- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thị xã Thuận An;
- Thực trạng quản lý đất đai và thị trường BĐS Thị xã Thuận An;
- Khảo sát kết quả hoạt động của chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Thuận An qua ý kiến cán bộ quản lý và người dân;
- Đánh giá thực trạng hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Thuận An; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ.
- 35 - 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu thứ cấp - Phòng TNMT: Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý, sử dụng đất của thị xã Thuận An nghiên cứu từ năm 2015 đến hết năm 2018.
- Các phòng, ban có liên quan như: Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê...v.v. thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Thuận An, và các phường nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội từ năm 2016 đến 2019;
- VPĐKQSDĐ: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ năm 2016 đến hết năm 2019.
2.3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp và khảo sát thực địa
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các phường hoặc người dân.
Cơ sở chọn mẫu điều tra 100 phiếu gồm người sử dụng đất (90 phiếu), cán bộ ngành trên địa bàn (10 phiếu). Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, các hộ gia đình. Chủ yếu là các hộ đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn Phòng Đăng ký đất đai từ tháng 2/2019 – tháng 12/2019 theo mẫu phiếu soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: Số khẩu, trình độ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện TTHC...v.v. Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại CNVPĐKĐĐ.
- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc:
Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra một số phường trong thị xã bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết về lĩnh vực đất đai, người dân sử dụng đất và có sựđóng góp ý kiến
- 36 -
của các thành viên khác trong đơn vị đó. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác.
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:
Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn. Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị.
Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình tài chính đất đai ở một số phường khi tiến hành đô thị hoá..
2.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họđể ta có kết luận chính xác.
- Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận tài chính đất.
2.3.4. Phương pháp quan sát trực tiếp
Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
2.3.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp
Đây là kết quả của quá trình thực hiện phương pháp điều tra xã hội học. Số liệu thống kê được chia thành nhóm và hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
- 37 -
Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từđiều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
2.3.7. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trong các địa điểm (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn thị xã chọn ra các địa phương có nhiều giao dịch, biến động lớn về đất đai để điều tra nhằm đánh giá chính xác hoạt động của văn phòng cũng như kết quả nghiên cứu.
- 38 -
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Bình Dương
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thị xã Thuận An là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương, nằm về phái Tây Nam của tỉnh; được thành lập trên cơ sở toàn bộ ranh giới hành chính và diện tích của huyện Thuận An theo Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 13/01/2011 của Chính phủ. Ranh giới thị xã Thuận An được xác định cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và Thị xã Tân Uyên; + Phía Nam giáp Thị xã ThủĐức, thành phố Hồ Chí Minh; + Phía Đông giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương;
+ Phía Tây giáp Thị xã 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Thị xã Thuận An có tổng diện tích tự nhiên 8.371,18 ha, chiếm 3,11% diện tích của tỉnh Bình Dương. Có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 09 phường là An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú và xã An Sơn.
b. Địa hình, địa mạo
- Địa hình của Thuận An có độ cao trung bình so với mặt nước biển 1-45m, cao nhất ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc (thuộc Bình Chuẩn, An Phú, Thuận Giao) và thấp dần xuống Tây và Tây Nam (thuộc An Thạnh, An Sơn, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú). Nhiều khu vực thuộc An Thạnh, An Sơn, Vĩnh Phú thấp hơn đỉnh triều cường (1,5m) nên thường bị ngập khi triều cường, do vậy trong sử dụng đất cần chú ý vấn đề ngập nước.
- 39 -
triển kinh tế - xã hội của Thị xã Thuận An, đặc biệt đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như, tại khu vực có địa hình cao, điều kiện địa chất có kết cấu tốt và có khả năng thoát nước mưa thuận lợi, nên suất đầu tư xây dựng cơ bản thấp. Ngược lại, tại khu vực có địa hình thấp, thường bị ngập do ảnh hưởng của thủy triều và xả lũ của hồ Dầu Tiếng, nên suất đầu tư xây dựng cao.
c. Khí hậu
- Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gần xích đạo, có 2 mùa mưa và khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô có số giờ nắng bình quân: 8-10 giờ/ngày và mùa mưa có số giờ nắng trung bình 4-6 giờ/ngày.
- Độ ẩm không khí bình quân thấp nhất khoảng 60-65% vào các tháng mùa khô và cao nhất khoảng 80% vào các tháng mùa mưa.
- Nhiệt độ trung bình năm ở trạm Sở Sao phổ biến ở mức từ 26,50C đến 270C, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 2019 (27,50C) vượt so với trung bình nhiều năm 0,80C, và năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 1996 (26,40C) thấp hơn trung bình nhiều năm 0,40C. Nhiệt độ trung bình năm từ 1980 đến 2019 xu thế tăng tuy nhiên tốc độ tăng rất nhỏ, khoảng 0,0090C/năm. Theo Phân viện Khí tượng Thuỷ văn (9/2013), phân bố nhiệt độ trong tương lai ở Bình Dương: nhiệt độ cao có xu hướng tăng ở phía Nam của tỉnh, thuộc Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An.
- Chế độ bức xạ hàng năm dồi dào, tương đối ổn định và ít biến động giữa các mùa. Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt: 10,2-14,2 Kcal/cm2/năm.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.850 mm và chủ yếu phân bố vào mùa mưa, chiếm khoảng 85-95% tổng lượng mưa trong năm; mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 10, đã gây nên tình trạng ngập úng. Đặc biệt, trong thời gian tới, biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc hơn, theo kịch bản phát thải trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 lượng mưa trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 2-3%, lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999. Do vậy, trong quy hoạch sử dụng đất, cần đặc biệt chú trọng đến giảm rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là vấn đề ngập lụt đô thị.
