3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.6. Sức đề kháng của virus Newcastle
Virus Newcastle tồn tại trong tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường, nhiệt độ, hóa chất và tác động của tia bức xạ. Mức độ bền vững của virus Newcastle có thể xác định được trên cơ sở thay đổi khả năng gây nhiễm virus, ngưng kết hồng cầu và đặc tính miễn dịch (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997). Virus Newcastle có thể sống sót vài tuần trong môi trường ẩm ướt, trong phân và các vật liệu khác. Virus có sức đề kháng tương đối yếu trong khô ráo, có thể sống được vài tháng. Trong thịt thối rữa, trong phân xác chết ủ kỹ, virus không tồn tại quá 24 giờ, trong ổ rơm và nền chuồng ẩm ướt virus bị diệt nhanh (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978). Trong nước uống nó tồn tại độc lực 165 ngày. Trong nước chứa chất đệm phosphate có độ pH 7,2 nó tồn tại độc lực 320 ngày.
Ở nhiệt độ lạnh virus sống lâu trong thịt, đặc biệt là trong thần kinh trung ương và tủy sống. Nó có thể tồn tại vô thời hạn trong vật liệu đông lạnh. Ở nhiệt độ 1 - 2°C virus được bảo quản ít nhất 3 tháng, ở 20°C ít nhất 01 năm, khả năng gây bệnh của virus tồn tại từ 134 - 180 ngày (Phạm Sĩ Lăng và cs, 2009). Ở nhiệt độ phòng virus mất hoạt tính trong 3 ngày. Ở nhiệt độ 56oC virus bị tiêu diệt trong 3 giờ, ở nhiệt độ 60oC là 30 phút, ở nhiệt độ 65 oC là 5 phút, ở nhiệt độ 100oC là 01 phút. Virus bị phá hủy nhanh bởi tia cực tím trong ánh sáng mặt trời (Nguyễn Phát, 1986).
Do virus có màng bọc ngoài là lipid nên virus rất mẫn cảm với ether, formalin, các chất hoạt tính bề mặt, nhiệt hoặc khô (Phạm Hồng Sơn, 2013) và dễ dàng bị phá
hủy bởi các chất sát trùng như formol 1%, NaOH 2%, crezyl 2%, iodin 1%, nước vôi 10%, kedin 5%, cồn, phenol tiêu diệt virus nhanh chóng (Phạm Sĩ Lăng và Lê Thị Tài, 2009). Dung dịch glycerin 50% có thể giữ virus trong bệnh phẩm được 7 ngày ở nhiệt độ 37oC (Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 2006).