3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên chương trình Microsoft Office Excel và phần mềm Minitab 17.
- Tính tỉ lệ phần trăm dương tính của chỉ tiêu có kháng nguyên, các tỉ số so sánh sai khác bằng phân tích hàm phân bố χ2 (Chi-square) (Snedecor & Cochran, 1980).
Tỷ lệ dương tính (%) = Số mẫu dương tính × 100 Tổng số mẫu
Tỷ lệ bảo hộ (%) = Số mẫu đạt hiệu giá kháng thể 4log2 trở lên
× 100 Tổng số mẫu
- Giá trị hiệu giá trung bình nhân (GMT): GMT= (T1. T2...Tn )1/n; Với T1, T2,...Tn là hiệu giá kháng nguyên của các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, n là số mẫu.
Khi tính GMT, để tránh kết quả bằng không (0) do có ít nhất một mẫu âm tính, trước hết là vận dụng giá trị logarit hóa theo cơ số 2 như bội số pha loãng mẫu.
Log2GMT = (Log2T1 + log2T2 +...+log2Tn)/n
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khảo cứu tỷ lệ tiêm phòng và tỷ lệ mắc bệnh Newcastle ở gà giai đoạn từ năm 2010-2015
3.1.1. Thực trạng kết quả tiêm phòng và dịch bệnh trên gà nuôi tại huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Thực trạng kết quả tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle cho gà nuôi tại Tây Sơn và An Nhơn của tỉnh Bình Định, từ năm 2010-2015 được trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle cho gà tại Tây Sơn và An Nhơn, tỉnh Bình Định từ năm 2010-2015
Đơn vị
Năm/tổng đàn gà/tỷ lệ tiêm phòng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng đàn (con) TL TP (%) Tổng đàn (con) TL TP (%) Tổng đàn (con) TL TP (%) Tổng đàn (con) TL TP (%) Tổng đàn (con) TL TP (%) Tổng đàn (con) TL TP (%) Tây Sơn 304.300 52 329.000 91 367.600 63 382.400 64 381.500 49 384.200 42 An Nhơn 443.500 58 419.400 59 503.300 66 530.800 72 592.320 35 615.600 35 Chú thích: TLTP=Tỷ lệ tiêm phòng
Nguồn: Niên giám thống kê của Cục Thống kê Bình Định và báo cáo năm của Trạm
Thú y Tây Sơn và Trạm Thú y An Nhơn, Chi cục CN và Thú Y Bình Định (Tài liệu nội bộ, 2015)
Kết quả số liệu thu thập được ở Bảng 3.1 cho thấy, tổng đàn gà nuôi tại huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn của tỉnh Bình Định diễn biến tăng qua từng năm, chứng tỏ nuôi gà đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người chăn nuôi nơi đây nhờ có truyền thống, thời gian nuôi ngắn, ít tốn công lao động, việc quản lý và chăm sóc dễ dàng. Thực tế cho thấy, bên cạnh kiểu nuôi gà truyền thống nhỏ lẻ phổ biến trong nông hộ đã có từ lâu, thì đã hình thành nhiều trang trại-gia trại chăn nuôi gà với qui mô lớn, áp dụng tốt quy trình chăn nuôi, quy trình phòng bệnh cho đàn gà.
Tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle cho đàn gà của hai địa phương đạt thấp, chưa đảm bảo an toàn cho gà với bệnh Newcastle. Khảo sát cho thấy, từ năm 2010-2015 trung bình tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle cho gà ở huyện Tây Sơn đạt khoảng 60%, còn ở thị xã An Nhơn đạt khoảng 54%. Kết quả tiêm phòng chưa
đạt yêu cầu, tỷ lệ bảo hộ sẽ còn thấp, nguy cơ phát dịch trên đàn gà là rất cao. Theo quy định tỷ lệ tiêm phòng bệnh Newcastle cho đàn gà phải đạt 100% trong diện tiêm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005).
