Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh newcastle ở gà trên địa bàn tây sơn và an nhơn, tỉnh bình định (Trang 79 - 89)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà

thể ở gà hướng thịt và hướng trứng tại thị xã An Nhơn

3.2.2.1. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà hướng thịt

Kết quả xét nghiệm hiệu giá kháng thể mẫu huyết thanh sau khi chủng vaccine theo các quy trình khác nhau cho gà nuôi theo hướng thịt, được trình bày ở Bảng 3.5:

Bảng 3.5. Hiệu giá kháng thể sau tiêm chủng với các quy trình vaccine khác nhau ở gà nuôi hướng thịt tại An Nhơn

Đàn gà Quy trình vaccine Số mẫu GMT Tỉ lệ có kháng thể (%) HI ≥ 4log2 Số mẫu Tỷ lệ (%) An Nhơn 1 Quy trình 1 30 29,18 100 19 63,33 Quy trình 2 30 58,35 100 23 76,67 Quy trình 3 30 90,51 100 28 93,33 Quy trình 4 30 198,55 100 29 96,67

Chú thích:GMT:số đơn vị kháng thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu trung bình nhân.

Với Quy trình 1 (tức nhỏ Lasota cho gà 7 ngày tuổi và lấy huyết thanh xét nghiệm lúc gà 21 ngày tuổi), thì kết quả có 19 mẫu (63,33% mẫu kiểm) đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2, với giá trị GMT = 29,18. Như vậy vaccine chỉ bảo hộ một số cá thể chứ chưa bảo hộ toàn đàn.

Tiếp tục chủng lặp lại vaccine Lasota lần 2 cho gà lúc 21 ngày tuổi và sau đó lấy huyết thanh kiểm tra hàm lượng kháng thể lúc gà: 28 ngày (theo Quy trình 2) và 35 ngày tuổi (theo Quy trình 3). Kết quả xét nghiệm mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 tăng cao, lần lượt là 23 mẫu (76,67% mẫu kiểm), với giá trị GMT = 58,35 lúc gà 28 ngày tuổi và 28 mẫu (93,33% mẫu kiểm), với GMT = 90,51 lúc gà 35 ngày

tuổi. Như vậy, sau khi chủng theo Quy trình 2, lúc 28 ngày tuổi thì đàn gà đã được vaccine bảo hộ với bệnh Newcastle.

Tuy nhiên khảo sát đáp ứng miễn dịch cho gà sau khi được tiêm tăng cường bằng vaccine M tại thời điểm 35 ngày tuổi, xác định kháng thể lúc 42 ngày tuổi (theo Quy trình 4), kết quả xét nghiệm tất cả 100% mẫu huyết thanh đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2, với giá trị GMT = 198,55. Hàm lượng kháng thể bảo hộ tăng rất cao, đàn gà được vaccine bảo hộ chắc chắn sau khi sử dụng quy trình này để chủng.

Như vậy ở đàn gà này, hiệu giá kháng thể tăng dần theo thời gian sau khi tiêm vaccine và 7 ngày sau tiêm lặp lại vaccine Lasota lần 2 (tức gà 28 ngày tuổi) đàn gà đã được miễn dịch bệnh Newcastle, với tỷ lệ bảo hộ 76,67%.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà hướng trứng

Áp dụng chủng vaccine cho gà theo các quy trình tương tự như hướng nuôi thịt, ở hướng nuôi này kết quả khảo sát được nêu trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Hiệu giá kháng thể sau tiêm chủng với các quy trình vaccine ở gà nuôi hướng trứng tại An Nhơn

Đàn gà Quy trình vaccine Số mẫu GMT Tỉ lệ có kháng thể (%) HI ≥ 4log2 Số mẫu Tỷ lệ (%) An Nhơn*2 Quy trình 1 30 24,25 100 20 66,67 Quy trình 2 30 61,11 96,67 28 93,33 Quy trình 3 30 70,20 100 30 100 Quy trình 4 30 125,08 100 30 100 An Nhơn*3 Quy trình 4 30 172,84 100 30 100 Chú thích: GMT:số đơn vị kháng thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu trung bình nhân; (*) gà nuôi hướng trứng.

