3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.1. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể
thể ở gà hướng thịt và hướng trứng ở huyện Tây Sơn
3.2.1.1. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà hướng thịt
Kết quả xét nghiệm xác định hiệu giá kháng thể từ các mẫu huyết thanh thu được sau chủng cho gà với các quy trình vaccine khác nhau được trình bày ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Hiệu giá kháng thể sau chủng vaccine cho gà nuôi hướng thịt tại Tây Sơn với các quy trình khác nhau
Đàn gà Quy trình vaccine Số mẫu GMT Tỉ lệ có kháng thể (%) HI ≥ 4log2 Số mẫu Tỷ lệ (%) Tây Sơn 1 Quy trình 1 30 9,85 100 11 36,67 Quy trình 2 30 11,85 96,67 12 40 Quy trình 3 30 13,3 96,67 16 53,33 Quy trình 4 30 140,39 100 30 100
Tây Sơn 3 Quy trình 3a 30 4,7 96,67 6 20
Quy trình 4a 30 80,63 100 30 100
Chú thích: (1)GMT: số đơn vị kháng thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu trung bình nhân; (2) Quy trình
1: Nhỏ Lasota lúc 7 ngày tuổi và xác định kháng thể vào 21 ngày tuổi; Quy trình 2: Nhỏ Lasota lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và xác định kháng thể vào 28 ngày tuổi; Quy trình 3: Nhỏ Lasota lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và xác định kháng thể vào 35 ngày tuổi; Quy trình 4: Nhỏ Lasota lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và tiêm vaccine M lúc 35 ngày tuổi, xác định kháng thể
vào 42 ngày tuổi; (3) Quy trình 3a: Nhỏ ND-IB lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và xác định
kháng thể vào 35 ngày tuổi; Quy trình 4a: Nhỏ ND-IB lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và tiêm vaccine M lúc 35 ngày tuổi, xác định kháng thể vào 42 ngày tuổi.
Qua Bảng 3.3, cho thấy hiệu giá kháng thể tăng dần khi tiêm vaccine lặp lại. - Khi chủng vaccine theo Quy trình 1 (nhỏ Lasota cho gà lần 1 vào lúc 7 ngày tuổi, lấy mẫu huyết thanh xác định kháng thể khi gà được 21 ngày tuổi), kết quả 100% mẫu xét nghiệm có kháng thể. Mẫu huyết thanh đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 ở giai đoạn gà 21 ngày tuổi chỉ có 11 mẫu (đạt 36,67% mẫu kiểm), GMT= 9,85. Tỷ lệ mẫu có kháng thể đạt bảo hộ thấp, vào thời điểm này chỉ một số cá thể đáp ứng miễn dịch đối với bệnh Newcastle, toàn đàn gà chưa được bảo hộ.
Chủng theo Quy trình 2 (nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày tuổi, lặp lại lúc gà 21 ngày tuổi, thu huyết thanh vào lúc gà 28 ngày) và theo Quy trình 3 (nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày tuổi, lặp lại lúc gà 21 ngày tuổi, thu huyết thanh vào lúc gà 35 ngày tuổi). Kết quả xét nghiệm số mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 thu được lần lượt là: 12 mẫu (40% mẫu kiểm), GMT = 11,85 lúc gà 28 ngày tuổi và 16 mẫu (53,33% mẫu
kiểm), GMT = 13,30 lúc gà 35 ngày tuổi. Như vậy sau 2 lần chủng vaccine Lasota cho gà, lúc được 35 ngày tuổi hàm lượng kháng thể diễn biến tăng theo qui luật, nhưng khác biệt giữa các quy trình 1, 2 và 3 là không lớn. Vaccine chưa bảo hộ đàn gà với bệnh Newcastle, chỉ bảo hộ một số cá thể.
Khi chủng vaccine cho gà theo Quy trình 4 (nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày tuổi, lặp lại lúc gà 21 ngày tuổi, tiêm M lúc gà 35 ngày tuổi và thu huyết thanh vào 42 ngày tuổi). Kết quả xét nghiệm, toàn bộ 100% mẫu kiểm đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2, GMT = 140,39. Với việc tiêm tăng cường vaccine M, hàm lượng kháng thể hiệu giá bảo hộ tăng rất cao. Rõ ràng, sử dụng Quy trình 4 chủng cho gà, hiệu giá kháng thể bảo hộ đạt tỷ lệ rất cao (100%), với quy trình này toàn đàn gà đã đáp ứng miễn dịch chống virus Newcastle.
