- Đề tài thực hiện trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Đông xuân 2015, ở vùng đất thịt nhẹ của tỉnh Bình Định.
2.3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 10 công thức; mỗi giống là 1 công thức với 3 lần nhắc lại.
Bảo vệ Bảo vệ Bảo vệ 1a 5b 6c 3a 2b 4c 2a 1b 10c 5a 6b 8c 10a 8b 2c 8a 3b 7c 6a 10b 3c 9a 4b 1c 4a 7b 9c 7a 9b 5c Bảo vệ
Ghi chú: a, b, c là các lần nhắc lại của mỗi giống.
Tổng diện tích thí nghiệm: 500 m2
- . Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (5m x 2m).
- Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 20 cm và giữa các lần nhắc là 30 cm. Xung quanh ruộng thí nghiệm có 3 hàng lúa bảo vệ.
2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng
Thực hiện khảo nghiệm được áp dụng theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) của giống lúa.
2.4.1. Thời vụ và mật độ gieo mạ Vụ Hè thu (HT) 2014 - Mật độ cấy: 45 khóm/m2 + Ngày gieo mạ: 10/5/2014 + Ngày cấy: 1/6/2014 + Tuổi mạ: 20 ngày (3,5-4 lá) Vụ Đông xuân (ĐX) 2014-2015. - Mật độ cấy: 45 khóm/m2 + Ngày gieo mạ: 5/12/2014 + Ngày cấy: 26/12/2015 + Tuổi mạ: 21 ngày (3,5-4 lá) 2.4.2. Làm đất
Đất được cày bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại, nhuyễn bùn, san phẳng mặt ruộng, đảm bảo nước trong ruộng, cắm cọc, dăng dây, chia ô trước khi cấy.
2.4.3. Làm cỏ, sục bùn
Làm cỏ sục bùn khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp bón thúc.
2.4.4. Tưới nước
Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trong ruộng 3 – 5 cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10 cm.
2.4.5. Bón phân
Thực hiện theo qui phạm khảo nghiệm (tính cho 1 ha):
- Phân chuồng 5 tấn + 100 kg N (urea) + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O (KCl) + Bón lót: Phân chuồng 100% + Lân: 100% + Đạm : 30%.
+ Bón thúc (2 lần):
2.4.6. Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên theo dõi, điều tra tình hình sâu bệnh hại trên ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trừ theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
2.4.7. Thu hoạch
Thu hoạch khi có khoảng 85% số hạt/bông đã chín. Thu riêng từng ô và phơi riêng đến độ ẩm hạt đạt 14%, cân khối lượng (kg/ô).