Từ số liệu ở Bảng 3.6, kết quả chứng tỏ việc tiêm vaccine nhắc lại hiệu giá kháng thể tăng dần theo quy luật.

Chủng theo Quy trình 1 (nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày tuổi và thu huyết thanh lúc 21 ngày tuổi). Kết quả xét nghiệm ở đàn An Nhơn*2 chỉ có 20 mẫu (66,67% mẫu kiểm) đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2, với GMT = 24,25. Vậy lúc gà 21 ngày tuổi vaccine chỉ bảo hộ một số cá thể, toàn đàn chưa được bảo hộ với bệnh Newcastle.

Chủng vaccine Lasota lặp lại lần 2 cho gà vào lúc 21 ngày tuổi và tiến hành lấy mẫu máu thu huyết thanh kiểm tra kháng thể lúc gà 28 ngày (theo Quy trình 2) và 35 ngày tuổi (theo Quy trình 3). Kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh đạt hiệu giá kháng

thể bảo hộ HI ≥ 4log2 tăng lên, lần lượt là 28 mẫu (93,33% mẫu kiểm), với GMT = 61,11 lúc gà 28 ngày tuổi và 30 mẫu (100% mẫu kiểm), với giá trị GMT = 70,2 lúc gà 35 ngày tuổi. Như vậy sau khi chủng cho gà theo Quy trình 2, tại thời điểm 28 ngày tuổi đàn gà đã được vaccine bảo hộ với bệnh Newcastle.

Cũng ở Bảng 3.6 chúng tôi thấy, khi tiếp tục khảo sát ảnh hưởng sau chủng vaccine theo Quy trình 4 (tức nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và tiêm vaccine M cho gà lúc 35 ngày tuổi, lấy mẫu huyết thanh lúc gà 42 ngày tuổi) đến đáp ứng miễn dịch dịch thể của gà ở 2 đàn (vùng nuôi khác nhau). Kết quả xét nghiệm ở 2 đàn gà đều có 100% mẫu huyết thanh đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2, nhưng chỉ số GMT có sự khác biệt (ở đàn An Nhơn*2 với GMT = 125,08, trong khi đàn An Nhơn*3 đạt giá trị GMT= 172,84). Hàm lượng kháng thể đạt mức bảo hộ tăng cao, toàn đàn được miễn dịch với bệnh Newcastle.

Như vậy với thực nghiệm này, hiệu giá kháng thể tăng dần theo thời gian sau khi tiêm vaccine theo quy luật và đạt mức bảo hộ toàn đàn vào thời điểm gà được 28 ngày tuổi sau khi chủng theo Quy trình 2. Đồng thời có thể khẳng định chắc chắn hơn việc cần thiết phải tiêm sớm vaccine M trong phòng bệnh Newcastle. Chủng sớm vaccine M(Hệ 1) cho gà khi đã có vaccine Lasota chủng làm nền trước đó, thì hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 đạt rất cao. Rõ ràng là tiêm vaccine có chứa độc lực virus mạnh (chủng M) sớm cho gà có ý nghĩa trong phòng bệnh Newcastle.

3.2.3. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà nuôi thực nghiệm hai hướng trên cùng địa bàn thể ở gà nuôi thực nghiệm hai hướng trên cùng địa bàn

3.2.3.1. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà nuôi tại Tây Sơn

- Sử dụng Lasota và M để chủng cho gà với các quy trình khác nhau, kết quả xác định kháng thể sau chủng theo mỗi quy trình nêu trong Bảng 3.7 và Biểu đồ 3.3.

