Một số kết quả nghiên cứu về khả năng chống chịu sâu bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 33 - 35)

Qua lai thử các dòng chuẩn mang gen kháng bệnh bạc lá của IRRI với 11 nòi vi khuẩn ở Viện lúa ĐBSCL, Viện KHKT NN Việt Nam và Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, cho thấy các dòng IRBB4 (Xa4), dòng IRBB5 (Xa5), dòng IRBB7 (Xa7) và dòng IRBB21 (Xa21), là kháng tốt với các nòi vi khuẩn gây bệnh bạc lá (6-9 nòi). Qua lai thử cả 6 tổ hợp F1 của bố mẹ có gen kháng bạc lá cho thấy các tổ hợp F1 kháng bạc lá có gen trội Xa4, Xa21 hoặc cả bố và mẹ có gen lặn kháng bạc lá Xa5 .

Chương trình nghiên cứu dùng Marker phân tử để chuyển các gen XA4, XA5, Xa7, Xa21 vào các dòng bố mẹ lúa lai đang được tiến hành ở nhiều đơn vị nghiên cứu lúa lai trong cả nước.

- Những tổ hợp lúa lai mới được chọn tạo trong nước, điểm nổi bật nhất là VL20, HYT38 và HYT92 có khả năng kháng bạc lá tốt hơn lúa lai Trung Quốc trong vụ Mùa. Nhiều dòng thuần kháng bạc lá có triển vọng đã được chọn tạo như: BL4/4492, BL4/Quế99, BL5/Quế99, BL4/RTQ5, BL5/RTQ5, BL5/Trắc 64, BL21/PK838.

- Kết quả lai tạo giống lúa kháng bạc lá, chọn lọc nhờ kỹ thuật PCR kết hợp với lây nhiễm với 7 nòi vi khuẩn gây bệnh bạc lá chủ yếu ở miền Bắc Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội đã tuyển chọn được 3 dòng: TN21-1, TN13-4, TN13-5 mang gen Xa4 kháng với 5/7 chủng vi khuẩn gây bạc lá ở miền Bắc.

- Sử dụng dòng bố kháng bạc lá Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội chọn tạo tổ hợp VL24 có phản ứng tốt với bạc lá ở nhiều vùng sinh thái.

1.4.3. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa.

Kết quả nghiên cứu về thời vụ gieo trồng đối với giống lúa chịu hạn LC 93-1 tại Yên Bái cho thấy: khi gieo vào 10-11/5 sẽ đạt năng suất cao (53,4 tạ/ha). Nếu gieo từ 29-30/5 thì năng suất chỉ đạt 27,6 tạ/ha. Nếu gieo vào 16-17/5 thì năng suất đạt thấp nhất (19,7 tạ/ha).

Đối với giống lúa cạn LC 93-1, khi cấy ở mật độ 40 khóm/m2 với nền phân bón 90N + 90P2O5 + 90 K2O đạt năng suất cao nhất 36,0 tạ/ha. Đối với CH5 cũng cho kết quả tương tự đạt năng suất 32,8 tạ/ha (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997) [ 23].

Theo Nguyễn Hữu Tề và ctv, (1997) [31], thì vùi phụ phẩm cho lúa mùa đã góp phần tăng năng suất từ 7-3% so với không vùi. Vùi phụ phẩm có thể giảm được 10- 20% lượng phân khoáng mà năng suất tương đương hoặc cao hơn so với không vùi. Với lượng phân bón cho mô hình lúa 80N, 60P2O5 , 60K2O/ha thì năng suất lúa vụ xuân tăng 0,11 lần và vụ lúa mùa tăng 0,1 lần.

Theo Lê Doãn Diên, (1997) [19] kết quả nghiên cứu của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã rút ra được một số lết luận sau:

- Trên đất phù sa ven biển phèn mặn, dinh dưỡng tiềm năng cao nên bón phân cho lúa lai gồm: 150N + 60-90P2O5 + 60-90 K2O+ 8 tấn phân chuồng sẽ cho năng suất cao trong vụ Đông xuân. Trong vụ Mùa lượng đạm có thể giảm xuống còn 120 N.

- Bón lót 20% đạm cho lúa, bón 40% đạm sau cấy 10-15 ngày và bón 40% đạm đón đòng cho năng suất cao nhất 78-87,3 tạ/ha.

- Bón lót 50% kali, bón 30% giai đoạn đẻ nhánh và 20% giai đoạn phân hóa đòng sẽ cho năng suất cao nhất.

- Theo Nguyễn Văn Bộ và ctv (2003) [12] thì trung bình (kèm cả rơm rạ) cây lúa lấy đi 222 kg N; 7,1 kg P2O5; 31,6 kg K2O; 3,9 kg CaO; 4,0 kg MgO; 0,9 kg S; 51,7 kg S.

- Sử dụng bảng so màu lúa (leaf-color chart: LCC) đã được khuyến cáo giúp nông dân quyết định bón phân N lúc nào cần thiết nhất, góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo thực hiện chương trình “3 giảm, 3 tăng”. LCC được nông dân chấp nhận, nhưng tỉ lệ người thực hiện chưa quá 5%. Mặc dù kỹ thuật này có giúp nông dân tiết kiệm 20-60 kg N/ha (Juliano B.O, 1990) [61].

- Hiện nay, kỹ thuật bón phân tiết kiệm đạm đang được nhiều Trung Tâm Khuyến nông của khu vực quan tâm và mở rộng hoạt động. Trong điều kiện giá phân bón tăng cao, đặc biệt phối hợp hợp lý giữa phân đơn và phân hỗn hợp NPK. Riêng

trên từng chân đất khác nhau, khuyến cáo bón phân theo SSNM (Site Specific Nutrient Management ).

- ĐBSCL khuyến cáo xen giữa vụ Đông xuân và Hè thu có thời gian cách quãng càng dài càng tốt, bằng cách luân canh trồng cây màu hoặc cày ải phơi đất. Chất hữu cơ trong đất ngập nước liên tục sẽ tồn tại dạng polyphenol, kèm giữ chặt dinh dưỡng đất, làm cây lúa giảm năng suất sau nhiều năm thâm canh, tăng ba vụ liên tiếp trong năm.

* Về sạ hàng:Ứng dụng kỹ thuật máy sạ hàng được cải tiến từ “drum seeder”của IRRI đã bắt đầu thực hiện từ năm 1990 cho đến nay, kỹ thuật này đã làm giảm 50% số lượng hạt giống gieo sạ ở ĐBSCL. Mật độ sạ phổ biến trong kỹ thuật này là 70-100 kg/ha. Cùng với đó các mô hình thử nghiệm lúa lai ở ĐBSCL có thể giảm đến 50% kg/ha. Nội dung này góp phần thành công trong chiến lược ba giảm (giảm mật độ sạ, giảm bón phân đạm, giảm phun thuốc trừ sâu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 33 - 35)