3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.4. Đường xâm nhập và phương thức lây lan
Virus Newcastle xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và hô hấp, ngoài ra có thể lây qua niêm mạc mắt và niêm mạc hậu môn. Gà bệnh thường thải một số lượng lớn virus qua phân, làm lây lan bệnh cho các gà khác qua đường tiêu hóa (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013). Gây bệnh thực nghiệm qua tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc tiêm não có thể gây các triệu chứng thần kinh (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013). Bệnh lây lan theo hai phương thức:
✓ Lây lan theo chiều dọc, như truyền virus từ gà bố mẹ qua phôi. Pospisil và
ctv (1991) chứng minh rằng có sự hiện diện của virus nhược độc trong phôi gà và trong gà con (01 ngày tuổi) của đàn gà đẻ có chủng ngừa vaccine. Capua và cộng sự (1993) điều tra nguyên nhân nhiễm virus Newcastle cường độc trên phôi trứng gà, bằng cách lấy mẫu phân từ hậu môn của đàn gà mẹ để phân lập virus Newcastle và thấy có sự hiện diện của virus Newcastle cường độc, mặc dù đàn gà mẹ và con đều có hàm lượng kháng thể chống bệnh Newcastle cao (Phan Chí Thông, 2015).
✓ Lây theo chiều ngang bao gồm lây truyền gián tiếp và trực tiếp. Bệnh
Newcastle thường lây lan chủ yếu bằng phương thức gián tiếp theo đường tiêu hóa. Ngoài ra bệnh còn lây trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe theo đường niêm mạc và da (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978). Lây truyền gián tiếp virus có thể lây truyền thông qua xác gia cầm bị bệnh chết, vỏ trứng, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, chất thải chăn nuôi, ủng hoặc quần áo của người chăn nuôi có mang mầm bệnh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011).Lây truyền trực tiếp thường qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa gia cầm mắc bệnh hay gà mang trùng và gia cầm khỏe. Virus được bài thải qua phân, dịch tiết ở mắt, mũi, miệng hoặc qua hơi thở của gia cầm bệnh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011).
Ở gà công nghiệp, đường truyền lây chủ yếu là đường hô hấp (mũi, miệng) và niêm mạc mắt (Beard và Hanson, 1984). Virus Newcastle cư trú tại đường hô hấp của gà cảm nhiễm, khi phát bệnh virus được thải ra ngoài qua hơi thở của gà vào không khí, vì vậy gà thường mắc thể hô hấp (Beard và cs, 1967), khi gà có triệu chứng ho và hắt hơi bệnh lây lan càng nhanh (Beard và Hanson, 1984).
Lancaster và Alexander (1975) nhận thấy những hình thức lây lan của bệnh bao gồm sự vận chuyển loài cầm sống như gia cầm, chim kiểng, chim săn, bồ câu và những loài thú khác; vận chuyển của con người và dụng cụ; sự lưu chuyển của những sản phẩm gia cầm; qua đường không khí; thức ăn cho gia cầm bị vấy nhiễm và nước uống. Theo Acha và Szyfres (1987) những loài cầm hoang dã hay được bắt từ rừng cũng đóng vai trò trong sự truyền lây bệnh ở Mỹ và châu Âu vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Trần Đình Từ (1985) cho rằng sự di chuyển của các loài chim giữa các nước là nguyên nhân làm lây lan bệnh trên khắp thế giới, truyền lây của virus Newcstle được trình bày qua Hình 1.2 (Phan Chí Thông, 2015).
