3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.3. So sánh tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus Newcastle ở gà nuôi nhỏ lẻ trong nông
nông hộ thuộc huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Với kết quả xét nghiệm mẫu phân gà nuôi qui mô nhỏ lẻ trong nông hộ ở các vùng khác nhau của 20 xã thuộc huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, trình bày trong Bảng 3.10, Bảng 3.11 và được biểu thị bằng Biểu đồ 3.11.
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus Newcastle ở gà nuôi tại Tây Sơn và An
Nhơn, tỉnh Bình Định qua các tháng khảo sát
- Hiệu giá phân bố kháng nguyên virus Newcastle ở hai địa bàn khảo sát: kết quả xét nghiệm mẫu phân gà thuộc huyện Tây Sơn cho thấy hiệu giá kháng nguyên lệch từ một đến bốn mức so với kháng nguyên chuẩn, hiệu giá xê lệch ngưng kết 1log2 đến 4log2; trong khi đó kết quả xét nghiệm mẫu phan gà thuộc thị xã An Nhơn có hiệu giá xê lệch từ 1log2 đến 3log2 tức lượng kháng nguyên lệch tương ứng một đến ba mức so với lượng kháng nguyên chuẩn. Phân bố kháng nguyên có sự khác nhau cho nên tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm mầm bệnh Newcastle ở gà giữa hai địa bàn cũng khác nhau. Tỷ lệ nhiễm virus Newcastle gà nuôi trên tại huyện Tây Sơn là 19,18%, trong khi tỷ lệ nhiễm Newcastle ở gà nuôi tại thị xã An Nhơn là 9,21%. Với giả thuyết hàm phân phối chuẩn, ta tính được χ2 = 12,91 > χ2α=0,05 = 3,84. Như vậy là sự sai khác có ý nghĩa thống kê, mẫu phân gà xét nghiệm được lấy ở địa bàn khác nhau thì tỷ lệ nhiễm bệnh khác nhau.
- Tại huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn của tỉnh Bình Định, một tỷ lệ khá lớn gà nuôi nhỏ lẻ mang kháng nguyên virus Newcaste và một số nhân tố khác gây ngưng kết hồng cầu. Xem như tỷ lệ lưu hành virus Newcastle trên gà nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ ở huyện Tây Sơn cao hơn gà nuôi ở thị xã An Nhơn là 9,97% (Tây Sơn là 19,18%, An Nhơn là 9,21%), điều này cũng đồng nghĩa với khả năng mắc bệnh Newcastle trên đàn gà của huyện Tây Sơn cao gần gấp đôi so với gà nuôi ở thị xã An Nhơn, bởi tỷ lệ bảo hộ của đàn gà nuôi ở thị xã An Nhơn lên đến 90,79% trong khi đó tỷ lệ bảo hộ đàn gà nuôi ở huyện Tây Sơn là 80,82% theo phân tích huyết thanh học.
Phân tích trước đó cũng cho thấy xét theo vùng nuôi gà, giữa huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định thì tỷ lệ mang virus không tương quan thuận với nhau giữa các tháng lấy mẫu phân của các cá thể gà ở hai địa bàn này làm xét nghiệm. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của Phạm Hồng Sơn và cộng sự (2011) trên địa bàn Thừa thiên-Huế (Phạm Hồng Sơn và cs, 2012).
- Cường độ nhiễm kháng nguyên virus Newcatle trên gà nuôi ở huyện Tây Sơn là 1,28 trong khi gà nuôi ở thị xã An Nhơn là 1,08. Rõ ràng nguy cơ mắc bệnh Newcastle và tốc độ lây lan mạnh hơn trong đàn gà nuôi ở huyện Tây Sơn so với gà nuôi ở thị xã An Nhơn của tỉnh Bình Định.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Từ các kết quả khảo cứu và nghiên cứu đã được trình bày ở trên tôi có một số kết luận sau:
- Việc tiêm vaccine đã làm giảm đáng kể tỷ lệ gà mắc bệnh.
- Chủng vaccine phòng bệnh Newcastle cho gà theo Quy trình: nhỏ Lasota (hoặc ND-IB) lúc 7 ngày tuổi, lặp lại lúc 21 ngày tuổi và tiêm M lúc gà 35 ngày tuổi là có hiệu quả nhất, tỷ lệ bảo hộ đạt rất cao 90% đến 100%, gà có đáp ứng miễn dịch dịch thể rất cao chống virus Newcastle. Có thể tiêm sớm vaccine M cho gà lúc 35 ngày tuổi.