Theo Bảng 3.7 cho thấy sau khi chủng vaccine theo Quy trình 1 cho gà, kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh đạt mức hiệu giá kháng thể bảo hộ là khá thấp. Ở đàn Tây Sơn 1chỉ đạt 36,67%, còn ở đàn Tây Sơn*2chỉ đạt 50%, tại thời điểm gà 21 ngày tuổi vaccine chỉ bảo hộ một số cá thể chứ không bảo hộ toàn đàn.

Sau khi chủng vaccine cho gà theo Quy trình 2 và Quy trình 3, kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ có tăng cao hơn, nhưng khác biệt là không lớn so với Quy trình 1. Chủng theo Quy trình 2, tại thời điểm gà được 28 ngày tuổi, hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 của đàn Tây Sơn 1 đạt 40%, đàn Tây Sơn*2 đạt 53,33%; trong khi đó chủng theo Quy trình 3 tại thời điểm gà 35 ngày tuổi hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 của đàn Tây Sơn 1 đạt 53,33%, đàn Tây Sơn*2 đạt 60%. Đàn gà Tây Sơn*2 có tỷ lệ mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ cao hơn nhưng

toàn đàn chưa được bảo hộ. Như vậy tại huyện Tây Sơn, dù ở các hướng nuôi khác nhau, được chủng vaccine theo các quy trình 1, 2 và 3 nhưng đàn gà (đến 35 ngày tuổi) chưa được vaccine bảo hộ với bệnh Newcastle, chỉ bảo hộ một số cá thể.

Bảng 3.7. Hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 khi sử dụng quy trình chủng với vaccine Lasota và M cho gà hai hướng nuôi khác nhau tại Tây Sơn

Đàn gà Quy trình vaccine Tổng số mẫu Hiệu giá bảo hộ HI≥4log2

Số mẫu đạt Tỷ lệ (%) Tây Sơn 1 Quy trình 1 30 11 36,67 Quy trình 2 30 12 40 Quy trình 3 30 16 53,33 Quy trình 4 30 30 100 Tây Sơn*2 Quy trình 1 30 15 50 Quy trình 2 30 16 53,33 Quy trình 3 30 18 60 Quy trình 4 30 27 90 Chú thích: (*) gà nuôi hướng trứng.

Áp dụng chủng vaccine cho gà theo Quy trình 4, lúc gà được 42 ngày tuổi lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm, kết quả cho tỷ lệ mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 rất cao, ở đàn Tây Sơn 1 đạt 100% và ở đàn Tây Sơn*2 đạt 90%. Sử dụng Quy trình 4, gà cho đáp ứng miễn dịch khá tốt, đàn gà đã được bảo hộ với bệnh Newcastle.

Biểu đồ 3.3. Hiệu giá kháng thể HI ≥4log2 cùng quy trình chủng ở gà hai hướng nuôi tại Tây Sơn

Số liệu biểu thị hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 khi sử dụng cùng quy trình chủng cho gà, nuôi ở hai hướng khác nhau tại Tây Sơn trong Biểu đồ 3.3, cho thấy:

Khi gà được 35 ngày tuổi (tức sau khi đã chủng theo Quy trình 3), kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh hàm lượng kháng thể không đủ bảo hộ toàn đàn, mặc dù đã chủng Lasota cho gà có lặp lại lần 2. Kháng thể bảo hộ không cao, đàn gà có thể mắc bệnh Newcastle bất cứ lúc nào ở thời điểm này. Tuy nhiên, chủng theo Quy trình 4 (tức nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày, lặp lại lúc 21 ngày, tiêm vaccine hệ M lúc 35 ngày tuổi, lấy mẫu huyết thanh khi gà được 42 ngày tuổi) xét nghiệm cho kết quả 100% mẫu huyết thanh đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2. Kết quả khảo sát cho thấy việc sử dụng Lasota chủng cho gà trước làm nền và chủng sớm vaccine hệ M (được khuyến cáo tiêm gà từ 60 ngày tuổi trở lên) thì cho hiệu giá kháng thể bảo hộ cao chống lại virus Newcastle. Phân bố tỷ lệ mẫu huyết thanh hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 của đàn gà Tây Sơn*2là đồng đều, bền vững hơn so với đàn Tây Sơn 1.

