Loài cảm thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh newcastle ở gà trên địa bàn tây sơn và an nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Loài cảm thụ

1.3.1.1. Trong tự nhiên

Virus Newcastle gây ra bệnh ở các loài gia cầm như gà, gà tây, các loài chim, cút, bồ câu.... Mọi lứa tuổi đều cảm thụ với bệnh, gia cầm non mẫn cảm hơn gia cầm lớn. Gà cảm thụ bệnh mạnh nhất rồi đến gà tây. Tuổi càng tăng tính cảm thụ càng giảm (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978). Trong thiên nhiên, bồ câu, chim sẻ và một số loài chim trời khác cũng cảm thụ bệnh. Các loài thủy cầm, ngỗng là loài dễ nhiễm bệnh. Ngoài ra người và một số động vật có vú như chó, chuột…, cũng có thể mắc bệnh (Nguyễn Văn Hành, 1983). Vịt, ngan, ngỗng đều có khả năng nhiễm bệnh Newcastle nhưng ở mức độ nhẹ hơn, có rất ít hoặc không có dấu hiệu của bệnh mặc dù chủng virus gây chết ở gà. Ở ngỗng và vịt mắc bệnh có biểu hiện liệt chân, cánh và không có triệu chứng hô hấp. Tỷ lệ nhiễm của ngỗng, ngan và vịt khoảng 10% hoặc ít hơn. Tỷ lệ chết ở vịt và ngỗng chỉ khoảng 10% (Asplin, 1986; Higgins, 1971).

Bệnh trạng và tỷ lệ chết khác nhau phụ thuộc vào cả virus bệnh nguyên và loài chim ký chủ, nhưng ở gà thường gây viêm dạ dày-ruột và viêm não, viêm phổi là nguyên nhân chính của thiệt hại chăn nuôi gà. Đa số trường hợp cảm nhiễm ở các loại chim hoang và chim nhỏ thường ẩn tính. Thể viêm dạ dày-ruột thường trải qua cấp tính, tỷ lệ chết cao, còn thể viêm phổi-não thường trải qua mãn tính, tỷ lệ chết thấp, sản lượng trứng giảm. Nếu người cảm nhiễm virus bệnh Newcastle thì thường bị viêm kết mạc, có thể có triệu chứng mệt mỏi toàn thân như bệnh cúm (Phạm Hồng Sơn, 2013). Sau một thời gian nung bệnh từ 1 đến 4 ngày, viêm kết mạc xuất hiện và thường chỉ có một bên mắt. Trong 50% trường hợp thấy hạch xung quanh mắt phản ứng. Viêm kết mạc kéo dài 3 - 5 ngày, ít khi 2 đến 3 tuần lễ và khỏi hẳn. Cũng có trường hợp bị nhễm trùng toàn thân, kéo theo sốt và một hội chứng cúm có hoặc không có viêm kết mạc, những trường hợp này rất hiếm. Viêm kết mạc là triệu chứng phổ biến. Người mắc bệnh Newcastle do tiếp xúc với gà bệnh hoặc gián tiếp mắc bệnh do những dụng cụ dính virus. Virus được đưa lên mắt bằng tay bẩn hoặc không khí (Nguyễn Hữu Ninh, 1987).

Theo Acha và Szyfres (1987), bệnh không xảy ra thường xuyên trên người, chủ yếu là những người do tính chất nghề nghiệp có liên quan như công nhân lò mổ, nhân viên phòng thí nghiệm hoặc những người thực hiện việc chủng ngừa vaccine sống. Kaleta và Baldauf (1988) nhận thấy virus Newcastle có thể gây nhiễm tới 236 loài

chim của 27 bộ khác nhau. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh rất khác nhau giữa các loài chim bị nhiễm virus (Phan Chí Thông, 2015).

1.3.1.2. Trong phòng thí nghiệm

Bào thai gà 9 - 10 ngày thích nghi nhất với việc nuôi cấy virus. Sau khi tiêm từ 36 - 48 giờ toàn bộ bào thai và nước trứng chứa virus (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978). Dùng gà giò để gây bệnh, sau khi tiêm truyền virus gà sẽ có triệu chứng và bệnh tích giống như gà mắc bệnh tự nhiên. Có thể dùng bồ câu gây bệnh bằng cách tiêm virus vào bắp thịt, sau 6-8 ngày bồ câu bị tê liệt và chết sau 15 - 16 ngày. Ngoài ra cũng có thể tiêm vào óc hay xoang phúc mạc chuột, chuột bạch sẽ chết sau 3 - 6 ngày (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh newcastle ở gà trên địa bàn tây sơn và an nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)