Ảnh hƣởng của tỷ lệ phối trộn dịch carotenoprotein vào chất mang đến hoạt độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất chế phẩm probiotic giàu carotenoprotein từ phế liệu tôm (Trang 68 - 69)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ phối trộn dịch carotenoprotein vào chất mang đến hoạt độ

hoạt độ protease, hàm lƣợng astaxanthin và độ ẩm chế phẩm

Sau khi phối trộn dịch carotenoprotein vào chất mang với các tỷ lệ khảo sát. Chế phẩm đƣợc sấy ở thiết bị sấy bơm nhiệt với nhiệt độ 35oC trong 5 giờ, sau khi sấy chế phẩm đƣợc xác định các chỉ tiêu hoạt độ protease, hàm lƣợng astaxanthin và độ ẩm. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn dịch carotenoprotein vào chất mang đến hoạt độ protease, hàm lượng astaxanthin và độ ẩm chế phẩm

Tỷ lệ phối trộn (v/w) Hoạt độ protease UI/g Hàm lƣợng astaxanthin (µg/g) Độ ẩm (%) 1:1 65,78a ± 3.20 4,43a ± 0,17 12,5a ± 0,2 1:2 46,81b ± 5.65 4,10a ±0,18 10,4b ± 0,1 1:3 34,96bc ± 1.85 3,85b ± 0,05 8,5c ± 0,3 1:4 28,74c ± 7.24 4,20a ±0,18 6,9d ± 0,2

(Số liệu có các chữ cái a, b, c biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa giữa các giá trị trung bình theo cột với p<0,05)

Kết quả nghiên cứu trên bảng 3.4 cho thấy khi tăng tỷ lệ chất mang hoạt độ protease trong chế phẩm giảm đáng kể. Hoạt độ này đạt giá trị cao nhất ở tỷ lệ 1:1 (65,78 UI/g) và giảm dần qua các tỷ lệ 1:2 (46,81 UI/g), 1:3 (34,96 UI/g) và 1:4 (28,74 UI/g) (p<0,05).

Dựa vào bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy hàm lƣợng astaxanthin phân tích đƣợc có giá trị rất thấp so với nguyên liệu ban đầu (27,57 . Nguyên nhân có thể do trong quá trình lọc và rửa bã chƣa triệt để nên hàm lƣợng astaxanthin thu đƣợc có giá trị thấp ở cả 4 mẫu thí nghiệm. Hàm lƣợng astaxanthin ở các tỷ lệ có sự chênh lệch nhẹ. Hàm lƣợng astaxanthin cao nhất ở tỷ lệ 1:1 (4,43 ) và thấp nhất ở tỷ lệ 1:3 (3,85 ). Độ ẩm giảm đáng kể khi tăng tỷ lệ phối trộn chất mang. Ở tỷ lệ 1:4 độ ẩm còn lại 6,9% đạt yêu cầu của chế phẩm 8%.

Từ các kết quả phân tích ở bảng 3.4, chúng tôi chọn tỷ lệ 1:4 để phối trộn dịch carotenoprotein vào chất mang trong quy trình sản xuất chế phẩm probiotic giàu carotenoprotein với nhiệt độ sấy 35oC, thời gian 5 giờ.

Dƣới đây là hình ảnh của dịch carotenoprotein thu đƣợc sau quá trình lên men PLT bởi B. subtilis C10 và L. fermentum TC10 và bã sắn khô (hình 3.17, 3.18), chế phẩm trƣớc và sau khi sấy (hình 3.19).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất chế phẩm probiotic giàu carotenoprotein từ phế liệu tôm (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)