3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.4. Thủ tục pháp lý đối với quản lý rừng cộng đồng tại các cộng đồng được giao
3.2.4. Thủ tục pháp lý đối với quản lý rừng cộng đồng tại các cộng đồng được giao rừng giao rừng
Thủ tục pháp lý đối với tiến trình giao rừng và quản lý bảo vệ rừng có tác động lớn đến hiệu quả quản lý rừng của cộng đồng, tuy nhiên các thôn được giao rừng vào thời điểm gần nhau nên có thủ tục pháp lý cũng tương tự nhau, cụ thể như sau.
Về tính pháp lý thì cả 4 cộng đồng cộng đồng dân cư được xem là một chủ thể quản lý rừng, được giao quản lý với thời hạn 50 năm, thôn Kreng và thôn Cợp được giao rừng kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng rừng, trong khi đó ở thôn Tà Lềnh và thôn Xuân Lâm vẫn chưa có quyết định giao giấy CNQSDĐ-SDR. Như vậy cộng đồng sẽ gặp một số khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng khi rừng được giao bị lấn chiếm hoặc bị khai thác.
Bảng 3.10. Thủ tục pháp lý về giao và quản lý rừng tại các cộng đồng
Đặc điểm
Thôn Tà Lềnh và thôn
Xuân Lâm Thôn Kreng và thôn Cợp
Tính pháp lý
- Cộng đồng được xem là một chủ thể quản lý rừng, được giao quản
lý với thời hạn 50 năm, chưa có GCNQSDĐ-SDR. - Không được phân chia rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị
quyền sử dụng rừng được giao.
- Cộng đồng được xem là một chủ thể quản lý rừng, được giao
với thời hạn 50 năm, được giao kèm theo GCNQSDĐ-SDR. - Không được phân chia rừng, không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh
doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
Kế hoạch QLBVR
Không có hướng dẫn cụ thể về xây dựng và thực hiện kế hoạch
QLBVR, chỉ có phương án QLBVR.
Không có hướng dẫn cụ thể về xây dựng và thực hiện kế hoạch
QLBVR, chỉ có phương án QLBVR. Xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng Không có hướng dẫn thành lập quỹ BV&PTR của cộng đồng. Hiện tại chỉ có quỹ chung của
thôn, không có quỹ QLBVR riêng.
Không có hướng dẫn thành lập quỹ BV&PTR của cộng đồng. Hiện tại chỉ có quỹ chung của
thôn, không có quỹ QLBVR riêng.
Cơ chế hưởng lợi
Hưởng lợi theo quyết định 178/2001/QĐ -TTG ngày
12/11/2001.
Hưởng lợi theo quyết định 178/2001/QĐ -TTG ngày
12/11/2001.
(Nguồn: Hồ sơ giao rừng cho cộng đồng)
Đối với 4 thôn thì không hướng dẫn lập và thực hiện kế hoạch QLBVR mà chỉ có phương án quản lý bảo vệ rừng. Trong phương án này chỉ có một phần nội dung nói về quản lý rừng nằm ở phần nhiệm vụ của chủ rừng và một số giải pháp để thực hiện nhiệm vụ và phần quy hoạch điều chế rừng. Trong phương án này không trình bày cụ thể các bước, không nói đến sự tham gia của cộng đồng, không có phân rõ các công việc sẽ làm theo từng mốc thời gian và người thực hiện kế hoạch đó là ai. Do đó khi thực hiện quản lý bảo vệ sẽ gặp khó khăn.
Về cơ chế hưởng lợi thì 4 thôn hưởng lợi theo quyết định 178/2001/QĐ -TTG ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình được giao, thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Theo quyết định này thì không quy định lượng gỗ được khai thác, nếu có nhu cầu làm nhà thì hộ gia đình, cá nhân phải làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân xã xác nhận, trình Uỷ ban nhân dân Huyện xét duyệt, cấp giấy phép khai thác.