Hình 1.2. Vòng truyền lây của virus Newcastle (Acha và Szyfres, 1987) 1.3.5. Cơ chế sinh bệnh
Thông thường mầm bệnh theo đường tiêu hóa để xâm nhập vào cơ thể. Thời gian ủ bệnh trên gà từ 2 - 5 ngày, bồ câu từ 4 - 18 ngày, chim cút từ 2 - 15 ngày, nhưng trung bình từ 5 - 6 ngày. Virus Newcastle xâm nhiễm vào tế bào và sinh sản trong mô bào vùng hầu họng, sau đó chúng vào máu gây nhiễm trùng huyết. Virus theo máu lan tràn đến các tổ chức khác của cơ thể, chúng xâm nhập và sinh sản ở những cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và cơ quan sinh dục gia cầm mái và gây viêm hoại tử. Tiếp đến là nhiễm trùng huyết lần hai (các giai đoạn này đều xảy ra trong thời kỳ nung bệnh) (Phan Chí Thông, 2015). Nội mô thành huyết quản bị phá hoại gây ra xuất huyết và thẩm dịch xuất vào các xoang trong cơ thể. Virus không trực tiếp gây viêm phổi song khi mắc bệnh gia cầm thường bị khó thở nghiêm trọng. Nguyên nhân là do virus tác động gây rối loạn tuần hoàn và trung khu hô hấp của hệ thần kinh trung ương. Virus vào cơ thể sau khi được nhân lên, gây tổn thương thực thể tế bào rồi bị thải ra ngoài và được phát hiện trong phân vào ngày thứ 3 - 5 sau khi nhiễm bệnh (Nguyễn Thát và cs, 1976).
Phần lớn gà nhiễm bệnh thường chết ở thời kỳ nhiễm trùng huyết, đó là thể cấp tính. Trường hợp bệnh kéo dài hơn, thường ở giai đoạn cuối dịch hoặc bệnh ở những
loài ít cảm thụ như thủy cầm, virus sẽ biến mất khỏi máu rồi đến các cơ quan phủ tạng để vào ký sinh trong tổ chức thần kinh trung ương, kết quả dẫn đến thể bệnh mạn tính. Phản ứng thuốc khi tiêm vaccine cũng là một trạng thái của thể bệnh này (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).
1.4. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh dao động từ 2 - 15 ngày (trung bình từ 5 - 6 ngày) sau khi nhiễm bệnh tự nhiên. Thời gian này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào chủng virus nhiễm (độc lực của virus), lứa tuổi và sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra còn phụ thuộc vào hiện tượng nhiễm trùng kế phát, điều kiện môi trường, stress, đường xâm nhập, số lượng virus xâm nhập (Nguyễn Xuân Bình và cs, 2005; Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013).
Khi bị bệnh Newcastle gà thường có các triệu chứng về hô hấp, thần kinh, tiêu hóa (Phạm Sỹ Lăng, 1999). Gà bệnh thường thể hiện đủ 3 loại triệu chứng kể trên, nhưng tùy từng cá thể mà thể hiện triệu chứng có thể ưu thế về hô hấp, tiêu hóa hay thần kinh. Gà 1 - 2 tháng tuổi bị bệnh nặng ở đường tiêu hóa và chết sau 4 - 7 ngày. Gà trưởng thành bị bệnh thường thể hiện triệu chứng thần kinh. Một số ít gà khỏi bệnh nhưng mang di chứng thần kinh suốt cả đời (nghẹo cổ, đi lại khập khiểng). Bệnh Newcastle trên gà được phân làm 4 dạng bệnh khác nhau (Nguyễn Xuân Bình và cs, 1999):
(1) Dạng gây ra do chủng độc lực cao (nhóm Velogenic) có đặc điểm như bệnh xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và chết cấp tính trong vòng 3 - 4 ngày. Thường không biểu hiện rõ triệu chứng và bệnh tích, chỉ thấy một số triệu chứng như đầu tiên gà lờ đờ, hô hấp tăng, ho, đi phân lỏng đôi khi có máu (Nguyễn Xuân Bình và cs, 2005). Một số có chảy dịch nhờn ở mắt, mào, mồng, tích bị tím, có thể phù quanh đầu. Thường xuất hiện ở đầu ổ dịch, bệnh tiến triển rất nhanh, con vật ủ rũ cao độ, sau vài giờ thì chết mà chưa biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Sau 4 - 5 ngày nếu không chết thì biểu hiện triệu chứng thần kinh mổ lung tung, đi quay tròn. Gà đang đẻ giảm đẻ, vỏ trứng mềm. Tỷ lệ chết từ 50 - 90% tùy từng bầy (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013).