- Sử dụng hai loại vaccine ND-IB và M chủng cho gà bằng các Quy trình 3a và Quy trình 4a. Kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 sau khi chủng vaccine cho gà nuôi ở hai hướng khác nhau tại Tây Sơn, được nêu trong Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 sử dụng quy trình với hai loại vaccine ND-IB và M chủng cho gà ở hai hướng nuôi tại Tây Sơn

Đàn gà Quy trình vaccine Tổng số mẫu

Hiệu giá bảo hộ HI ≥ 4log2

Số mẫu đạt Tỷ lệ (%)

Tây Sơn 3 Quy trình 3a 30 6 20

Quy trình 4a 30 30 100

Tây Sơn*4

Quy trình 3a 30 10 33,33

Quy trình 4a 30 30 100

Chú thích:(*) gà nuôi hướng trứng.

Với kết quả trong Bảng 3.8, sau khi chủng theo Quy trình 3a (nhỏ ND-IB lúc gà 7 ngày và lặp lại lúc 21 ngày tuổi, lấy mẫu huyết thanh lúc gà 35 ngày tuổi). Kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 đạt tỷ lệ rất thấp, ở đàn Tây Sơn 3 chỉ đạt 20%, ở đàn Tây Sơn*4 chỉ đạt 33,33%. Tại thời điểm gà 35 ngày tuổi, sau khi chủng vaccine ND-IB cho gà dù có lặp lại lần 2 nhưng tỷ lệ mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ là khá thấp và đàn gà chưa được bảo hộ với bệnh Newcastle.

Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của quy trình chủng với hai loại vaccine ND-IB và M đến miễn dịch dịch thể của gà ở hai hướng nuôi khác nhau

Qua Biểu đồ 3.4, rõ ràng miễn dịch dịch thể ở gà sau chủng theo Quy trình 3a và Quy trình 4a khác biệt là khá lớn. Gà được chủng lót trước đó bằng vaccine NB-IB lặp lại 2 lần, thì việc chủng sớm vaccine M cho gà (theo Quy trình 4a) giai đoạn tiếp theo sẽ tạo ra lượng kháng thể đạt hiệu giá bảo hộ HI ≥ 4log2 với tỷ lệ cao, đàn gà được miễn dịch, an toàn trước virus Newcastle.

3.2.3.2. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà nuôi tại An Nhơn

Gà được chủng vaccine phòng bệnh Newcastle theo các quy trình, tiến hành khảo sát đáp ứng miễn dịch. Kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh gà nuôi ở các hướng khác nhau thuộc thị xã An Nhơn, được nêu trong Biểu đồ 3.5.

Biểu đồ 3.5. Hiệu giá kháng thể bảo hộ sử dụng quy trình với hai loại vaccine Lasota

Chủng vaccine cho gà theo Quy trình 1, xét nghiệm mẫu huyết thanh lúc ở gà 21 ngày tuổi cho kết quả hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 chưa đạt mức bảo hộ đàn, chỉ bảo hộ một số cá thể với bệnh Newcasrle và tỷ lệ này ở cả 2 đàn gà không có khác biệt lớn, với đàn An Nhơn 1 đạt 63,33%, đàn An Nhơn*2 đạt 66,67%.

Chủng theo Quy trình 2 (tức nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày tuổi, lặp lại vào 21 ngày tuổi, lấy mẫu huyết thanh lúc gà 28 ngày tuổi), xét nghiệm cho kết quả tỷ lệ mẫu hiệu giá kháng thể bảo hộ HI≥4log2 tăng lên và lúc gà 28 ngày tuổi toàn đàn đã được bảo hộ với bệnh Newcastle, ở đàn An Nhơn 1 tỷ lệ bảo hộ là 76,67% và ở đàn An Nhơn*2 tỷ lệ bảo hộ là 93,33%. Như vậy theo quy luật, khi chủng vaccine theo Quy trình 3 cho gà, lấy mẫu huyết thanh lúc 35 ngày tuổi xét nghiệm kết quả cho thấy kháng thể tạo ra tăng lên, với tỷ lệ bảo hộ bệnh Newcasrle ở đàn An Nhơn 1 là 93,33% và ở đàn An Nhơn*2 là 100%.