- Hiệu giá kháng thể chống virus Newcastle ở gà tăng dần theo thời gian sau khi tiêm vaccine nhắc lại. Việc sử dụng loại vaccine chủng làm cơ sở (nền) trước khi tiêm vaccine chứa chủng độc lực mạnh hơn có ý nghĩa lớn trong phòng bệnh Newcastle bằng vaccinehay ảnh hưởng của chủng loại vaccine đến đáp ứng miễn dịch nhắc lại.
- Cùng chủng vaccine, ngày tuổi tiêm vaccine, ngày lấy mẫu sau tiêm vaccine và hướng nuôi như nhau, nhưng ở vùng nuôi khác nhau thì mẫu kháng thể hiệu giá bảo hộ ở gà sau khi chủng vaccine đạt được mức bảo hộ đàn sớm hay muộn khác nhau. Gà nuôi ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đạt bảo hộ sau khi chủng vaccine Lasota lúc gà 7 ngày, lặp lại vào 21 ngày tuổi và vaccine đạt bảo hộ đàn khi gà 28 ngày tuổi, đáp ứng miễn dịch sớm hơn gà nuôi ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Một tỷ lệ khá lớn gà ở Tây Sơn và An Nhơn mang kháng nguyên virus Newcaste và một số nhân tố khác gây ngưng kết hồng cầu. Tỷ lệ lưu hành virus Newcastle trên đàn gà tại các xã thuộc huyện Tây Sơn là 19,18%, với cường độ nhiễm toàn đàn (tức hiệu giá virus trung bình nhân toàn đàn - GMT) là 1,28. Trong khi đó chỉ số này ở đàn gà nuôi tại các xã thuộc thị xã An Nhơn với tỷ lệ lưu hành virus Newcastle là 9,21%, cường độ nhiễm 1,08. Xét theo vùng nuôi thì tỷ lệ mang virus tương quan không thuận với nhau. Các tháng lấy mẫu khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh khác nhau, tùy thuộc vào địa bàn lấy mẫu.
4.2. Kiến nghị
- Các chẩn đoán, xét nghiệm cần được tiến hành thường xuyên để xác định tỷ lệ mang trùng trên các loài gia cầm nhằm có chiến lược phòng, chống thích hợp.
- Thực hiện phòng bệnh Newcastle bằng tiêm phòng vaccine định kỳ để nâng cao hiệu quả phòng bệnh, đặc biệt là tiêm sớm vaccine hệ M có hiệu quả rất tốt.
virus Newcastle ở gà nhằm có cơ sở khoa học và thực tiễn đáp ứng cho yêu cầu phòng, chống và thanh toán bệnh này.
- Phương pháp HA, HI và SSDHI cần được mở rộng áp dụng để chẩn đoán bệnh Newcastle. Do cả hai phương pháp này đều có ưu điểm là: dễ thực hiện, chi phí để thực hiện thấp và cho kết quả nhanh nên có thể được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh ở một số cơ quan thú y vùng hay công trình nghiên cứu, học tập còn gặp nhiều khó khăn về tài chính nên chưa thể áp dụng các phương pháp chẩn đoán đắt tiền như ELISA, PCR….
- Tiếp tục nghiên cứu khảo sát hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle cho gà, với các loại vaccine có độc lực khác nhau hiện đang sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gà ở Việt Nam, để có được khuyến cáo cho người chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Hoài Anh (1999). Nước tốt và sạch, một yếu tố cần thiết trong chăn nuôi gia cầm. Chuyên san chăn nuôi gia cầm. Tủ sách trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Tấn Rõ, Nguyễn Phúc Khánh, Trần Thị Hồng Liễu (2014). Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vaccine Newcastle trên một số giống gà thả vườn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề Nông nghiệp 2: 128-132.
3. Nguyễn Xuân Bình, Trần Văn Hạnh, Tô Thị Phấn (1999). 109 bệnh gia cầm. NXB Tổng hợp Đồng Nai: 145-146.
4. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2005). 109 Bệnh gia cầm và cách phòng trị. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 120-130.
5. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (1993). Tiêu chuẩn ngành chăn nuôi gia cầm.Quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005). Quyết định số 63/2005/QĐ- BNN ngày 13 tháng 10 năm 2005, Về việc Ban hành Quy định về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Newcastle ở gia cầm. Thông tư số 05/2011/TT-BNNPTNT. 8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( 2006). Quy trình chẩn đoán bệnh
Newcastle.
9. Cục Thú y, Công Ty Sanofi (1994). Hội thảo Khoa học về Phòng ngừa Bệnh Gia cầm, TP. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Huy Đăng (2014). Giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 ở gia cầm tại 4 chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khoa học Kỹ thuật Thú y
XXI (1-2014): 17-18.
