Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh newcastle ở gà trên địa bàn tây sơn và an nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.7.1. Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh lý

Trong những vùng thường xảy ra dịch, việc chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ học. Gia cầm nghi ngờ mắc bệnh Newcastle khi có các triệu chứng tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, có các bệnh tích như sung huyết, xuất huyết hay loét đường tiêu hóa ở dạ dày tuyến, hạch amygdale, manh tràng. Tính chất dịch tễ thể hiện qua tỷ lệ nhiễm bệnh cao, tử số cao, lây lan mạnh (Phan Chí Thông, 2015). Cần phân biệt với một số bệnh truyền nhiễm khác có một vài triệu chứng và bệnh tích tương tự, như bệnh tụ huyết trùng, bệnh thương hàn gà và bệnh cúm (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2007).

Bệnh Newcastle dễ phân biệt với các bệnh khác bởi bệnh lây lan rất mạnh, cảm thụ với mọi lứa tuổi của gà và tỷ lệ chết cao. Triệu chứng lâm sàng thể hiện chủ yếu ở sự rối loạn cơ năng hô hấp và tiêu hoá (Nguyễn Văn Hành, 1983). Bệnh tích đặc trưng là hiện tượng xuất huyết cuống mề và viêm loét ruột. Thể cấp tính thường ủ rũ, buồn ngủ khó thở và ngạt, vùng họng có màng giả. Thể dưới cấp ho hen, loặc xoặc kèm theo tiếng “toóc, toóc”, miệng hé mở để hít khí. Thể mãn tính hoặc không điển hình trong đàn có nhiều gà ho hen, gầy dần và chết rải rác.

Trong bệnh thương hàn, phó thương hàn, bệnh xoắn trùng (spirochetosis) và bệnh giả lao lá lách thường sưng to hơn bình thuờng nhiều lần. Ngoài ra ở gan còn có thể phát hiện thấy các ổ hoại tử màu trắng. Nếu làm xét nghiệm có thể thấy spirochetosis trong máu (Lê Văn Năm, 2004).

lẫn, song phần lớn các trường hợp ở gan có thể dễ dàng tìm thấy những điểm hoại tử lấm tấm màu trắng xám bằng đầu đinh ghim. Nếu kiểm tra vi trùng học sẽ dễ dàng tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn Pasteurella trong bệnh phẩm.

Ở bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: tuy cũng có triệu chứng hô hấp nhưng không có hiện tượng viêm ruột và xuất huyết niêm mạc đường hô hấp. Nếu kiểm tra vi thể niêm mạc đường hô hấp sẽ tìm thấy thể bao hàm ưa axit (Nguyễn Văn Hành, 1983). Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm khác bệnh Newcastle ở mức độ trầm trọng thấp hơn, không có triệu chứng thần kinh và tiêu hóa. Ở gà con 01 tháng tuổi bị viêm khí quản truyền nhiễm không có dấu hiệu viêm loét, xuất huyết đường ruột và cũng không có triệu chứng thần kinh như bệnh Newcastle. Ở gà đẻ, tuy có giảm đẻ trứng nhưng gà vẫn trông khỏe mạnh bình thường, vỏ trứng xù xì, dị dạng. Ở bệnh Newcastle thì gà giảm đẻ trứng có thể ngừng đẻ, đẻ nhiều trứng non, trứng dễ vỡ (Lê Văn Năm, 2004).

Trong bệnh đậu thể yết hầu: bệnh tích màng giả khá giống với bệnh Newcastle nhưng không có các dấu hiệu xuất huyết (Nguyễn Văn Hành, 1983).

Bệnh Marek thể hiện triệu chứng liệt và bán liệt ở cánh hoặc động kinh, ngoẹo đầu. Sau khi mổ khám bệnh không có bệnh tích đường ruột điển hình như bệnh Newcastle, mà thay vào đó là biến đổi khối u ở gan, lách, thận ở bệnh Marek và xuất huyết não ở bệnh viêm não truyền nhiễm (Lê Văn Năm, 2004).

Trong bệnh thiếu vitamin A và E: niêm mạc dạ dày tuyến không xuất huyết mà bị sừng hóa, phủ một lớp bã đậu dày (Nguyễn Văn Hành, 1983), chúng ta dễ phân biệt do chúng không có triệu chứng và bệnh tích của đường tiêu hóa và thần kinh như bệnh Newcastle (Lê Văn Năm, 2004). Trong bệnh thiếu vitamine B1: có biểu hiện thần kinh, nhưng không sốt, không rối loạn hô hấp, tiêu hoá, không có bệnh tích trên đường tiêu hoá và hô hấp (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).

Trước đây bệnh Newcastle đã từng bị coi là bệnh dịch tả gà (một bệnh khác mà ngày nay gọi là cúm gia cầm – Avian Influenza) (Phạm Hồng Sơn và cs, 2002). Vì vậy, để phân biệt hai bệnh này không phải dễ. Nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì hai bệnh này cũng có những triệu chứng và bệnh tích khác biệt (Lê Văn Năm, 2009). Một số đặc điểm khác biệt như sau:

Đối với bệnh cúm gia cầm thì cũng sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi, mào tích thâm, phù nề, sưng phù đầu và mắt, những chỗ da không có lông thường tím tái, chân xuất huyết, trước năm 2008 rất phổ biến thì nay ít thấy phù nề mào tích mà thấy phổ biến là mào thâm, tụt và quăn, còn bệnh Newcastle thì cũng sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi, miệng, mào tích không sưng, không phù nề mà chỉ thâm, tụt xuống và quăn lại.

hen sặc khoét giống như CRD, bệnh lây lan nhanh.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của bệnh như khi gia cầm có miễn dịch sẽ có biểu hiện lâm sàng nhẹ, kháng thể mẹ truyền giúp gà con kháng được bệnh trong thời gian đầu. Nếu gia cầm không có đáp ứng miễn dịch với bệnh thì dễ mẫn cảm với virus có độc lực cao, gia cầm khỏi bệnh có thể bài thải một lượng lớn virus và khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccine kém. Những gà nhiễm bệnh Gumboro bị suy giảm miễn dịch sẽ làm tăng mức độ trầm trọng trong bệnh này, gia cầm nhiễm độc tố aflatoxin thì đáp ứng miễn dịch kém và dinh dưỡng thiếu vitamin A làm tăng nhạy cảm của gà đối với các bệnh cảm nhiễm đường hô hấp trên, trong đó có bệnh Newcastle (Phan Chí Thông, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh newcastle ở gà trên địa bàn tây sơn và an nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)