Kết quả trên cho thấy, phòng bệnh Newcastle bằng vaccine Lasota cho gà có lặp lại (2 lần), thì hiệu quả đáp ứng miễn dịch lặp lại không cao, giá trị hiệu giá kháng thể trung bình nhân GMT < 16 (tức HI < 4log2), tỷ lệ mẫu có kháng thể bảo hộ < 70%, chỉ bảo hộ một số cá thể, toàn đàn gà chắc chắn không được vaccine bảo hộ với bệnh Newcastle. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tiêm nhắc lại lần 3 bằng vaccine M thì hiệu giá kháng thể bảo hộ tăng cao đạt mức 100%, với GMT = 140,39, cao gấp nhiều lần mức qui định về hàm lượng kháng thể bảo hộ. Đây là kết quả thí nghiệm quan trọng về ảnh hưởng của loại vaccine đến đáp ứng miễn dịch nhắc lại.
- Ở cùng phương thức và hướng nuôi như nhau, chúng tôi thực nghiệm chủng vaccine cho gà bằng Quy trình 3a (nhỏ ND-IB cho gà lúc 7 ngày, lặp lại 21 ngày tuổi, xác định hàm lượng kháng thể lúc gà 35 ngày tuổi) và Quy trình 4a (nhỏ ND-IB cho gà lúc 7 ngày, lặp lại 21 ngày tuổi, tiêm M lúc gà 35 ngày tuổi, xác định hàm lượng kháng thể lúc gà 42 ngày tuổi).
Từ kết quả trong Bảng 3.3 cho thấy, sau khi chủng cho gà theo Quy trình 3a, kết quả xét nghiệm huyết thanh chỉ có 6 mẫu (20% mẫu kiểm) đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2, GMT = 4,70, tỷ lệ kháng thể hiệu giá bảo hộ rất thấp chỉ bảo hộ một vài cá thể, toàn đàn gà chưa được bảo hộ. Như vậy, sử dụng vaccine ND-IB chủng cho gà lúc 7 ngày và lặp lại vào 21 ngày tuổi, thì hàm lượng kháng thể có được thời điểm gà 35 ngày tuổi không đủ bảo hộ cho toàn đàn gà với bệnh Newcastle.
Tuy nhiên sau khi chủng vaccine cho gà theo Quy trình 4a, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng kháng thể sinh ra tăng rất cao. Tất cả 30 mẫu huyết thanh xét nghiệm đều đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 (đạt 100% mẫu kiểm) với giá trị GMT = 80,63, toàn đàn gà đã được bảo hộ với bệnh Newcastle.
- Số liệu biểu thị trong Biểu đồ 3.1 cho thấy, lúc 35 ngày tuổi sau khi gà được chủng vaccine lần 1 vào lúc 7 ngày và lặp lại lúc 21 ngày tuổi thì xét nghiệm mẫu cho kết quả hiệu giá kháng thể bảo hộ chênh lệch khác biệt lớn giữa 2 quy trình vaccine 3
và 3a. Tuy nhiên ở giai đoạn tuổi này vaccine chỉ bảo hộ một vài cá thể chứ không đạt bảo hộ đàn. Với Quy trình 3, đàn gà Tây Sơn 1 có hiệu giá kháng thể với GMT= 13,3, trong khi ở đàn gà Tây Sơn 3 được sử dụng Quy trình 3a chỉ cho giá trị GMT = 4,7.
Biểu đồ 3.1. Hiệu giá kháng thể khi sử dụng quy trình vaccine khác nhau chủng cho
gà nuôi hướng thịt tại Tây Sơn
Chú thích: (1) Quy trình(QT): Nhỏ Lasota (với QT3) hoặc ND-IB (với QT3a) lúc 7 ngày tuổi, lặp lại
lúc 21 ngày tuổi, xác định kháng thể vào 35 ngày tuổi; Nhỏ Lasota (với QT4) hoặc ND-IB (với QT4a) lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và tiêm vaccine M lúc 35 ngày tuổi, xác định kháng thể vào 42
ngày tuổi; (2) Đàn Tây Sơn 1 sử dụng 2 loại vaccine Lasota-M; đàn Tây Sơn 3 sử dụng ND-IB và M.