11. Nguyễn Văn Hành (1983). Phòng chống bệnh truyền nhiếm cho gia cầm nuôi công nghiệp, . NXB Nông Nghiệp Hà Nội: 33.
nuôi và biện pháp khống chế. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội: 376-387. 13. Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Minh Tâm (2007). Giáo trình Vi sinh vật - Bệnh
truyền nhiễm vật nuôi. NXB Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
14. Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Hương (2010). Giáo trình miễn dịch học ứng dụng. NXB Nông nghiệp Hà Nội: 78.
15. Nguyễn Đức Hiên (2011). Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia cầm. NXB Đại học Cần Thơ: 30-50.
16. Nguyễn Thu Hồng (1983). Nghiên cứu bệnh Newcastle và văccin Newcastle, Những thành tựu mới về nghiên cứu phòng chống bệnh vật nuôi. NXB Nông Nghiệp Hà Nội: 247-261.
17. Nguyễn Thu Hồng (1983). Những thành tựu mới về nghiên cứu phòng chống bệnh vật nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp: 25.
18. Nguyễn Bá Huệ, Nguyễn Thu Hồng, Lưu Thị Nhung (1986)). Kết quả nghiên cứu tiêu diệt bệnh Newcastle và các tổ chức điều hành áp dụng trên dịa bàn huyện, tỉnh, Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang: 10-16.
19. Lê Văn Hùng (1996). Nghiên cứu miễn dịch thu được trên các bệnh truyền nhiễm do virus, đề xuất những cải tiến trong quy trình phòng bệnh bẵng văccin cho gà. Luận Án PTS Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh: 19-22.
20. Đinh Thị Bích Lân (2007). Giáo trình Miễn dịch học Thú y. NXB Đại học Huế: 8-11, 47.
21. Phạm Sĩ Lăng, Lê Thị Tài (2009). Thực hành điều trị thú y. NXB Nông nghiệp: 125-130, 133-137.
22. Phạm Sỹ Lăng (1999). Sổ tay điều trị một số bệnh phổ biến ở vật nuôi. NXB Lao động-Xã hội: 74-75.
23. Lowell E. J. (1996). Phòng bệnh Newcastle. Khoa học Kỹ thuật Thú y IV(1): 80-85.
24. Lê Hồng Mận, Nguyễn Thanh Sơn (2004). Kỹ thuật nuôi gà ri và gà ri pha. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 124-126.
người chăn nuôi gà. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 182-192.
26. Lê Văn Năm (2009). Chẩn đoán phân biệt bệnh cúm gia cầm với Newcastle trong thực tế sản xuất. Tạp chí Chăn nuôi 5: 18.
27. Navetco (1995). Vacxin Niu-cat-xơn đông khô chủng Mukteswar, Vacxin và thuốc thú y. NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh: tr 44-45.
28. Nguyễn Thị Nga, Phùng Đức Tiến, Cao Đình Tuấn, Nguyễn Hồng Dung, Dương Thị Oanh, Pham Minh Hường, Nguyễn Thị Nhung (2007). Xây dựng quy trình phòng bệnh Newcastle và Gumboro bằng các loại vacxin cho gà Sao.
Tạp chí Khoa học, Viện Chăn nuôi Việt Nam.
http://www.vcn.vnn.vn/Post/Tapchi_KHCN/NAM_2007/SO_8/B9_XDQT%20 benh.pdf).
29. Nguyễn Hữu Ninh (1987). Những bệnh của gia súc lây sang người. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 35 - 42.
30. Nguyễn Thị Phước Ninh (2005). Bài giảng bệnh truyền nhiễm gia cầm. Tủ sách trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Phạm Thị Hồng Lam, Đỗ Thị Lợi, Phạm Hồng Sơn (2012). Sử dụng tổ hợp phản ứng ngưng kết hồng cầu trực tiếp với trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu chuẩn (HA-SSDHI) và trắc định xê lệch ngưng kết gián tiếp chuẩn (SSIA) trong chẩn đoán bệnh Niucatxon. Khoa học kỹ thuật thú y XIX (1): 48-56.
32. Lê Văn Phan, K. Imai, Tô Long Thành, Trương Văn Dũng (2006). Đặc tính miễn dịch của kháng thể đơn dòng kháng virus Newcastle sản xuất tại Viện thú y. Khoa học kỹ thuật thú y XIII (1): 13-17.
33. Nguyễn Phát (1986). Bệnh gia cầm. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tập 2. 34. Nguyễn Vĩnh Phước, Hồ Đình Chúc, Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh
(1978). Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 387- 398.
