Kinh tế xã hội 4 1-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã thuận an, tỉnh bình dương (Trang 49 - 51)

a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn rất khó khăn, kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm, nền kinh tế của thị xã Thuận An cũng bị ảnh hưởng không nhỏ trong bối cảnh chung của nền kinh tế cả nước và thế giới. Tuy nhiên, nhờ phát huy thế mạnh của các ngành mũi nhọn như: thực phẩm, đồ uống và hàng may mặc; hóa chất và kim loại các loại; hàng trang trí nội thất (giường, tủ, bàn ghế, kệ…) và gốm sứ các loại… kinh tếở Thuận An cũng đã từng bước vượt qua và đạt được những thành quả to lớn. Trong năm 2016, trên địa bàn thị xã Thuận An đã đạt được một số thành quả như sau:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 thực hiện tăng 9,3% so với năm 2015; giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2015 và giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện giảm 6,2% so với năm 2015.

+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã ước thực hiện 3.500 tỷ đồng, đạt 102,5% kế hoạch của tỉnh giao và tăng 11,17% so với năm 2015.

+ Chi ngân sách đạt 1.194,5 tỷđồng, đạt 102,61% kế hoạch của UBND tỉnh giao và tăng 23,43% so với năm 2015.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua nhờ có sự chỉ đạo của Đảng bộ và các cấp Chính quyền địa phương cùng với sự cần cù lao động sản xuất của nhân dân, kinh tế của Thuận An ngày càng phát triển và khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

b. Dân số, lao động và việc làm

- Dân số: Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ tăng dân số tự nhiên thị xã Thuận An có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhờ thu hút thành công đầu tư phát triển công nghiệp với các ngành sử dụng nhiều lao động nên dân số Thuận An vẫn tăng nhanh (do tăng cơ học). Thị xã Thuận An có khoảng trên 480.000 người, chiếm 2,5-3,0% dân số toàn tỉnh, mật độ

- 42 - dân sốđạt 5.734 người/km2.

- Lao động: Nguồn lao động thị xã khá dồi dào và tăng theo hàng năm, toàn thị xã ước khoảng 389.400 lao động làm việc trong các ngành kinh tế, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng. Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 84-85% tổng số lao động, ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 13-14% và ngành nông nghiệp chiếm khoảng 1-2%.

- Việc làm: Nhằm tạo điều kiện cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao năng suất lao động, Thị xã đã chú trọng công tác đào tạo bằng nhiều hình thức nhưđào tạo tại các cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp tại thị xã, liên kết – hợp tác với bên ngoài đểđào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo ngày càng tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 74%; hàng năm giới thiệu và giải quyết việc làm cho khoảng 370-400 lao động nông thôn ởđịa phương.

c. Văn hoá – xã hội

- Chính sách xã hội: Công tác chăm lo chếđộ chính sách, người có công với cách mạng được quan tâm thường xuyên. Trong đó, chi trợ cấp ưu đãi thường xuyên các đối tượng chính sách, trợ cấp khó khăn cho đối tượng xã hội 36,697 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho vay 69,213 tỷđồng (trong đó, cho vay hộ nghèo 1,411 tỷđồng, hộ cận nghèo 17,627 tỷđồng, học sinh sinh viên 2,097 tỷđồng, quỹ quốc gia giải quyết việc làm 33,01 tỷđồng); cấp mới 175.190 sổ bảo hiểm xã hội và 315.000 thẻ bảo hiểm y tế.

- Văn hoá thông tin, thể thao, truyền thanh: Lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục thể thao có nhiều đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền, động viên người dân tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Mạng lưới truyền thanh được xây dựng rộng khắp trên địa bàn 10 xã, phường, tổng thời lượng phát sóng được 17.218 giờ (đạt 107% chỉ tiêu). Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được phát động rộng rãi và ngày càng đi vào chiều sâu, kết quả có 96,87% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá; khối doanh nghiệp đạt 96,36%; khu phố, ấp đạt 67,85% (38/56 khu phố, ấp); hộ gia đình đạt 94,77% (34.561/36.468 hộ gia đình).

- 43 -

- Y tế: Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được duy trì hoạt động theo kế hoạch, đảm bảo các điều kiện phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Trong năm 2016, Trung tâm y tế thị xã và y tế xã, phường đã thực hiện khám chữa bệnh cho 784.087 lượt người, trong đó điều trị nội trú 16.951 người, điều trị ngoại trú 22.378 người; công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì thường xuyên, đã tổ chức kiểm tra 125 cơ sở y tế hành nghề y dược tư nhân và kiểm tra 1.767 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã.

- Giáo dục – đào tạo: Được sự quan tâm của toàn xã hội nên giáo dục ngày càng phát triển, công tác xã hội hoá giáo dục được thực hiện có hiệu quả. Cơ sở vật chất giáo dục tiếp tục được đầu tư, xây dựng đạt chuẩn về giáo dục, nâng tổng số trường đạt chuẩn hiện nay 33/52 trường (đạt tỷ lệ 63,46%). Kết thúc năm học 2015- 2016, tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 95,3%, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 94,81%. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã thuận an, tỉnh bình dương (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)