- 40 -
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Bình Dương (tỷ lệ 1/50.000), do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện, địa bàn TX. Thuận An có các nhóm đất sau:
Bảng 3.1: Phân hạng đất của thị xã Thuận An
TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất phèn tiềm tàng sâu Sp2 2.166,69 25,89 2 Đất xám Gley Xg 208,21 5,49 3 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5.602,59 66,94 4 Đất sông, suối, MNCD MN 393,69 4,68
TỔNG DIỆN TÍCH 8.371,18 100,00
Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, 2019
- Nhóm đất phèn: Toàn bộ là đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2), có diện tích 2.166,69ha, chiếm 25,89% diện tích tự nhiên của thị xã Thuận An, phân bố chủ yếu ở vùng trũng của các xã, phường ven sông Sài Gòn như Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, An Thạnh và An Sơn. Loại đất này khá thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây ăn trái.
- Nhóm đất xám: Bao gồm toàn bộ là đất xám trên phù sa cổ (Xg), có diện tích 208,21 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên của thị xã, phân bố về phía Tây Bắc của thị xã Thuận An, gồm các phường Thuận Giao, Bình Chuẩn. Đất có thành phần
cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất, có phản ứng chua và giữ nước kém, do vậy ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp
- Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm toàn bộ là đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trên địa bàn Thị xã, với 5.602,59 ha, chiếm 66,94 diện tích tự nhiên toàn thị xã. Hiện nay, ở các khu vực này hầu hết là đất phi nông nghiệp, phân bố trên địa hình cao, cùng với nền móng khá kiên cố, thích hợp cho phát triển các công trình xây dựng.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có diện tích 393,69ha, chiếm 4,68% diện tích tự nhiên toàn thị xã và 0,14% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn Tỉnh.
- 41 -
3.1.3. Kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn rất khó khăn, kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm, nền kinh tế của thị xã Thuận An cũng bị ảnh hưởng không nhỏ trong bối cảnh chung của nền kinh tế cả nước và thế giới. Tuy nhiên, nhờ phát huy thế mạnh của các ngành mũi nhọn như: thực phẩm, đồ uống và hàng may mặc; hóa chất và kim loại các loại; hàng trang trí nội thất (giường, tủ, bàn ghế, kệ…) và gốm sứ các loại… kinh tếở Thuận An cũng đã từng bước vượt qua và đạt được những thành quả to lớn. Trong năm 2016, trên địa bàn thị xã Thuận An đã đạt được một số thành quả như sau:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 thực hiện tăng 9,3% so với năm 2015; giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2015 và giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện giảm 6,2% so với năm 2015.
+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã ước thực hiện 3.500 tỷ đồng, đạt 102,5% kế hoạch của tỉnh giao và tăng 11,17% so với năm 2015.
+ Chi ngân sách đạt 1.194,5 tỷđồng, đạt 102,61% kế hoạch của UBND tỉnh giao và tăng 23,43% so với năm 2015.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua nhờ có sự chỉ đạo của Đảng bộ và các cấp Chính quyền địa phương cùng với sự cần cù lao động sản xuất của nhân dân, kinh tế của Thuận An ngày càng phát triển và khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
b. Dân số, lao động và việc làm
- Dân số: Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ tăng dân số tự nhiên thị xã Thuận An có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhờ thu hút thành công đầu tư phát triển công nghiệp với các ngành sử dụng nhiều lao động nên dân số Thuận An vẫn tăng nhanh (do tăng cơ học). Thị xã Thuận An có khoảng trên 480.000 người, chiếm 2,5-3,0% dân số toàn tỉnh, mật độ
- 42 - dân sốđạt 5.734 người/km2.
- Lao động: Nguồn lao động thị xã khá dồi dào và tăng theo hàng năm, toàn thị xã ước khoảng 389.400 lao động làm việc trong các ngành kinh tế, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng. Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 84-85% tổng số lao động, ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 13-14% và ngành nông nghiệp chiếm khoảng 1-2%.
- Việc làm: Nhằm tạo điều kiện cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao năng suất lao động, Thị xã đã chú trọng công tác đào tạo bằng nhiều hình thức nhưđào tạo tại các cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp tại thị xã, liên kết – hợp tác với bên ngoài đểđào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo ngày càng tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 74%; hàng năm giới thiệu và giải quyết việc làm cho khoảng 370-400 lao động nông thôn ởđịa phương.
c. Văn hoá – xã hội
- Chính sách xã hội: Công tác chăm lo chếđộ chính sách, người có công với cách mạng được quan tâm thường xuyên. Trong đó, chi trợ cấp ưu đãi thường xuyên các đối tượng chính sách, trợ cấp khó khăn cho đối tượng xã hội 36,697 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho vay 69,213 tỷđồng (trong đó, cho vay hộ nghèo 1,411 tỷđồng, hộ cận nghèo 17,627 tỷđồng, học sinh sinh viên 2,097 tỷđồng, quỹ quốc gia giải quyết việc làm 33,01 tỷđồng); cấp mới 175.190 sổ bảo hiểm xã hội và 315.000 thẻ bảo hiểm y tế.
- Văn hoá thông tin, thể thao, truyền thanh: Lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục thể thao có nhiều đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền, động viên người