Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên men đến hoạt độ protease

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất chế phẩm probiotic giàu carotenoprotein từ phế liệu tôm (Trang 55 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên men đến hoạt độ protease

Nhiệt độ có ảnh hƣởng rất lớn đến phản ứng enzyme. Tốc độ enzyme chỉ tăng đến một giới hạn nhiệt độ nhất định, vƣợt quá giới hạn đó tốc độ enzyme sẽ giảm và dẫn đến mức triệt tiêu (Nguyễn Đức Lƣợng, 2004) [10]. Do Bacillus có khả năng sinh bào tử, nên chúng có khả năng sinh trƣởng trong giới hạn nhiệt khá rộng từ 20 – 45oC. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ làm ức chế các phản ứng sinh hóa xảy ra. Nhằm tìm nhiệt độ tối ƣu cho sự sinh trƣởng, phát triển và sinh tổng hợp protease của B. subtilis C10 và L. fermentum TC10 chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ lên men đến hoạt độ protease.

Bổ sung 6% sinh khối B. subtilis C10 và L. fermentum TC10 với tỷ lệ 1:2 vào môi trƣờng PLT có bổ sung 5,2% bột sắn thô đã hấp tiệt trùng. Hỗn hợp đƣợc lên men ở các mức nhiệt độ 30oC, 35oC, 40oC, 45oC trong 48 giờ. Sau thời gian lên men, dịch lỏng thu đƣợc ở các mức nhiệt độ khác nhau sau khi tách bã đƣợc xác định hoạt độ protease bằng phƣơng pháp Ason cải tiến. Kết quả đƣợc thể hiện trên hình 3.6.

Hình 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên men đến hoạt độ protease

(Số liệu có các chữ cái a, b, c biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa giữa các giá trị trung bình với p<0,05)

Từ kết quả trên biểu đồ hình 3.6 cho thấy, hoạt độ protease đạt đƣợc khá cao ở các mức nhiệt độ nghiên cứu. Hoạt độ protease trong nghiên cứu này dao động từ 30,49 (UI/ml) đến 49,39 (UI/ml). Trong đó, hoạt độ protease đạt cao nhất ở nhiệt độ 35oC với giá trị tƣơng ứng là 49,39 (UI/ml). Kết quả phù hợp với công bố của Đỗ Thị Bích Thủy (2008) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ nuôi cấy lên hoạt độ protease khi nuôi cấy B. subtilis trong môi trƣờng PLT. Ở nhiệt độ 40oC và 45oC, hoạt độ protease giảm hẳn [24]. Điều này có lẽ do khi nhiệt độ cao, enzyme ngoại bào protease bị bất hoạt, đồng thời các enzyme nội bào xúc tác các quá trình trao đổi chất của tế bào cũng bị ảnh hƣởng nên VK không thực hiện đƣợc quá trình sinh tổng hợp protein. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dƣ Lý Thùy Hƣơng (2000), nhiệt độ thích hợp cho quá trình lên men của VK lactic là 35oC [7]. Tƣơng tự, nhiệt độ tối thích cho khả năng sinh tổng hợp protease của Bacillus theo công bố của Nguyễn Thị Trần Thụy (2009) và Đỗ Thị Thu Nga (2012) lần lƣợt là 37oC và 30 – 35oC [13],[29].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất chế phẩm probiotic giàu carotenoprotein từ phế liệu tôm (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)