Kết quả đánh giá mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính và khả năng chịu nóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 75 - 77)

nóng của các giống lúa thí nghiệm

Các đối tượng sâu, bệnh hại cây trồng luôn là mối đe dọa đối với cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng. Sâu bệnh trong tự nhiên khi nào cũng có, nhưng chỉ thực sự nguy hiểm khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát sinh, phát triển mạnh dễ gây thành dịch. Để hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra, giảm chi phí trong sản xuất, cần phải sử dụng các giống có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Kết quả theo dõi mức độ nhiễm sâu, bệnh tự nhiên đối với một số đối tượng gây hại chính được thể hiện ở bảng 3.9.

- Rầy nâu (Ninaparvata lugens):

Rầy thường xuất hiện gây hại ở các vụ lúa trong năm, chủ yếu gây hại nặng ở giai đoạn lúa làm đòng đến chín. Giai đoạn này mật độ cây trên một đơn vị diện tích và chiều cao cây lớn, nên việc tiến hành phòng trừ rầy gặp khó khăn hơn so với các giai đoạn trước.

Kết quả bảng 3.9. cho thấy: ở vụ Đông xuân hầu như các giống không bị nhiễm rầy, vụ HT có các giống OM178, OM221, và OM9635 bị nhiễm nhẹ (điểm 1)

- Sâu đục thân hai chấm (Seirpophaga incertulas):

Đây là đối tượng khá nguy hiểm, khó phòng trừ, nếu bị hại vào giai đoạn trước trổ bông sẽ có hiện tượng dảnh bị héo, nếu cây bị hại sau khi trổ bông thì sẽ có hiện tượng bông bạc trắng.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy ở vụ HT không bị nhiễm sâu đục thân, nhưng vụ ĐX sâu đục thân hai chấm chỉ xuất hiện cục bộ và mức độ gây hại nhẹ (điểm 0-3)

- Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphacolocsis medinalis Guenee):

Sâu cuốn lá nhỏ thường gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái, làm đòng. Kết quả theo dõi trong thí nghiệm cho thấy, chỉ xuất hiện rải rác trên một số giống với mức độ nhẹ (điểm 0-1) ở cả 2 vụ.

- Đạo ôn (Pirycularia oryzae)

Đạo ôn là bệnh nguy hại và rất thường gặp trên lúa. Đặc biệt trong vụ ĐX, vào những đêm trời có sương mù và thời tiết âm u, bào tử nấm phát triển mạnh gây hại trên lá, cổ lá, cổ bông. Làm cháy lá, cháy cổ bông, nếu nhẹ gây lem lép hạt, nặng có thể gây bông bạc. Các giống thí nghiệm chỉ nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn (điểm 1-3)

- Bệnh khô vằn (Rrizoctonia solani)

Bệnh khô vằn thường xuất hiện gây hại ở bẹ lá. Trong điều kiện nóng ẩm (vụ HT) thì mầm bệnh phát triển mạnh. Vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng thành vằn da hổ dạng đám mây. Khi bệnh nặng cả phần bẹ lá và phần lá phía trên bị chết lụi. Bệnh khô vằn thường xuất hiện gây hại lúa từ giai đoạn làm đòng đến chín. Kết quả theo dõi cho thấy, bệnh khô vằn xuất hiện trên tất cả các giống lúa thí nghiệm chỉ ở vụ HT nhưng mức độ gây hại nhẹ (điểm 1-3)

- Khả năng chịu nóng

Kết quả theo dõi cho thấy, các giống thí nghiệm hầu hết được đánh giá điểm 1- 3 ở cả 2 vụ, điều đó chứng tỏ giống có khả năng thích ứng tương đối tốt với điều kiện thời tiết của vụ Đông xuân và Hè thu tại tỉnh Bình Định.

Bảng 3.9. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng chịu nóng

của các giống lúa thí nghiệm (điểm)

TT Giống

Rầy nâu Sâu đục thân (hai chấm) Sâu cuốn lá nhỏ Bệnh đạo ôn Bệnh khô vằn Chịu nóng HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX 1 OM178 1 0 0 0 0 1 1 3 1 0 3 1 2 OM40 0 0 0 0 1 1 1 1 1 0 1 1 3 OM121 0 0 0 3 1 0 1 3 1 0 1 1 4 OM189 0 0 0 0 0 1 1 1 1 0 3 1 5 OM221 1 0 0 3 0 1 1 1 1 0 3 1 6 OM41 0 0 0 0 1 0 1 1 3 0 1 1 7 OM2431 0 0 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 8 OM9635 1 0 0 0 0 1 1 3 1 0 1 1 9 OM5451 0 0 0 0 1 1 1 1 1 0 1 1 10 ĐV108 (đ/c) 0 0 0 0 1 1 1 1 3 0 1 1

Ghi chú: Phản ứng của các giống lúa đối với sâu bệnh hại trong trường hợp không sử dụng thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 75 - 77)