Thực tế đã quan sát được, hầu hết là các nông hộ nuôi gà nhỏ lẻ qui mô từ 100 con trở lên, người dân đã chủ động tiêm chủng vaccine, tuy nhiên thực hiện không đầy đủ và đúng qui trình khuyến cáo. Dù vậy, với ý thức tự chủng vaccine phòng bệnh cho gà trong từng nông hộ, cũng đã góp phần làm cho dịch tễ bệnh Newcastle trở nên theo hướng có lợi cho chăn nuôi gà. Khảo cứu cũng đã cho thấy, những năm trước 2014 việc tiêm vaccine Cúm gia cầm ở địa phương này luôn được chú trọng thực hiện, tỷ lệ tiêm phòng bệnh này luôn đạt cao, đồng thời trong điều kiện thời tiết thuận lợi cũng phần nào làm giảm đáng kể các bệnh nguy hiểm trên gà, trong đó có bệnh Newcastle. Trong những năm này, mặc dù tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle cả tỉnh đạt thấp, bệnh có xảy ra nhưng không phát sinh thành dịch. Cuối năm 2013 đầu năm 2014, Nhà nước không hỗ trợ vaccine cúm tiêm cho gà và đàn gà phát bệnh gây thiệt hại khá lớn cho người chăn nuôi, trong số đó có triệu chứng của bệnh Newcastle. Thực tế sau khi kiểm tra, kết quả xác định đàn gà của người dân ở một số xã trên địa bàn huyện Tây Sơn, thị xã An Nhơn và các địa phương khác trong tỉnh bị chết là do nhiễm bệnh Newcastle (Vũ Đình Thung, 2014).
Ngoài sự quan tâm, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động từ phía Nhà nước quản lý dịch bệnh, thì người chăn nuôi đã có ý thức cao trong vấn đề phòng bệnh, tích cực áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện tốt các giải pháp tổng hợp phòng bệnh khác và quan tâm phòng bệnh bằng vaccine Newcastle cho đàn gà.
3.1.2. Khảo cứu tỷ lệ tiêm phòng và tỷ lệ mắc bệnh Newcastle ở gà nuôi tại Bình Định
Chăn nuôi là lĩnh vực khá phát triển ở tỉnh Bình Định, trong đó nổi bật là chăn nuôi bò, heo và gà. Hàng năm, giá trị chăn nuôi chiếm khoảng 38% đến 42% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Tỉnh. Quan sát từ năm 2010 đến năm 2015 cho thấy, đàn gà luôn duy trì ổn định từ 3,5 triệu đến 4,6 triệu con (Tài liệu nội bộ, 2015). Chăn nuôi gà nhỏ lẻ trong nông hộ đã là truyền thống, chiếm số lượng khá lớn. Những năm gần đây nhiều trang trai-gia trại chăn nuôi gà qui mô lớn đã hình thành và phát triển. Song dịch bệnh trên đàn gà luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu đối với người chăn nuôi. Phòng bệnh bằng vaccine là một trong những biện pháp mà người chăn nuôi luôn chú trọng, đặc biệt là phòng các bệnh như Cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle,… Tuy nhiên, đã có nhiều trang trại, gia trại và người chăn nuôi gà gặp phải đó là cho dù làm tốt khâu tiêm vaccine theo khuyến cáo, nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra trên đàn gà của hộ mình, nhất là bệnh Newcastle là một trong những nguyên nhân làm chết gà hàng loạt.
