Ảnh hƣởng của thời gian lên men đến mật độ tế bào sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất chế phẩm probiotic giàu carotenoprotein từ phế liệu tôm (Trang 62 - 63)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.2. Ảnh hƣởng của thời gian lên men đến mật độ tế bào sống

PLT đƣợc lên men bởi hai chủng B. subtilis C10 và L. fermentum TC10 tỷ lệ 1:2 ở 35oC với các mức thời gian khác nhau (8, 16, 24, 32, 48, 56, 64 và 72 giờ). Mật độ tế bào sống ở các mẫu thí nghiệm đƣợc xác định bằng phƣơng pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch peptri. Kết quả đƣợc thể hiện ở hình 3.12.

Hình 3.12. Ảnh hưởng của thời gian đến mật độ tế bào sống

Số liệu có các chữ cái a, b, c biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa giữa các giá trị trung bình với p<0,05)

Kết quả hình 3.12 cho thấy mật độ tế bào sống có giá trị cao nhất sau 24 giờ lên men (9,7 lg CFU/ml PLT) sau đó có xu hƣớng giảm dần ở các mốc thời gian là 32, 40, 48, 56, 64 và 72 giờ. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê lại cho thấy rằng, sự sai khác về mật độ tế bào sống trong môi trƣờng chứa PLT ở các mốc thời gian 24 giờ và 32, 40 giờ là không có sự sai khác. Sự sai khác xảy ra rất ít ở ba mốc thời gian này với các mốc thời gian còn lại cũng đƣợc làm sáng tỏ với mức ý nghĩa là 0,05. Để đảm bảo hiệu suất xử lý PLT tốt nhất đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, 24 giờ lên men là mốc thời gian thích hợp nhất đƣợc chọn để lên men PLT bởi các B. subtilis

C10 và L. fermentum TC10. Kết quả phù hợp với Đỗ Thị Bích Thủy và Lê Thị Kim Anh (2017) khi nghiên cứu xử lý bã đậu nành bởi chế phẩm B. amyloliquefaciens N1, xác định đƣợc thời gian nuôi cấy mà chủng VK này có khả năng sinh enzyme ngoại bào và mật độ tế bào sống cao là 24 giờ [26].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất chế phẩm probiotic giàu carotenoprotein từ phế liệu tôm (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)