Khi chủng nhắc lại lần 3 bằng vaccine M cho gà lúc 35 ngày tuổi, tiến hành khảo sát lúc gà 42 ngày tuổi cho thấy hiệu giá kháng thể hình thành trước đó tiếp tục tăng cường và tăng lên rất nhanh đạt mức bảo hộ đàn, với 100% số mẫu kiểm đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2. Nhưng chỉ số GMT có sự khác biệt rõ rệt, ở đàn Tây Sơn 1 là 140,39 còn ở đàn Tây Sơn 3 là 80,63. Với p = 0,0074 thì việc sử dụng vaccine độc lực yếu chủng cho gà lần đầu (chủng làm nền hay chủng lót) có ảnh hưởng đến hiệu giá kháng thể chống virus Newcastle.
Như vậy, ở đồng giai đoạn ngày tuổi chủng vaccine và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả sử dụng Quy trình 3 đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 (là 53,33%) cao hơn so với sử dụng Quy trình 3a (đạt 20%) vào lúc gà 35 ngày tuổi. Tuy nhiên sử dụng hai quy trình vaccine này chủng làm nền để đến 35 ngày tuổi tiêm vaccine M và xác định kháng thể vào 42 ngày tuổi, kết quả đều cho đáp ứng miễn dịch với bệnh Newcastle khá tốt, tuy nhiên giá trị GMT chênh lệch khá xa (140,39 và 80,63). Điều đó chứng tỏ việc sử dụng loại vaccine làm cơ sở (làm nền) trước khi tiêm vaccine chứa chủng độc lực mạnh hơn có ý nghĩa lớn trong phòng bệnh Newcastle bằng vaccine.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà hướng trứng quy mô gia trại
Gà được chủng vaccine bằng các quy trình khác nhau, kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh theo từng quy trình, giai đoạn tuổi sau khi chủng được nêu ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Hiệu giá kháng thể sau tiêm chủng với các quy trình vaccine ở gà nuôi hướng trứng tại Tây Sơn
Đàn gà Quy trình vaccine Số mẫu GMT Tỉ lệ có kháng thể (%) HI ≥ 4log2 Số mẫu Tỷ lệ (%) Tây Sơn*2 Quy trình 1 30 14,59 90 15 50 Quy trình 2 30 19,70 100 16 53,33 Quy trình 3 30 27,22 93,33 18 60 Quy trình 4 30 134,05 100 27 90
Tây Sơn*4 Quy trình 3a 30 7,29 100 10 33,33
Quy trình 4a 30 250,15 100 30 100
Chú thích: GMT:số đơn vị kháng thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu trung bình nhân; (*) gà nuôi hướng trứng.
- Chủng vaccine Lasota cho gà lúc 7 ngày tuổi, khi gà được 21 ngày tuổi tiến hành lấy mẫu huyết thanh (theo Quy trình 1), kết quả xét nghiệm số mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 chỉ có 15 mẫu (50% mẫu kiểm) ,với GMT = 14,59. Như vậy tại thời điểm này, vaccine chỉ bảo hộ một số cá thể chứ chưa bảo hộ toàn đàn gà.
Khi chủng cho gà theo Quy trình 2 và Quy trình 3 (tức nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và thực hiện lấy mẫu huyết thanh 2 lần để xác định kháng thể vào khi gà được 28 ngày (theo Quy trình 2) và 35 ngày tuổi (theo Quy trình 3). Kết quả xét nghiệm mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 tăng lên, lần lượt là 16 mẫu (53,33% mẫu kiểm) với GMT = 19,70 ở gà 28 ngày tuổi và 18 mẫu (60% mẫu kiểm) với GMT = 27,22 ở gà 35 ngày tuổi. Như vậy sau khi chủng theo các quy trình 1, 2 và 3, đến thời điểm 35 ngày tuổi vaccine chỉ bảo hộ cá thể, còn toàn đàn gà vẫn chưa được bảo hộ với bệnh Newcastle.
Tiếp tục tiêm chủng cho gà theo Quy trình 4 (nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày, tiêm M lúc 35 ngày tuổi và thu huyết thanh khi gà được 42 ngày tuổi). Kết quả xét nghiệm có 27 mẫu (90% mẫu kiểm) huyết thanh đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 với GMT = 134,05, toàn đàn gà được vaccine bảo hộ khá cao. Như vậy, hiệu giá kháng thể tăng dần sau khi tiêm vaccine nhắc lại phù hợp theo quy luật.
Với kết quả thực nghiệm này một lần nữa chứng tỏ tiêm nhắc lại (trước đó có chủng Lasota lặp lại 2 lần) bằng vaccine Newcastle M cho hiệu quả đáp ứng miễn dịch khá tốt, hiệu giá kháng thể trung bình nhân ở gà được tiêm nhắc lại đạt cao gấp nhiều lần so với việc chủng vaccine Lasota trước đó.