(2) Dạng gây ra do chủng độc lực vừa (nhóm Mesogenic) có đặc điểm bệnh xảy ra đột ngột, lây lan nhanh với các triệu chứng giảm ăn, ho, tiêu chảy, trạng thái run rẩy. Sau 2 tuần triệu chứng thần kinh sẽ nặng như bại liệt hoặc đi quay tròn. Gà đang đẻ giảm đẻ, tỷ lệ trứng non nhiều. Đây là thể bệnh phổ biến, trong đàn gà xuất hiện một số con ủ rũ, kém hoạt động, lông xù lên, cánh sả như khoác áo tơi. Gà con chậm chạp, thường đứng tụ lại thành đám. Gà lớn tách đàn thích đúng một mình, ngẩn ngơ, con trống thôi gáy, con mái ngừng đẻ. Gà bệnh thường sốt cao 42,5-43°C (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013; Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978). Sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, gà lờ đờ rồi trở nên khó thở trầm trọng, từ mũi chảy ra một chất nhớt màu đỏ nhạt hoặc trắng xám hơi nhớt. Gà bệnh hắt hơi, vảy mỏ liên tục thường kêu thành tiếng “toác toác” để dễ thở. Bệnh nặng gà không thở được bằng mũi. Nếu kiểm tra có thể thấy màng giả fibrin màu xám sẫm ở niêm mạc miệng, hầu và họng (Nguyễn Thu Hồng, 1983), do có nhiều fibrin màu xám sẫm ở niêm mạc hầu, họng, xoang mũi cho nên gà phải vươn cổ, há mỏ ra để thở. Xung quanh mắt và đầu thường bị phù thũng (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013; Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).
Gà bệnh bị rối loạn đường tiêu hóa trầm trọng: bỏ ăn, uống nước nhiều. Thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, sờ tay vào diều như sờ vào túi bột. Khi cầm chân gà dốc ngược lên từ mồm sẽ chảy ra một chất nước nhớt, mùi chua khắm. Bệnh kéo dài vài ngày thì sinh ỉa chảy: phân lúc đầu còn đặc, có thể lẫn máu, màu nâu sẫm, xanh hoặc hơi vàng, sau loãng dần có màu trắng xám do chứa nhiều muối urate. Lông đuôi gà bẩn, dính bết phân. Niêm mạc hậu môn xuất huyết có những tia máu đỏ (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013; Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).
Mào, yếm của gà bị ứ máu màu tím bầm trong thời gian khó thở, sau chuyển màu tái dần do mất máu. Gà bị run cơ, ngoẹo cổ, liệt chân và cánh. Thể bệnh này gà thường chết sau vài ngày do bại huyết. Tỷ lệ chết từ 5-50%, có đàn trên 50%. Với những đàn gà mẫn cảm, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013; Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).
Hình 1.4. Triệu chứng thần kinh đầu và cổ bị vẹo, thõng xuống, gà chết. Gà không thở được bằng mũi phải há mồm vươn cổ ra mà thở
Bảng 1.3. Tóm tắt triệu chứng bệnh Newcastle ở thể cấp tính
(Nguyễn Văn Hành, 1983)
Triệu chứng Biểu hiện
Toàn thân Ủ rũ, khoác “áo tơi” gà mái giảm đẻ, gà trống tắt gáy
Nhiệt độ Sốt cao 42 - 43 °C
Hô hấp Khó thở, hay kêu “toác toác”
Tiêu hóa Uống nhiều nước, thức ăn ở diều không tiêu;
Tiêu chảy phân trắng xanh, sau lẫn máu màu đỏ thẫm.