35. Trương Quang, Trương Hà Thái (2005). Bệnh Newcastle thể không điển hình và lịch sử dụng vaccine ở đàn gà thịt nuôi tập trung. Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp: 135-139.
36. Dương Nghĩa Quốc (2007). Xác định mức độ độc lực của một số chủng virus Newcastle phân lập từ các ổ dịch tự nhiên trên đàn gà nuôi thả ở tỉnh Đồng
Tháp. Khoa học Kỹ thuật Thú y 10 (2): 27-31.
37. Dương Nghĩa Quốc, Kim Văn Phúc, Nguyễn Hồ Thiện Trung, Trần Đình Từ (2007). Xác định mức độ độc lực của một số chủng virus Newcastle phân lập từ các ổ dịch tự nhiên trên đàn gà nuôi ở tỉnh Đồng Tháp. Khoa học Kỹ thuật Thú y XIV (1): 27-31.
38. Rones Z., Levy R. (1996). Chiều hướng mới về tiêm chủng phòng bệnh Newcastle. Khoa học Kỹ thuật Thú y VIII(2): 80-85.
39. Phạm Hồng Sơn (2006). Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y (phần đại cương). NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 104-106.
40. Phạm Hồng Sơn (2009). Nghiên cứu tạo kháng nguyên ngưng kết hồng cầu gián tiếp gắn virus cúm A và vận dụng mới trong chẩn đoán bệnh cúm ở gia cầm. Khoa học Kỹ thuật Thú y XVI (2): 12-22.
41. Phạm Hồng Sơn (2012). Giáo trình Vi sinh vật học chăn nuôi. NXB Đại học Huế: 104.
42. Phạm Hồng Sơn ( 2013). Giáo trình Vi sinh vật học thú y. NXB Đại học Huế: 176-183.
43. Phạm Hồng Sơn, Bùi Quang Anh (2006). Giáo trình Bệnh truyền nhiễm Thú y (Phần đại cương). NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 74, 104-106 và 117 -118.
44. Phạm Hồng Sơn, Phạm Thị Hồng Hà, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Trịnh Công Chiến, Phạm Thị Hồng Lam, Đỗ Thị Lợi, Bùi Thị Hiền (2012). Sử dụng phương pháp SSIA xác định sự lưu hành của virus Gumboro và Newcastle ở gà qua hai mùa Xuân-Hè và Thu-Đông năm 2011 tại Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu hội nghị Khoa học và Công nghệ: 70.
45. Phạm Hồng Sơn, Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang Trung (2002). Giáo trình vi sinh vật thú y. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội: 158-164. 46. Tài liệu nội bộ (2015). Niên giám Thông kê Bình Định 2014; báo cáo kết quả
thông kê Chăn nuôi tỉnh Bình Định năm 2015 và Báo cáo năm của Chi cục Thú y Bình Định giai đoạn 2010-2015. NXB Thống kê, Hà Nội.
47. Lê Văn Tạo (2005). Những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực thú y trong giai đoạn 2001 - 2004 và định hướng nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2010. Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới. Chăn nuôi thú y. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2: 42-52.
48. Trần Sáng Tạo (2010). Chuyên khảo Chăn nuôi gà thả vườn trong nông hộ. NXB Đại học Huế: 102-104.
49. Trần Đình Từ (1985). Nghiên cứu xác định độc lực của các chủng vi rút vaccine Newcastle hiện đang sử dụng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu KHKT thú y 1974-1985, NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 119-146.
50. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997). Vi sinh vật Thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 188-198.
51. Nguyễn Như Thanh, Phùng Quốc Chướng (2006). Phương pháp thực hành vi sinh vật thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội: 78.
52. Vũ Thiện Thanh (2006). Những điều cần biết về một số bệnh mới do virus. NXB Lao động: 74-79.
53. Nguyễn Thát, Phạm Quân, Phan Thanh Phương (1976). Bệnh Dịch Tả - Newcastle, trong Bệnh Gia cầm. NXB Khoa học và Kỹ thuật: 408-453.
54. Trịnh Văn Thịnh (1979). Bệnh truyền nhiễm gia súc gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 102-107.
55. Võ Bá Thọ (1995). Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 56. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006). Những điều cần biết về
một số bệnh mới do virus. NXB Lao động, Hà Nội: 72-75.
57. Phan Chí Thông (2015). Bệnh Newcastle, Phần 1,2,3,4. Website Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai.
58. Hồ Thị Việt Thu (2012). So sánh hiệu quả các loại vaccine và đường cấp