Do vậy “Đánh giá ảnh hưởng của tiêm vaccine đối với tỷ lệ mắc bệnh” là một trong những bài toán thực tiễn đòi hỏi ngay cả khi vaccine đã được nhà sản xuất thực nghiệm và khuyến cáo sử dụng. Nghĩa là xét mối tương quan giữa tỷ lệ tiêm phòng bằng vaccine và tỷ lệ mắc bệnh. Kết quả số liệu khảo cứu được nêu trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả số liệu khảo cứu về tỷ lệ tiêm phòng và tỷ lệ mắc bệnh Newcastle ở
đàn gà nuôi tại tỉnh Bình Định, qua các năm từ 2010-2015
Năm Tỷ lệ tiêm X (%) Tỷ lệ bệnh Y (%) Số thứ tự bậc d = (X-Y) d2 X Y 2010 59 1,1 3 5 -2 4 2011 85 0,9 1 6 -5 25 2012 58 1,7 4 3 +1 1 2013 79 1,4 2 4 -2 4 2014 43 2,2 5 1 +4 16 2015 33 1,8 6 2 +4 16 ∑d2=66
Nguồn: Niên giám thống kê của Cục Thống kê Bình Định và báo cáo năm của Chi cục
CN và Thú Y Bình Định (Tài liệu nội bộ, 2015)
Từ kết quả số liệu khảo cứu về tỷ lệ tiêm phòng và tỷ lệ mắc bệnh Newcastle trên đàn gà nuôi ở tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2010 đến 2015trình bày ở Bảng3.2, phân tích xác định được Hệ số liên quan thứ bậc: rrange = - 0,89. Điều này nghĩa là tỷ lệ tiêm phòng bằng vaccine và tỷ lệ mắc bệnh có mối tương quan nghịch mạnh. Hay nói cách khác, tiêm vaccine Newcastle đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh Newcastle ở gà nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Như vậy chăn nuôi nói chung, gia cầm mà đặc biệt là chăn nuôi gà nói riêng, trong phòng bệnh, nhất là phòng bệnh Newcastle ngoài quan tâm áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, chăm sóc nuôi dưỡng thì việc phòng bệnh bằng vaccine là giải pháp hữu hiệu nhất trong tình hình hiện nay.
3.2. Khảo sát đáp ứng miễn dịch ở gà sau khi chủng vaccine Newcastle
3.2.1.Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà hướng thịt và hướng trứng ở huyện Tây Sơn thể ở gà hướng thịt và hướng trứng ở huyện Tây Sơn
3.2.1.1. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà hướng thịt
Kết quả xét nghiệm xác định hiệu giá kháng thể từ các mẫu huyết thanh thu được sau chủng cho gà với các quy trình vaccine khác nhau được trình bày ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Hiệu giá kháng thể sau chủng vaccine cho gà nuôi hướng thịt tại Tây Sơn với các quy trình khác nhau
Đàn gà Quy trình vaccine Số mẫu GMT Tỉ lệ có kháng thể (%) HI ≥ 4log2 Số mẫu Tỷ lệ (%) Tây Sơn 1 Quy trình 1 30 9,85 100 11 36,67 Quy trình 2 30 11,85 96,67 12 40 Quy trình 3 30 13,3 96,67 16 53,33 Quy trình 4 30 140,39 100 30 100
Tây Sơn 3 Quy trình 3a 30 4,7 96,67 6 20
Quy trình 4a 30 80,63 100 30 100
Chú thích: (1)GMT: số đơn vị kháng thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu trung bình nhân; (2) Quy trình
1: Nhỏ Lasota lúc 7 ngày tuổi và xác định kháng thể vào 21 ngày tuổi; Quy trình 2: Nhỏ Lasota lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và xác định kháng thể vào 28 ngày tuổi; Quy trình 3: Nhỏ Lasota lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và xác định kháng thể vào 35 ngày tuổi; Quy trình 4: Nhỏ Lasota lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và tiêm vaccine M lúc 35 ngày tuổi, xác định kháng thể
vào 42 ngày tuổi; (3) Quy trình 3a: Nhỏ ND-IB lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và xác định
kháng thể vào 35 ngày tuổi; Quy trình 4a: Nhỏ ND-IB lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và tiêm vaccine M lúc 35 ngày tuổi, xác định kháng thể vào 42 ngày tuổi.