Tỷ lệ chết Cao: 70 - 90%
(3) Dạng bệnh do chủng độc lực yếu (nhóm Lentogenic) có triệu chứng chủ yếu trên đường hô hấp như ho, thở khò khè về ban đêm. Gà giảm đẻ sau 1 tuần rồi trở lại bình thường. Gà lớn không chết, trong khi gà con có tỷ lệ chết thấp (từ 1 - 10%). Thường xuất hiện ở cuối ổ dịch với các triệu chứng nhẹ hơn, kéo dài kèm theo các bệnh biến do rối loạn hệ thần kinh trung ương. Do tổn thương tiểu não, gà bệnh có những chuyển động bất bình thường: vặn đầu ra sau, đang đi bỗng dừng lại, đi vòng tròn, đi giật lùi… Có khi gà mổ nhiều lần vẫn không trúng được thức ăn. Khi bị kích thích bỡi tiến động hay sự va chạm thì đột nhiên gà ngã lăn ra đất, lên cơn động kinh co giật, các cơn động kinh này thường mãnh liệt vào lúc sáng sớm khi mới mở cữa chuồng (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013; Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).
Gà giảm tỷ lệ đẻ, kéo dài trong vài tuần. Bệnh mạn tính thường kéo dài vài ngày, vài tuần. Gà chết do đói hoặc do xáo trộn hô hấp, thần kinh, kiệt sức rồi chết. Nếu được chăm sóc gà có thể qua khỏi nhưng vẫn để lại di chứng thần kinh trong một thời gian dài. Gà lành bệnh được miễn dịch suốt đời và đây là nguồn tàng trữ gieo rắc mầm bệnh (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013; Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).
(4) Dạng mang trùng trên những gia cầm tồn trữ mầm bệnh, không gây chết nhưng nguy hiểm là làm lây nhiễm cho đàn gà mới nhập. Để loại trừ những con mang trùng, người ta làm phản ứng huyết thanh học hoặc phân lập virus (Nguyễn Xuân Bình và cs, 2005).
1.5. Bệnh tích
1.5.1. Bệnh tích đại thể
Bệnh tích đại thể ở những gà bệnh cũng thay đổi tùy theo chủng virus, loài vật mắc bệnh cũng như một số yếu tố khác. Bệnh tích đường tiêu hóa xuất huyết và loét từng điểm, thực quản, dạ dày tuyến, mề, manh tràng, ruột già và hậu môn đều thấy xuất huyết, mảng lympho viêm đỏ và xuất huyết, niêm mạc mũi, khí quản viêm cata, có dịch nhầy, đôi khi xuất huyết lấm tấm đỏ, buồng trứng sung huyết đỏ và có một số trứng bị teo, màng não bị xuất huyết điểm (Phan Chí Thông, 2015).
Ở thể quá cấp tính: bệnh tích thường không rõ ràng, đôi khi chỉ thấy những xuất huyết ở ngoại tâm mạc, màng ngực và niêm mạc đường hô hấp (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013; Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).
Thể cấp tính có đặc trưng là xác chết gầy, mào yếm tím bầm. Xoang mũi và miệng chứa nhiều dịch nhớt màu đục. Bệnh tích đại thể không phải lúc nào cũng quan sát được ở đường hô hấp, có thể thấy niêm mạc miệng, hầu, họng, khí quản xuất huyết, viêm và phủ màng giả fibrin. Túi khí sưng dày, nếu bị nhiễm trùng kế phát sẽ thấy túi khí bị viêm cata hoặc có dịch thủy thũng. Một số trường hợp quan sát thấy rõ tổ chức liên kết vùng đầu, cổ, hầu bị phù thũng, thâm nhiễm dịch thẩm xuất màu vàng dễ đông đặc như gelatin. Một số khác lại thấy xuất hiện dịch thẩm xuất màu vàng (dễ đông đặc ngoài không khí) tích tụ ở xoang bao tim hoặc xoang ngực (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013).
