THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA PHẾ LIỆU TÔM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất chế phẩm probiotic giàu carotenoprotein từ phế liệu tôm (Trang 48 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA PHẾ LIỆU TÔM

Kết quả phân tích thành phần hóa học cơ bản của PLT đƣợc trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần hoá học cơ bản của phế liệu tôm

STT Chỉ tiêu phân tích Kết quả

1 Độ ẩm (%) 76,30 ± 4,78

2 Hàm lƣợng Proteina (%) 38,70 ± 3,97

3 Hàm lƣợng Astaxanthina

(µg/g) 27,57 ±2,06

a

: Tính theo chất khô tuyệt đối

Dữ liệu Bảng 3.1 cho thấy hàm lƣợng protein trong PLT là khá cao (khoảng 38,7%). So với hàm lƣợng protein trong đầu vỏ tôm thẻ chân trắng theo phân tích của Trang Sĩ Trung năm 2008 (47,4%) (Trang Sĩ Trung, 2008) [35], hàm lƣợng protein trong PLT của nghiên cứu này là thấp hơn. Kết quả này chỉ ra rằng để tận dụng lƣợng protein có chất lƣợng vào việc chế biến thức ăn gia súc là rất cần thiết. Hơn nữa, trong phần vỏ của PLT còn chứa sắc tố astaxanthin (27,57µg/g) - là một carotenoid có tác

dụng chống oxy hóa, kích thích sinh trƣởng, kháng một số bệnh. Bên cạnh đó, astaxanthin còn là chất tạo màu nên đƣợc sử dụng trong kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, thực phẩm, công nghiệp (Nguyễn Thị Trang và Nguyễn Tiến Hóa, 2013) [31]. Trong phế liệu chế biến thủy sản, protein chiếm khoảng 1/3 hàm lƣợng chất khô, vì vậy, song song với quá trình thu nhận carotenoid ở dạng carotenoprotein nguyên thủy, việc tận thu protein bởi enzyme cũng đƣợc thử nghiệm. Quá trình tách chiết carotenoprotein từ các phế liệu thủy sản nhƣ tôm, cua, tôm hùm đạt hiệu quả cao nếu trong dung dịch đệm để tách chiết có mặt trypsin (Cano-Lopez và cs, 1987) [56]. Các carotenoprotein, loại phụ phẩm thu nhận từ quá trình chế biến tôm, thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ chất bổ sung cho sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc chất tạo màu trong công nghệ thực phẩm. Việc sử dụng các dung môi hữu cơ hoặc dầu nhằm tách carotenoid sẽ có tác dụng làm giảm lƣợng chitin và tro, nhờ đó hiệu suất thu chất màu cao. Tuy nhiên sản phẩm thu đƣợc thƣờng không đi kèm với protein nên giảm tính ổn định do dễ bị oxy hóa (Haard, 1992) [70]. Các carotenoid có liên kết với protein thƣờng ít bị oxy hóa hơn so với khi chúng ở dạng tự do. Do vậy, carotenoid sau tách chiết ở dạng tự do thƣờng kém bền hơn so với carotenoid ở trong cơ thể sinh vật.

Từ kết quả phân tích thành phần hóa học cơ bản của PLT cho thấy trong loại phế phẩm này còn chứa một lƣợng lớn protein cùng với sự có mặt của astaxantin. Do đó, việc nghiên cứu để tận thu các hợp chất này là hết sức cần thiết. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo nhằm mục đích xác định các thông số thích hợp trong quy trình tách chiết hỗn hợp carotenoprotein từ PLT bằng cách sử dụng 2 chủng VK là B. sublitis

C10 và L. fermentum TC10.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất chế phẩm probiotic giàu carotenoprotein từ phế liệu tôm (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)