Đặc tính nuôi cấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh newcastle ở gà trên địa bàn tây sơn và an nhơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 27)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.5. Đặc tính nuôi cấy

1.2.5.1. Nuôi cấy trên phôi

Tất cả các paramyxovirus gia cầm (avian paramyxovirus) đều nhân lên trên phôi gà. Khi nuôi cấy virus Newcastle trên phôi gà 9 - 11 ngày tuổi bằng cách tiêm vào xoang niệu mô, khả năng và thời gian gây chết phôi của các chủng khác nhau là khác nhau. Tùy theo độc lực của từng chủng virus mà phôi thai có thể chết sau 48 - 96 giờ, nói chung các chủng có độc lực cao và vừa gây chết phôi trong vòng 60 giờ, còn các chủng có độc lực thấp phải trên 90 giờ mới gây chết phôi. Bệnh tích đặc trưng: phôi còi cọc, xuất huyết tổ chức liên kết dưới da vùng đầu, cổ, toàn thân; màng phôi thủy thũng sưng dày lên (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013). Phôi càng non thì khả năng gây nhiễm và thời gian chết phôi nhanh hơn, tỷ lệ chết phôi cũng cao hơn (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997). Khi cấy chuyển nhiều lần qua phôi gà, người ta thu được giống virus Newcastle nhược độc dùng để chế tạo vaccine phòng bệnh (Nguyễn

Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013).

1.2.5.2. Nuôi cấy trên môi trường tế bào

Virus Newcastle có khả năng nhân lên trên nhiều loại môi trường tế bào khác nhau như: tế bào thận lợn, thận khỉ, tế bào xơ phôi gà một lớp. Sau 24 - 72 giờ gây nhiễm virus gây bệnh tích tế bào làm biến đổi hình thái, tế bào bị co tròn lại hoặc vỡ tạo thành các tế bào khổng lồ đa nhân (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997). Căn cứ vào sự hình thành, kích thước và hình thái đám bệnh tích tế bào có thể xác định độc lực của virus Newcastle. Những chủng virus có độc lực thấp không hình thành bệnh tích tế bào nếu trong môi trường nuôi cấy không bổ sung thêm diethylaminoethyl (DEAE) và ion Mg2+ hoặc trypsin (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013).

1.2.5.3. Nuôi cấy trên động vật

Trong phòng thí nghiệm, virus Newcastle có thể gây bệnh cho nhiều loài vật nhưng thường sử dụng gà để gây bệnh, vì gà mắc bệnh tự nhiên (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013). Tiêm truyền virus cường độc nhiều đời qua não chuột lang để làm giảm độc lực của virus, biến nó thành nhược độc để chế tạo vaccine (Nguyễn Hữu Ninh, 1987).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh newcastle ở gà trên địa bàn tây sơn và an nhơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)