Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 58 - 63)

Chiều cao cây là đặc tính di truyền của mỗi giống và là đặc điểm hình thái rất được quan tâm trong quá trình thực hiện thí nghiệm. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của lúa. Ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau thì sự tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau. Sự tăng trưởng chiều cao cây còn phụ thuộc vào yếu tố giống và điều kiện ngoại cảnh, mùa.. . ngoài ra, chiều cao cây còn có liên quan đến khả năng chống đổ của cây. Mặt dù tính chống đổ có liên quan đến nhiều chỉ tiêu, nhưng thông thường giống lúa cao cây thường khả năng chống đổ kém hơn giống thấp cây.

Sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3. và biểu đồ 3.1.

- Thời kỳ 11 ngày sau cấy (NSC)

Đây là thời kỳ lúa sau khi bén rễ hồi xanh, chuẩn bị bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Thời kỳ này cần bón thúc đợt 1 để lúa có điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hoá nhánh, đẻ nhánh sớm và tập trung, tạo điều kiện cho số nhánh hữu hiệu cao sau này. Nhìn chung, trong thời gian này cây lúa chỉ mới bén rễ hồi xanh, chưa có phát triển về chiều cao rõ rệt nên giữa các giống thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05. Chiều cao cây dao động từ 32,06 - 37,22 cm, cao nhất là giống OM2431 (37,22 cm) và thấp nhất là giống OM121 (32,06 cm) vụ HT. Chiều cao cây dao động từ 30,06-36,17 cm vụ ĐX. Cao nhất là giống OM189 (36,17 cm), thấp nhất là giống ĐV108 (30,06 cm)

- Thời kỳ từ 18 đến 39 ngày sau cấy

Chiều cao cây thời kỳ này thể hiện quá trình sinh trưởng từ lúc lúa bén rễ hồi xanh đến khi kết thúc đẻ nhánh. Đây là lúc cây lúa cần nhu cầu dinh dưỡng lớn để tập trung cho bộ rễ phát triển, ra lá và đẻ nhánh tốt. Đây cũng là thời kỳ tăng trưởng lá và nhánh lớn nhất, quyết định diện tích lá và số nhánh tối đa.

Qua theo dõi thí nghiệm chiều cao cây các giống đã đạt được từ 50,24 cm – 65,68 cm. Trong đó giống tăng trưởng chiều cao lớn nhất là OM189 (65,68 cm) và giống tăng trưởng chậm nhất là ĐV108 (50,24 cm) vụ HT, chiều cao cây biến động trong khoảng từ 46,52 cm - 57,05 cm ở vụ ĐX . Cao nhất là giống OM40 (57,05 cm) và thấp nhất vẫn là giống ĐV108 (46,52 cm).

- Thời kỳ từ 39 đến 53 ngày sau cấy

Thời kỳ này cây lúa kết thúc đẻ nhánh và chuyển qua giai đoạn làm đốt, làm đòng, lúc này một số nhánh kém phát triển đã lụi dần và trở thành nhánh vô hiệu, nhường chỗ cho những nhánh phát triển mạnh hơn để hình thành nhánh hữu hiệu. Cuối thời kỳ này cây lúa sinh trưởng, phát triển mạnh, dinh dưỡng tập trung cho quá trình làm đốt, làm đòng. Các lóng vươn dài ra tạo thành thân cây lúa và quyết định chiều cao cuối cùng của cây. Đây là thời kỳ liên quan chặt chẽ đến năng suất cây trồng, vì vậy bón phân thúc đòng trước trổ 24 – 28 ngày có một ý nghĩa rất quan trọng.

Sự tăng trưởng chiều cao ở giai đoạn này giữa các giống khá chênh lệch nhau. Vụ HT dao động từ 61,68 cm - 71,97 cm, cao nhất là giống OM2431 (71,79 cm) và

thấp nhất là giống ĐV108 (60,68 cm). Vụ ĐX dao động từ 54,83 cm-75,71 cm, cao nhất giống OM5431 (75,71 cm), thấp nhất vẫn là giống ĐV108 (54,83 cm).

Các giống còn lại có chiều cao dao động từ 63,21 cm - 69,27 cm ở vụ HT và 60,67 cm - 67,80 cm ở vụ ĐX.

Tóm lại, động thái tăng trưởng chiều cao là một đặc điểm phản ánh hình thái và khả năng sinh trưởng của giống trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Kết quả thu được ở bảng 3.3. và biểu đồ 3.1. phù hợp quy luật phát triển của cây lúa, chứng tỏ các giống lúa được nghiên cứu đều sinh trưởng bình thường. Trong cùng một điều kiện chăm sóc như nhau, sự khác biệt về chiều cao là do đặc điểm di truyền của giống quyết định và khả năng thích nghi của các giống với chân đất cụ thể.

Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao các giống lúa thí nghiệm

Đơn vị tính : cm

STT

Giống

Ngày sau cấy

11 18 25 32 39 46 53

HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX 1 OM178 32,68a 32,03c 39,72c 35,63def 44,21cd 39,73f 49,24cd 44,36de 54,14de 49,03def 60,19cd 54,73ef 64,57ef 60,67e

2 OM40 33,24b 32,24c 41,01bc 41,05a 48,08ab 47,52a 52,47b 52,06a 57,58bc 57,05a 64,25ab 63,30a 69,27b 67,80b

3 OM121 32,06b 34,12b 42,16b 40,13ab 46,52bc 42,44d 51,06bc 46,86cd 55,74cde 51,04cd 61,16bcd 56,18de 68,53bc 60,73de

4 OM189 35,25ab 36,17a 42,15b 41,39a 46,44bc 45,18b 51,14bc 50,62ab 65,68a 54,72ab 62,32abcd 59,63bc 67,80bcd 64,81c

5 OM221 34,73ab 33,56bc 41,54bc 38,25bcd 47,15b 43,42c 52,13b 48,34bc 57,53bc 52,83bc 63,16abc 56,18de 68,15bc 62,17de

6 OM41 34,26ab 33,19bc 41,32bc 37,40cde 46,30bc 42,17d 51,22bc 47,22cd 56,41bcd 51,18cd 62,69abcd 56,75de 68,45bc 62,70cde

7 OM2431 37,22a 32,28c 45,61a 37,98bcd 50,29a 41,15e 55,32a 46,34cde 59,21b 50,84cde 65,25a 61,21ab 71,79a 67,51b

8 OM9635 33,61b 33,31bc 40,67bc 3,87abc 46,22bc 45,23b 50,34bc 50,16ab 55,21cde 55,24ab 60,67bcd 60,26bc 65,57de 64,16cd

9 OM5451 34,53ab 33,10bc 37,51d 34,98ef 42,24de 39,16f 47,20de 43,66ef 52,69ef 48,18ef 58,70de 53,17f 63,21f 75,71a

10 ĐV108(đ/c) 32,37b 30,06d 36,64d 33,70f 41,21e 37,66g 45,19e 41,36f 50,24f 46,52f 55,32e 50,17g 60,68g 54,83f

CV% 5,64 2,09 2,86 4,06 3,19 1,21 2,68 3,56 3,16 3,10 3,79 2,69 2,00 2,28 LSD0,05 3,2917 1,6402 2,0059 2,65 2,5071 0,8821 2,3255 2,8733 3,0627 2,7449 3,9906 2,6427 2,2856 2,5099

Ghi chú :Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức α=0,05.

58

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 58 - 63)