3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.1. Hưởng lợi từ rừng của cộng đồng
Một trong những hiệu quả của quản lý rừng cộng đồng là khả năng cải thiện đời sống của người dân, trong khi đó khả năng cải thiện sinh kế lại phụ thuộc vào những lợi ích kinh tế mà cộng đồng được hưởng từ rừng. Đối với các cộng đồng nhận thì hưởng lợi từ rừng đầu tiên phải nói đến thu hái lâm sản ngoài gỗ như mây, lá nón và củi. Tuy nhiên do người dân đa số là người đồng bào dân tộc, tuy sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng họ vẫn biết đầu tư vào trồng rừng, chăn nuôi và đi làm thuê, do đó số người đi thu hái các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ít, chủ yếu để sử dụng trong gia đình, chỉ một số ít dùng để bán. Hưởng lợi từ các dịch vụ từ rừng cộng đồng như bảo tồn nguồn nước, cảnh quan môi trường…thì hầu như ở các thôn đều chưa có.
Nguồn hưởng lợi từ rừng được xem là chủ đạo trong quản lý rừng cộng động đó là hưởng lợi từ việc khai thác gỗ. Tuy nhiên tại các thôn nhận rừng thì hầu như chưa khai thác gỗ hưởng lợi lần nào, ngoại trừ thôn Tà Lềnh sau khi giao rừng 1 năm đã thực hiện thí điểm cho hưởng lợi sản phẩm gỗ để làm và sửa chữa nhà ở cho 2 hộ gia đình là: 6m3/hộ. Tuy nhiên người dân cũng đã thấy được hiệu quả xã hội trong quản lý rừng cộng đồng, rừng là của tài sản thuộc quyền sử dụng chung của toàn bộ người dân trong thôn. Ngoài ra rừng cộng đồng còn giải quyết các vấn đề như tạo công ăn việc làm, các hoạt động tình nghĩa, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như sửa đường, làm cổng chào vào thôn...