Khi sử dụng Quy trình 4 để chủng cho gà, xác định kháng thể lúc gà 42 ngày tuổi. Kết quả cho thấy kháng thể đạt mức bảo hộ tiếp tục được tăng cường, tỷ lệ bảo hộ bệnh Newcastle ở đàn An Nhơn 1 đạt 96,67%, còn ở đàn An Nhơn*2 đạt 100% và tỷ lệ này không khác biệt lớn so với sau chủng theo Quy trình 3.

Từ số liệu biểu thị trong Biểu đồ 3.5 cho thấy, tại thời điểm 28 ngày tuổi gà đã đáp ứng miễn dịch với bệnh Newcastle, tức là sau khi sử dụng Quy trình 2 để chủng cho gà. Mặc dù gà đã có miễn dịch với virus Newcastle, tuy nhiên hàm lượng kháng thể bảo hộ chỉ duy trì trong thời gian ngắn (bỡi Lasota sản xuất chủng độc lực yếu đạt bảo hộ khoảng 30 ngày), do vậy cần phải tiêm tăng cường vaccine M với chủng virus độc lực mạnh mới duy trì đáp ứng miễn dịch bền vững cho gà với bệnh Newcastle.

3.2.3.3. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà nuôi tại hai địa bàn khảo sát Tây Sơn, An Nhơn

Biểu đồ 3.6. Hiệu giá kháng thể bảo hộ sử dụng quy trình với hai loại vaccine Lasota

Với 4 đàn gà Tây Sơn 1, Tây Sơn*2, An Nhơn 1 và An Nhơn*2 nuôi ở vùng và hướng khác nhau tại hai địa bàn, được chủng vaccine theo các quy trình như nhau. Số liệu thu được từ khảo sát chúng tôi so sánh hiệu giá kháng thể và theo dõi quá trình hình thành kháng thể đạt mức bảo hộ HI ≥ 4log2 theo từng giai đoạn tuổi. Dựa theo tiêu chí đánh giá của Cục Thú y (2005), hiệu giá HI ≥ 1/16 (4log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá thể gia cầm và đàn gia cầm được bảo hộ với bệnh Newcastle khi có ≥ 70% số cá thể có hiệu giá HI ≥ 1/16 (Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Hương, 2010). Kết quả lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm kiểm tra hiệu kháng thể hiệu giá bảo hộ HI ≥ 4log2 được biểu thị bằng Biểu đồ 3.6.

Đáp ứng miễn dịch đối với virus Newcastle của gà ở thời điểm 21 ngày tuổi

Xét về vùng nuôi chúng tôi nhận thấy các đàn gà nuôi tại An Nhơn, xét nghiệm lượng mẫu đạt kháng thể bảo hộ (HI ≥ 4log2) cao hơn gà nuôi tại Tây Sơn. Tại thời điểm gà 21 ngày tuổi chưa có đàn gà nào được bảo hộ bệnh Newcastle, chỉ bảo hộ một số cá thể. Vậy sau khi chủng vaccine cho gà theo Quy trình 1, kháng thể đạt tỷ lệ bảo hộ khá thấp, ở đàn Tây Sơn 1 chỉ đạt 36,67%, đàn Tây Sơn*2 chỉ đạt 50%, đàn An Nhơn 1 chỉ đạt 63,33% và đàn An Nhơn*2 đạt 66,67%.

Khi chủng Lasota lần 1 lúc gà được 7 ngày tuổi cho hiệu quả bảo vệ đàn thấp có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh newcastle ở gà trên địa bàn tây sơn và an nhơn, tỉnh bình định (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)