a) VPĐKĐĐ cấp tỉnh
Theo báo cáo của 48 tỉnh đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì trung bình 01 Văn phòng đăng ký trung tâm (không bao gồm cán bộ của chi nhánh Văn phòng đăng ký) có 50 cán bộ. Các địa phương có nhiều cán bộ là Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, Bình Dương... Các địa phương được bố trí nhiều biên chế là tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh. Song một sốđịa phương có
- 25 -
số lượng cán bộ trong biên chế của hệ thống rất hạn hẹp như Trà Vinh (9 biên chế/266 cán bộ), Kon Tum (18 biên chế/117 cán bộ). (thể hiện qua bảng 1.2)
Bảng 1.2. Nguồn nhân lực của VPĐKQSDĐ cả nước
STT Chia theo vùng VPĐK cấp tỉnh VPĐK cấp huyện Tổng số Biên chế Hợp đồng Tổng số Biên chế Hợp đồng 1 Cả nước 2509 1254 1255 9650 4095 5555 2 Miền Núi Phía Bắc 402 240 162 1087 671 416 3 Đồng Bằng Bắc Bộ 473 232 241 1527 679 848 4 Bắc Trung Bộ 121 57 64 441 180 261 5 Nam Trung Bộ 344 117 227 1308 376 932 6 Tây Nguyên 139 52 87 567 172 395 7 Đông Nam Bộ 532 327 205 3085 1389 1696 8 Tây Nam Bộ 498 229 269 1635 628 1007
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019)
Tuy nhiên kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ nhân viên VPĐK cấp tỉnh rất hạn chế; phần lớn (62,6%) mới được tuyển dụng khi thành lập VPĐK hoặc chỉ có từ 1-5 năm làm việc tại các đơn vị chuyên môn khác chuyển sang.
b) VPĐK cấp huyện
Theo báo cáo của 55 tỉnh, thành phốđã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì các địa phương đã thành lập 596 chi nhánh Văn phòng đăng ký/602 đơn vị hành chính cấp huyện. Như vậy, về cơ bản, mỗi đơn vị hành chính cấp huyện đều đã có một chi nhánh, đáp ứng việc giải quyết các thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
Đối với các chi nhánh: Hiện trung bình 01 chi nhánh có 18 cán bộ. Một sốđịa phương có số cán bộ trung bình/1 chi nhánh lớn như Bình Dương, Đồng Nai (61 cán bộ), Thành phố Hồ Chí Minh trung bình có 45 cán bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu trung bình có 37 cán bộ.... Một sốđịa phương có số cán bộ trung bình/1 chi nhánh thấp như một số tỉnh miền núi: Hà Giang, Bắc Cạn (5 cán bộ); Cao Bằng, Gia Lai (3 cán bộ).
- 26 -
Một số địa phương khi thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, nhiều cán bộ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trước đây ở lại Phòng Tài nguyên và Môi trường (chủ yếu là cán bộ trong biên chế), dẫn đến sự khó khăn về nguồn nhân lực cho hệ thống Văn phòng đăng ký trong giai đoạn đầu mới thành lập, đặc biệt là ở các chi nhánh.