3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.4. Ảnh hƣởng của thời gian lên men đến hàm lƣợng protein tách đƣợc so với ban
ban đầu
Kết quả xác định ảnh hƣởng của thời gian lên men đến hàm lƣợng protein tách đƣợc so với ban đầu đƣợc trình bày trên hình 3.14.
Hình 3.14. Ảnh hưởng của thời gian lên men đến hàm lượng protein tách được so với ban đầu
(Số liệu có các chữ cái a, b, c biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa giữa các giá trị trung bình với p<0,05)
Từ kết quả thể hiện ở hình 3.14 cho thấy thời gian thủy phân và lên men PLT là một trong những yếu tố ảnh hƣởng lớn đến hiệu suất thu nhận protein. Thời gian quá ngắn không đủ để enzyme thực hiện quá trình xúc tác phản ứng, còn thời gian quá dài rất dễ làm cho protein chuyển sang hiện tƣợng tự phân tạo ra mùi hôi thối, không chấp nhận đƣợc.
Từ thời điểm 8 giờ đến 24 giờ, hàm lƣợng protein tăng nhanh và sau đó giảm dần qua từng mốc thời gian (Hình 3.14). Cụ thể, ở mốc 24 giờ hàm lƣợng protein đạt giá trị cao nhất (71,37%) và có giá trị thấp nhất ở mức 72 giờ (66,26%) (Hình 3.14). Kết quả này phù hợp với công bố trƣớc đây của Đỗ Thị Bích Thủy và Trần Thị Luyến (2006) khi xác định thời điểm kết thúc quá trình loại bỏ protein từ PLT bởi VK B. subtilis là 24 giờ [27]. Kết quả phân tích cho thấy thời gian lên men PLT có quan hệ nghịch biến với hàm lƣợng protein tách đƣợc sau quá trình lên men. Trong giới hạn nghiên cứu, khi tăng thời gian lên men thì hàm lƣợng protein tách đƣợc ở PLT giảm. Do vậy để tiết kiệm thời gian mà hiệu quả khử protein đạt giá trị cao, nên dừng thời gian lên men ở giai đoạn 24 giờ.