Hình 1.6. Niêm mạc khí quản có chứa nhiều tiêu điểm xuất huyết, khoang miệng có chứa nhiều dịch nhớt
Những bệnh tích điển hình thường tập trung ở đường tiêu hóa. Niêm mạc dạ dày xuất huyết lấm chấm màu đỏ, tròn bằng dấu đinh ghim, mỗi điểm xuất huyết tương ứng với một lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa. Nhiều trường hợp hiện tượng xuất huyết không thành điểm mà thành vệt ở đoạn đầu và đoạn cuối cuống mề. Bệnh tích xuất huyết dạ dày tuyến là bệnh tích điển hình nhất của bệnh. Dạ dày cơ (mề), dưới lớp sừng hóa cũng bị xuất huyết, thâm nhiễm dịch xuất kiểu gelatin. Niêm mạc ruột non xuất huyết, viêm cata trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau các nang lâm ba bị viêm loét. Vết loét có thể nhìn thấy từ mặt ngoài, có hình tròn, hình trứng hay hình hạt đậu màu mận chín. Mở ra thấy vết loét dày cộm lên trên bề mặt niêm mạc, màu nâu sẫm, dễ bóc. Một số trường hợp vết loét hình cúc áo giống như vết loét của bệnh dịch tả lợn. Trên niêm mạc, bên cạnh vết loét là những đám xuất huyết. Trường hợp bệnh nặng, vết loét có thể lan xuống ruột già, tận niêm mạc gần hậu môn (Trịnh Văn Thịnh, 1979).
Hình 1.7. Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết bằng đầu đinh ghim
Bệnh nặng thì trực tràng xuất huyết, lách không sưng, bị hoại tử. Gan hoại tử, xuất huyết, có một số đám thoái hóa mỡ màu vàng nhạt. Thận hơi sưng, trên có sọc trắng do tích nhiều muối utrat. Dịch hoàn, buồng trứng bị xuất huyết thành từng vệt, từng đám, nhiều trường hợp buồng trứng dính chặt với ống dẫn trứng, trứng non bị vỡ lòng đỏ chứa đầy xoang bụng (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013). Biswal và Morrill (1954) thấy viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, virus gây biến đổi bệnh lý nhiều nhất là ở tử cung, đặc biệt là vị trí hình thành vỏ trứng ở ống dẫn trứng. Biến đổi bệnh lý bao gồm sự mất màng của nang trứng, sự thâm nhiễm các tế bào viêm và tạo thành vài đám lympho, đặc biệt thấy rõ ở ống dẫn trứng, buồng trứng xung huyết, hoại tử (Biswal và Morrill, 1954).
Xuất huyết ở các màng thanh dịch như: bao tim, xoang ngực, bề mặt xương ức. Não viêm, xuất huyết. Những biến đổi bệnh lý của hệ thần kinh trung ương không quan sát được bằng mắt thường (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013). Bệnh lý tổ chức thường biểu hiện tăng sinh, phù thũng, xuất huyết, hoại tử làm thay đổi hệ thống mạch máu và một số tổ chức khác như ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp cũng như hệ thống thần kinh và hệ thống sinh sản.
Hình 1.8. Niêm mạc trực tràng xuất huyết. Nang trứng xung huyết xuất huyết,hoại tử 1.5.2. Bệnh tích vi thể
Bệnh tích vi thể cũng thay đổi tùy chủng virus, loài vật mắc bệnh và một số yếu tố khác, đặc biệt là đường xâm nhập (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013).
Hệ thần kinh: có thể thấy những biến đổi bệnh tích ở hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là của tiểu não. Đó là hiện tượng thoái hóa và viêm không có mủ của neuron thần kinh, có nốt hoại tử ở dây thần kinh đệm, với sự thâm nhiễm các tế bào lympho quanh