Qua Bảng 3.3, cho thấy hiệu giá kháng thể tăng dần khi tiêm vaccine lặp lại. - Khi chủng vaccine theo Quy trình 1 (nhỏ Lasota cho gà lần 1 vào lúc 7 ngày tuổi, lấy mẫu huyết thanh xác định kháng thể khi gà được 21 ngày tuổi), kết quả 100% mẫu xét nghiệm có kháng thể. Mẫu huyết thanh đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 ở giai đoạn gà 21 ngày tuổi chỉ có 11 mẫu (đạt 36,67% mẫu kiểm), GMT= 9,85. Tỷ lệ mẫu có kháng thể đạt bảo hộ thấp, vào thời điểm này chỉ một số cá thể đáp ứng miễn dịch đối với bệnh Newcastle, toàn đàn gà chưa được bảo hộ.
Chủng theo Quy trình 2 (nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày tuổi, lặp lại lúc gà 21 ngày tuổi, thu huyết thanh vào lúc gà 28 ngày) và theo Quy trình 3 (nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày tuổi, lặp lại lúc gà 21 ngày tuổi, thu huyết thanh vào lúc gà 35 ngày tuổi). Kết quả xét nghiệm số mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 thu được lần lượt là: 12 mẫu (40% mẫu kiểm), GMT = 11,85 lúc gà 28 ngày tuổi và 16 mẫu (53,33% mẫu
kiểm), GMT = 13,30 lúc gà 35 ngày tuổi. Như vậy sau 2 lần chủng vaccine Lasota cho gà, lúc được 35 ngày tuổi hàm lượng kháng thể diễn biến tăng theo qui luật, nhưng khác biệt giữa các quy trình 1, 2 và 3 là không lớn. Vaccine chưa bảo hộ đàn gà với bệnh Newcastle, chỉ bảo hộ một số cá thể.
Khi chủng vaccine cho gà theo Quy trình 4 (nhỏ Lasota lúc gà 7 ngày tuổi, lặp lại lúc gà 21 ngày tuổi, tiêm M lúc gà 35 ngày tuổi và thu huyết thanh vào 42 ngày tuổi). Kết quả xét nghiệm, toàn bộ 100% mẫu kiểm đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2, GMT = 140,39. Với việc tiêm tăng cường vaccine M, hàm lượng kháng thể hiệu giá bảo hộ tăng rất cao. Rõ ràng, sử dụng Quy trình 4 chủng cho gà, hiệu giá kháng thể bảo hộ đạt tỷ lệ rất cao (100%), với quy trình này toàn đàn gà đã đáp ứng miễn dịch chống virus Newcastle.
Kết quả trên cho thấy, phòng bệnh Newcastle bằng vaccine Lasota cho gà có lặp lại (2 lần), thì hiệu quả đáp ứng miễn dịch lặp lại không cao, giá trị hiệu giá kháng thể trung bình nhân GMT < 16 (tức HI < 4log2), tỷ lệ mẫu có kháng thể bảo hộ < 70%, chỉ bảo hộ một số cá thể, toàn đàn gà chắc chắn không được vaccine bảo hộ với bệnh Newcastle. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tiêm nhắc lại lần 3 bằng vaccine M thì hiệu giá kháng thể bảo hộ tăng cao đạt mức 100%, với GMT = 140,39, cao gấp nhiều lần mức qui định về hàm lượng kháng thể bảo hộ. Đây là kết quả thí nghiệm quan trọng về ảnh hưởng của loại vaccine đến đáp ứng miễn dịch nhắc lại.
- Ở cùng phương thức và hướng nuôi như nhau, chúng tôi thực nghiệm chủng vaccine cho gà bằng Quy trình 3a (nhỏ ND-IB cho gà lúc 7 ngày, lặp lại 21 ngày tuổi, xác định hàm lượng kháng thể lúc gà 35 ngày tuổi) và Quy trình 4a (nhỏ ND-IB cho gà lúc 7 ngày, lặp lại 21 ngày tuổi, tiêm M lúc gà 35 ngày tuổi, xác định hàm lượng kháng thể lúc gà 42 ngày tuổi).
