Điều kiện tự nhiên 3 8-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã thuận an, tỉnh bình dương (Trang 46 - 48)

a. Vị trí địa lý

Thị xã Thuận An là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương, nằm về phái Tây Nam của tỉnh; được thành lập trên cơ sở toàn bộ ranh giới hành chính và diện tích của huyện Thuận An theo Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 13/01/2011 của Chính phủ. Ranh giới thị xã Thuận An được xác định cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và Thị xã Tân Uyên; + Phía Nam giáp Thị xã ThủĐức, thành phố Hồ Chí Minh; + Phía Đông giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương;

+ Phía Tây giáp Thị xã 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Thị xã Thuận An có tổng diện tích tự nhiên 8.371,18 ha, chiếm 3,11% diện tích của tỉnh Bình Dương. Có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 09 phường là An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú và xã An Sơn.

b. Địa hình, địa mạo

- Địa hình của Thuận An có độ cao trung bình so với mặt nước biển 1-45m, cao nhất ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc (thuộc Bình Chuẩn, An Phú, Thuận Giao) và thấp dần xuống Tây và Tây Nam (thuộc An Thạnh, An Sơn, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú). Nhiều khu vực thuộc An Thạnh, An Sơn, Vĩnh Phú thấp hơn đỉnh triều cường (1,5m) nên thường bị ngập khi triều cường, do vậy trong sử dụng đất cần chú ý vấn đề ngập nước.

- 39 -

triển kinh tế - xã hội của Thị xã Thuận An, đặc biệt đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như, tại khu vực có địa hình cao, điều kiện địa chất có kết cấu tốt và có khả năng thoát nước mưa thuận lợi, nên suất đầu tư xây dựng cơ bản thấp. Ngược lại, tại khu vực có địa hình thấp, thường bị ngập do ảnh hưởng của thủy triều và xả lũ của hồ Dầu Tiếng, nên suất đầu tư xây dựng cao.

c. Khí hậu

- Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gần xích đạo, có 2 mùa mưa và khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô có số giờ nắng bình quân: 8-10 giờ/ngày và mùa mưa có số giờ nắng trung bình 4-6 giờ/ngày.

- Độ ẩm không khí bình quân thấp nhất khoảng 60-65% vào các tháng mùa khô và cao nhất khoảng 80% vào các tháng mùa mưa.

- Nhiệt độ trung bình năm ở trạm Sở Sao phổ biến ở mức từ 26,50C đến 270C, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 2019 (27,50C) vượt so với trung bình nhiều năm 0,80C, và năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 1996 (26,40C) thấp hơn trung bình nhiều năm 0,40C. Nhiệt độ trung bình năm từ 1980 đến 2019 xu thế tăng tuy nhiên tốc độ tăng rất nhỏ, khoảng 0,0090C/năm. Theo Phân viện Khí tượng Thuỷ văn (9/2013), phân bố nhiệt độ trong tương lai ở Bình Dương: nhiệt độ cao có xu hướng tăng ở phía Nam của tỉnh, thuộc Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An.

- Chế độ bức xạ hàng năm dồi dào, tương đối ổn định và ít biến động giữa các mùa. Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt: 10,2-14,2 Kcal/cm2/năm.

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.850 mm và chủ yếu phân bố vào mùa mưa, chiếm khoảng 85-95% tổng lượng mưa trong năm; mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 10, đã gây nên tình trạng ngập úng. Đặc biệt, trong thời gian tới, biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc hơn, theo kịch bản phát thải trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 lượng mưa trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 2-3%, lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999. Do vậy, trong quy hoạch sử dụng đất, cần đặc biệt chú trọng đến giảm rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là vấn đề ngập lụt đô thị.

- 40 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã thuận an, tỉnh bình dương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)