1.4.4.1. Cấp tỉnh
Theo báo cáo của các địa phương cho thấy VPĐK cấp tỉnh hiện nay đều đã và đang tập trung triển khai thực hiện việc cấp GCN cho các tổ chức; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kê đất đai. Nhiều địa phương VPĐK triển khai thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động cho một số xã đã cấp Giấy chứng nhận; tiếp nhận và quản lý, lưu trữ hồ sơđịa chính. Một số VPĐK cấp tỉnh đã tham gia hỗ trợ cho cấp huyện, cấp xã tổ chức việc đăng ký cấp lại, cấp đổi GCN cho một số xã theo hình thức đồng loạt. Tuy nhiên tình hình hoạt động của VPĐK cấp tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Việc cấp GCN cho các tổ chức ở một sốđịa phương thực hiện còn chậm do không làm theo hình thức tập trung đồng loạt mà chỉ thực hiện riêng lẻ cho tổ chức có nhu cầu;
- Việc lập, chỉnh lý HSĐC là nhiệm vụ chủ yếu của VPĐK cấp tỉnh; tuy nhiên công việc này hầu như mới thực hiện được ở một số xã đang tổ chức cấp mới hoặc cấp đổi đồng loạt GCN;
- Việc kiểm tra, hướng dẫn VPĐK cấp huyện trong việc cập nhật, chỉnh lý HSĐC chưa được các VPĐK cấp tỉnh quan tâm thực hiện;
- Việc quản lý, lưu trữ HSĐC ở nhiều địa phương vẫn chưa được VPĐK cấp tỉnh triển khai thực hiện do trụ sở làm việc hiện chưa ổn định hoặc do quá chật hẹp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các VPĐK chưa có đủ năng lực thực hiện hết các nhiệm vụ được giao. Phương pháp chỉ đạo, lãnh đạo các cấp chưa đồng nhất hoặc hiểu và thực hiện nhiệm vụ của VPĐK cấp tỉnh còn mơ hồ,
- 27 -
không thực hiện theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn rất thiếu nhân lực có trình độ, thiết bị và các điều kiện làm việc cần thiết; không được đầu tư đủ kinh phí để triển khai thực hiện; song bên cạnh đó còn do nguyên nhân chủ quan của VPĐK còn thiếu kinh nghiệm, chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu nhiệm vụ nên còn lúng túng về phương pháp, cách thức triển khai (Tổng cục quản lý đất đai, 2014).
1.4.4.2. Cấp huyện
- Tương tự như VPĐK cấp tỉnh, các VPĐK cấp huyện đã thành lập đều mới tập trung triển khai thực hiện việc cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kê đất đai.
- Việc cập nhật, chỉnh lý biến động, hoàn thiện HSĐC đang quản lý ở hầu hết các VPĐK cấp huyện chưa được quan tâm thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, nhiều VPĐK chưa thực hiện việc gửi thông báo cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định; việc kiểm tra, hướng dẫn cấp xã trong việc cập nhật, chỉnh lý HSĐC chưa được các VPĐK cấp huyện quan tâm thực hiện.
- Việc tổ chức cấp GCN cho các hộ gia đình cá nhân còn bị động giải quyết riêng lẻ theo yêu cầu của một số trường hợp mà chưa chủ động tổ chức làm đồng loạt cho từng xã nên tiến độ cấp GCN còn chậm so với yêu cầu phải hoàn thành.
Việc thực hiện thủ tục cấp GCN và đăng ký biến động còn nhiều điểm chưa đúng quy định: hồ sơ vẫn được tiếp nhận thông qua bộ phận “một cửa”, kể cả trường hợp do UBND cấp xã tiếp nhận và chuyển lên nên không được kiểm tra ngay khi tiếp nhận và có rất nhiều trường hợp chưa bảo đảm yêu cầu làm cho thủ tục kéo dài, thông tin cấp GCN không đầy đủ.
Việc quản lý, lưu trữ HSĐC nhiều VPĐK chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa bảo đảm yêu cầu, HSĐC và các TTHC về đất đai còn quản lý phân tán (thậm chí nhiều địa phương vẫn do cấp xã quản lý, có địa phương chưa có kho lưu trữ phải gửi tại xã); hầu hết các địa phương chưa thực hiện việc phân loại và lưu trữ HSĐC theo quy định.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do năng lực thực hiện của hầu hết các VPĐK cấp huyện còn rất yếu (còn rất thiếu nhân lực, thiết bị, nhà làm việc và
- 28 -
lưu trữ hồ sơ); không được đầu tưđủ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ; ngoài ra còn do nguyên nhân chủ quan là một số VPĐK còn thiếu kinh nghiệm, chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu nhiệm vụ, không xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và lập dự toán kinh phí trình UBND cấp huyện cấp kinh phí hàng năm (Tổng cục quản lý đất đai, 2014).