- Từ số kết quả liệu trong Bảng 3.4, ở hướng nuôi này với việc thực nghiệm tương tự như trước đó nhưng chủng theo Quy trình 3a và Quy trình 4a. Kết quả khảo
sát cho thấy được sau 2 lần chủng vaccine ND-IB cho gà lúc 7 ngày, lặp lại 21 ngày tuổi, lấy mẫu huyết thanh kiểm tra kháng thể lúc gà 35 ngày tuổi (Quy trình 3a), thì chỉ có 10 mẫu (33,33% mẫu kiểm) đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2, với GMT = 7,29, như vậy tại thời điểm 35 ngày tuổi, vaccine chỉ bảo hộ cá thể chưa bảo hộ đàn. Tuy nhiên, khi chủng tăng cường bằng vaccine M lúc gà 35 ngày tuổi, sau đó 7 ngày lấy mẫu xét nghiệm (theo Quy trình 4a). Kết quả cho thấy hàm lượng kháng thể tăng rất cao, với 100% mẫu kiểm có hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2, GMT = 250,15, đàn gà được vaccine bảo hộ với bệnh Newcastle. Kết quả mẫu kháng thể đạt hiệu giá bảo hộ cao hơn so với chủng theo Quy trình 4, cùng vùng nuôi như trình bày trước đó.
Trong cùng địa bàn, tuy nhiên ở gà nuôi hướng trứng qui mô gia trại kết quả kiểm tra kháng thể sinh ra sau tiêm phòng vaccine đạt hiệu giá bảo hộ cao, đàn được bảo hộ chắc chắn hơn. Dù có 2 lần tiêm chủng đầu tiên bằng vaccine Lasota hay ND- IB cho gà, thì hiệu quả bảo hộ đàn là không đạt mà nó chỉ dùng để chủng làm nền, muốn an toàn cho đàn gà thì nên phải tiêm vaccine M có chứa chủng virus độc lực cao hơn, đáp ứng miễn dịch tốt cho gà trước virus Newcastle.
Biểu đồ 3.2. Hiệu giá kháng thể khi sử dụng quy trình vaccine khác nhau chủng cho
gà nuôi hướng trứng tại Tây Sơn
Chú thích:(1)Quy trình (QT): Nhỏ Lasota (với QT3) hoặc ND-IB (với QT3a) lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi, xác định kháng thể vào 35 ngày tuổi; Nhỏ Lasota (với QT4) hoặc ND-IB (với QT4a) lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và tiêm vaccine M lúc 35 ngày tuổi, xác định kháng thể vào 42
ngày tuổi; (2) Đàn Tây Sơn 2 sử dụng 2 loại vaccine Lasota-M; Tây Sơn 4 sử dụng ND-IB và M.
Từ Biểu đồ 3.2, cho thấy sự chênh lệch hiệu giá kháng thể kiểm tra được sau khi sử dụng các quy trình vaccine khác nhau để chủng cho gà cùng hướng nuôi. Khảo sát mẫu huyết thanh khi gà 35 ngày tuổi, được chủng vaccine 2 lần vào lúc gà 7 ngày tuổi và 21 ngày tuổi, kết quả xét nghiệm hiệu giá kháng thể không đạt mức bảo hộ đàn.
Hiệu giá kháng thể ở đàn Tây Sơn*2 (sử dụng Quy trình 3) với giá trị GMT=27,22, ở đàn gà Tây Sơn*4 (sử dụng Quy trình 3a) với giá trị GMT = 7,29. Như vậy sau 2 lần chủng đầu tiên cho gà bằng vaccine Lasota (hoặc ND-IB) thì đàn gà không được bảo hộ với bệnh Newcastle, mà chỉ bảo hộ ở một số cá thể.
Khi chủng vaccine M cho gà lúc 35 ngày tuổi, khảo sát mẫu huyết thanh vào 42 ngày tuổi. Kết quả cho hiệu giá kháng thể tăng rất cao, gà đáp ứng miễn dịch với virus Newcastle. Hiệu giá kháng thể của đàn Tây Sơn*2 (sử dụng Quy trình 4) đạt giá trị GMT= 134,05, trong khi hiệu giá kháng thể đàn Tây Sơn*4 (sử dụng Quy trình 4a) đạt giá trị GMT= 250,15, cao gần gấp đôi so đàn Tây Sơn*2. Vì vậy việc chọn vaccine chủng đầu tiên (làm nền) có ý nghĩa trong phòng bệnh Newcastle (p = 0,038).