Từ kết quả trong Bảng 3.3 cho thấy, sau khi chủng cho gà theo Quy trình 3a, kết quả xét nghiệm huyết thanh chỉ có 6 mẫu (20% mẫu kiểm) đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2, GMT = 4,70, tỷ lệ kháng thể hiệu giá bảo hộ rất thấp chỉ bảo hộ một vài cá thể, toàn đàn gà chưa được bảo hộ. Như vậy, sử dụng vaccine ND-IB chủng cho gà lúc 7 ngày và lặp lại vào 21 ngày tuổi, thì hàm lượng kháng thể có được thời điểm gà 35 ngày tuổi không đủ bảo hộ cho toàn đàn gà với bệnh Newcastle.
Tuy nhiên sau khi chủng vaccine cho gà theo Quy trình 4a, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng kháng thể sinh ra tăng rất cao. Tất cả 30 mẫu huyết thanh xét nghiệm đều đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 (đạt 100% mẫu kiểm) với giá trị GMT = 80,63, toàn đàn gà đã được bảo hộ với bệnh Newcastle.
- Số liệu biểu thị trong Biểu đồ 3.1 cho thấy, lúc 35 ngày tuổi sau khi gà được chủng vaccine lần 1 vào lúc 7 ngày và lặp lại lúc 21 ngày tuổi thì xét nghiệm mẫu cho kết quả hiệu giá kháng thể bảo hộ chênh lệch khác biệt lớn giữa 2 quy trình vaccine 3
và 3a. Tuy nhiên ở giai đoạn tuổi này vaccine chỉ bảo hộ một vài cá thể chứ không đạt bảo hộ đàn. Với Quy trình 3, đàn gà Tây Sơn 1 có hiệu giá kháng thể với GMT= 13,3, trong khi ở đàn gà Tây Sơn 3 được sử dụng Quy trình 3a chỉ cho giá trị GMT = 4,7.
Biểu đồ 3.1. Hiệu giá kháng thể khi sử dụng quy trình vaccine khác nhau chủng cho
gà nuôi hướng thịt tại Tây Sơn
Chú thích: (1) Quy trình(QT): Nhỏ Lasota (với QT3) hoặc ND-IB (với QT3a) lúc 7 ngày tuổi, lặp lại
lúc 21 ngày tuổi, xác định kháng thể vào 35 ngày tuổi; Nhỏ Lasota (với QT4) hoặc ND-IB (với QT4a) lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và tiêm vaccine M lúc 35 ngày tuổi, xác định kháng thể vào 42
ngày tuổi; (2) Đàn Tây Sơn 1 sử dụng 2 loại vaccine Lasota-M; đàn Tây Sơn 3 sử dụng ND-IB và M.
Khi chủng nhắc lại lần 3 bằng vaccine M cho gà lúc 35 ngày tuổi, tiến hành khảo sát lúc gà 42 ngày tuổi cho thấy hiệu giá kháng thể hình thành trước đó tiếp tục tăng cường và tăng lên rất nhanh đạt mức bảo hộ đàn, với 100% số mẫu kiểm đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2. Nhưng chỉ số GMT có sự khác biệt rõ rệt, ở đàn Tây Sơn 1 là 140,39 còn ở đàn Tây Sơn 3 là 80,63. Với p = 0,0074 thì việc sử dụng vaccine độc lực yếu chủng cho gà lần đầu (chủng làm nền hay chủng lót) có ảnh hưởng đến hiệu giá kháng thể chống virus Newcastle.
Như vậy, ở đồng giai đoạn ngày tuổi chủng vaccine và lấy mẫu xét nghiệm, kết