCĐ. Với thời gian giao rừng đã khá lâu (8 và 9 năm) và ít được sự hỗ trợ của dự án, các thủ tục hướng dẫn chưa đầy đủ nhưng công tác quản lý bảo vệ rừng ở đây đạt được những thành công đáng kể. Cụ thể là chất lượng rừng tăng lên, số vụ vi phạm pháp luật liên quan đến RCĐ giảm qua các năm, sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ rừng vẫn được duy trì, ý thức của người dân về QLBVR tương đối cao. Nguyên nhân là do trong quá trình giao rừng các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương đã thực hiện tuyên truyền và thu hút được sự tham gia của cộng đồng, mặc dù trước khi nhận quản lý bảo vệ rừng thì ý thức về QLBVR của người dân ở đây còn thấp nhưng sau 9 năm quản lý bảo vệ thì rừng cộng đồng đã ăn sâu vào nhận thức của người dân nên họ ý thức được trách nhiệm QLBV rừng của mình. Đến nay người dân vẫn tích cực tham gia QLBVR. Đây là một trong những thành công lớn của công tác quản lý bảo vệ rừng.

Với thôn Xuân Lâm ngoài những điều kiện lúc giao rừng giống như các thôn khác, tục pháp lý, hỗ trợ dự án…thì còn có đặc điểm kém thuận lợi hơn là trữ lượng rừng giao cho cộng đồng thấp, chủ yếu là loài cây có giá trị kinh tế thấp, do đó về vấn đề hưởng lợi của cộng đồng bằng khai thác gỗ tạm ứng là rất khó khăn. Tuy nhiên người dân ở đây có ý thức bảo vệ rừng rất cao, tỷ lệ người dân tham gia tổ quản lý bảo vệ rừng cao nhất trong các thôn và đến nay rừng vẫn được người dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)