Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 63 - 66)

Lá cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật bậc cao thực hiện chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra, lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật. Ở cây lúa, lá có vai trò quan trọng trong việc giúp cây lúa quang hợp, tăng cường quá tŕnh trao đổi chất. Tùy từng giống, từng giai đoạn sinh trưởng của cây, chân đất và cách chăm sóc mà tốc độ ra lá của cây lúa cũng khác nhau. Kết quả theo dõi về động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.4. và biểu đồ 3.2.

- Thời gian 11 ngày sau cấy

Số lá mạ khi nhổ cấy là 3,8 – 4,2 lá nhưng sau khi cấy 11 ngày một số lá sát gốc bị chết chỉ còn 3 - 4 lá. Ở giai đoạn này các giống lúa thí nghiệm mới bắt đầu bén rễ hồi xanh nên quá trình ra lá chỉ mới bắt đầu diễn ra và chưa có sự khác biệt gì so với lúc còn cây mạ. Số lá/cây các giống thí nghiệm lúc này từ 3,06 (OM221) – 4,01 (OM9635)lá/ cây ở vụ HT, và dao động từ 3,12 (OM121, ĐV108) – 4,02 (OM2431) lá/ cây ở vụ ĐX.

- Thời gian 18 ngày sau cấy

Sau 7 ngày từ khi cây lúa bắt đầu bén rễ hồi xanh thì các giống lúa thí nghiệm bắt đầu tăng từ 1 – 2 lá, số lá trên cây từ 4,34 – 5,26 lá/ cây ở vụ HT và 4,22 – 5,1 lá/ cây ở vụ ĐX. - Thời gian từ 18 – 39 ngày sau cấy

Trong giai đoạn này cây lúa đẻ nhánh mạnh mẽ và chỉ sau 21 ngày từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh đến khi kết thúc đẻ nhánh, các giống lúa thí nghiệm tăng từ 4 – 6 lá/cây, số lượng lá tăng khá đều từ 7-9 lá ở cả 02 vụ. Giống có số lá nhiều nhất là OM189 (9,20 lá) vụ HT và 9,05 lá vụ ĐX, giống có số lá/cây ít nhất là OM178 (7,61 lá ) vụ HT, (7,85 lá ) vụ ĐX. Qua kết quả theo dõi cho thấy giai đoạn này cây lúa có tốc độ ra lá nhanh nhất, trung bình khoảng 3 – 5 ngày thì cây ra 1 lá tùy từng giống.

- Thời kỳ từ 39 – 53 ngày sau cấy

Ở giai đoạn này một số giống ngắn ngày đã kết thúc đẻ nhánh, kết thúc quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và chuyển qua quá trình sinh trưởng sinh thực nên quá trình ra lá bắt đầu chậm lại, các giống dài ngày hơn vẫn chưa kết thúc đẻ nhánh và quá trình ra lá vẫn diễn ra mạnh mẽ. Số lá tối đa đạt được ở tất cả các giống trong giai đoạn này cả hai vụ dao động khoảng từ 10,41 -11,72 lá. Đây là giai đoạn quan trọng của cây lúa. Thời điểm xuất hiện 3 lá cuối cùng (3 lá công năng), cũng là thời điểm cây lúa

Bảng 3.4. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm

Đơn vị tính: lá/cây

TT Tên

giống

Ngày sau cấy

11 18 25 32 39 46 53 60

HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX 1 OM178 3,85b 3,15c 4,15d 4,22e 5,35de 5,25f 6,52d 6,15e 7,61b 7,85d 9,15cd 9,25de 10,71cd 10,52cd 11,82ef 11,72d

2 OM40 3,15de 3,11c 4,26cd 4,31de 5,75bcde 5,91de 7,24abc 7,12bcd 8,12b 8,42bc 9,41bcd 8,75f 10,91bcd 10,35d 11,92de 11,32e

3 OM121 3,17de 3,12c 4,35cd 4,62c 5,43de 5,75e 6,84bcd 7,05bcd 8,15b 8,42bc 9,74abc 9,77ab 11,13abc 11,07ab 12,13cd 12,05bc

4 OM189 3,85b 4,01a 5,06ab 5,05ab 6,24ab 6,33ab 7,65a 7,75a 9,20a 9,05a 10,25a 9,97a 11,72a 11,45a 12,91s 12,06bc

5 OM221 3,06e 3,15c 4,06d 4,25e 5,11e 5,46f 6,39d 6,85d 7,85b 8,11cd 9.51bcd 9,61bc 11,03bcd 11,21ab 12,32bc 12,16ab

6 OM41 3,15de 3,55b 4,47cd 4,83bc 5,85abcd 6,21bc 7,05abcd 7,40ab 8,16b 8,17cd 8,91d 9,37cd 10,42d 10,85bc 11,52fg 11,92bcd

7 OM2431 3,50c 4,02a 4,61bc 5,05ab 6,12abc 6,45a 7,35ab 7,65a 9,06a 8,85a 10,24a 9,67b 11,71a 10,86bc 12,85a 11,83cd

8 OM9635 4,01a 3,85a 5,26a 5,11a 6,45a 6,41ab 7,43ab 7,15bcd 8,11b 8,15cd 8,90d 9,00ef 10,41d 10,47cd 11,51g 11,35e

9 OM5451 3,21d 3,85a 4,41cd 4,82bc 5,65bcde 6,05cd 7,06abcd 7,35abc 8,92a 8,75ab 8,20ab 9,65b 11,35ab 11,15ab 12,53b 12,41a

10 ĐV108 (đ/c) 3,26 d 3,12c 4,34cd 4,55cd 5,53cde 5,80e 6,62cd 6,9cd 7,95b 8,85a 9,35bcd 9,12de 10,83bcd 10,59cd 11,92de 11,78cd CV% 2,56 3,72 5,94 3,51 6,87 2,32 5,73 3,77 4,43 2,61 3,86 1,63 3,57 2,56 1,47 1,55 LSD0,05 0,1469 0,2228 0,4580 0,2818 0,6774 0,2371 0,6895 0,4614 0,6323 0,3749 0,6306 0,2632 0,6365 0,4767 0,3060 0,3152 61 56

Tóm lại, các giống thí nghiệm sinh trưởng phát triển bình thường, giống ngắn ngày thì tập trung ra lá sớm hơn và kết thúc sớm hơn so với các giống dài ngày. Giai đoạn đẻ nhánh là thời kỳ cây lúa tập trung ra lá nhiều nhất, thời kỳ cây lúa chuyển qua làm đốt làm đòng là thời điểm cây lúa ra 3 lá công năng cuối cùng nên thời gian này cần chăm sóc hợp lý, phòng trừ sâu bệnh hại không để cho 3 lá này bị tổn hại, đặc biệt là lá đòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)