3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6.4. Quy luật hình thành kháng thể đặc hiệu
Kháng thể không sản sinh ra ngay sau khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể mà chỉ xuất hiện sau 6 - 7 ngày, rồi tăng dần và đạt mức tối đa sau 2 - 3 tuần, sau đó từ từ giảm và biến mất sau vài tuần, vài tháng, hoặc một năm. Sau khi kháng nguyên kích thích, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tiếp nhận kháng nguyên và phải mất một thời gian biệt hóa, phân chia trở thành tế bào sản xuất kháng thể, lúc đó mới có kháng thể xuất hiện, sớm nhất là IgM rồi đến IgG.
Nếu đưa kháng nguyên thêm một lần nữa vào cơ thể đúng đường đưa, đúng thời gian, có tính chất nhắc nhở lớn thì thời gian xuất hiện kháng thể sớm hơn và kháng thể sinh ra cũng nhiều hơn, bởi vì khi bị kháng nguyên lần đầu kích thích, một số loại tế bào có thẩm quyền miễn dịch đã biệt hóa thành tế bào sản xuất kháng thể và tiếp nhận thông tin kháng nguyên cất giữ lại. Khi kháng nguyên vào lần sau và tiếp xúc được với các tế bào này thì chúng chỉ việc: “nhớ” lại để sản xuất kháng thể mà thôi. Đây là cơ sở của hiện tượng “trí nhớ miễn dịch”. Ứng dụng hiện tượng này trong tiêm phòng vaccine được gọi là phương pháp “tiêm nhắc nhở”.
Kháng thể chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định, tùy từng loại kháng nguyên, tùy từng cơ thể và tùy vào một số điều kiện khác. Kháng thể được sinh ra có thể chỉ tồn tại một vài tuần, có khi vài tháng mới bị đào thải, cũng có trường hợp kháng thể tồn tại lâu hơn. Miễn dịch do virus kích thích nói chung thời gian miễn dịch lâu dài hơn miễn dịch do vi khuẩn kích thích như vaccine Newcastle Hệ 1, vaccine dịch tả lợn, vaccine dịch tả trâu bò và có khi miễn dịch suốt đời như miễn dịch chống đậu mùa. Khi biết kháng thể sắp hết, muốn bảo vệ cơ thể nhất thiết cần tiêm phòng lại người ta gọi đó là phương pháp “tái chủng”.
Tuy vậy, quy luật hình thành kháng thể bị các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể chi phối, đặc biệt là đặc tính, bản chất của kháng nguyên kích thích, khả năng kích thích miễn dịch của cơ thể và điều kiện ngoại cảnh nơi cơ thể đó tồn tại (Đinh Thị Bích Lân, 2007).
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hình thành kháng thể của cơ thể
✓ Ảnh hưởng của kháng nguyên: Kháng nguyên là yếu tố trước hết quyết định
đến sự hình thành kháng thể. Có nhiều loại kháng nguyên, nhiều cách đưa kháng nguyên vào cơ thể, do vậy ảnh hưởng của kháng nguyên có tính chất quyết định đến quá trình hình thành kháng thể và hàm lượng kháng thể, bao gồm yếu tố về bản chất, cấu trúc kháng nguyên, chất bổ trợ, sự phối hợp các kháng nguyên, liều lượng kháng nguyên, đường xâm nhập và những lần đưa kháng nguyên vào cơ thể.
✓ Ảnh hưởng của cơ thể động vật đến sự hình thành kháng thể, có nhiều yếu tố
liên quan đến như: động vật trưởng thành khả năng hình thành kháng thể mạnh hơn động vật non và động vật già. Động vật có sức đề kháng cao thì khả năng hình thành kháng thể mạnh. Dinh dưỡng tốt, khả năng hình thành kháng thể mạnh và thần kinh hưng phấn có khả năng hình thành kháng thể mạnh hơn thần kinh ở trạng thái ù lì.
✓ Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh như điều kiện vệ sinh, chăm sóc, nuôi
dưỡng; thời tiết, khí hậu khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh kháng thể (Đinh Thị Bích Lân, 2007).