Tình hình sản xuất lúa và xuất khẩu gạo ở nước ta từ năm 2000 đến năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 37 - 39)

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa và xuất khẩu gạo ở nước ta

từ năm 2000 đến năm 2012 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Xuất khẩu (1000 tấn gạo) Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Giá trị USD/tấn 2000 7.666.300 4,24 32.529.500 3.477 666,667 192 2005 7.329.200 4,89 35.832.900 5.250 1.407,299 268 2006 7.324.800 4,89 35.849.500 4.642 1.275,895 275 2007 7.207.400 4,99 35.924.700 5.558 1.489,970 327 2008 7.400.200 5,23 38.729.800 4.735 2.895,940 612 2009 7.437.200 5,24 38.895.500 5.969 2.666,100 447 2010 7.489.400 5,34 40.005.600 6.886 3.247,900 472 2011 7.651.900 5,53 42.331.600 7.200 3.507,00 487 2012 7.750.000* 5,60* 43.400.000 7.26** 3.234,00 445

(Nguồn: N.G. thống kê 2012* ước tính; ** Tính đến tháng 11/2012)

* Một số tành tựu nỗi bật trong sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, sản xuất lúa ở nước ta đạt được một số thành tựu : Diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực đầu người tăng nhanh : bình quân giai đoạn 2001-2007 so với 1990-1995 thì diện tích cây lương thực tăng 20%, năng suất tăng 39,6%, sản lượng tăng 67,5%, đưa bình quân lương thực cây có hạt lên 466,5kg/người/năm, tăng 14,3%. Riêng năm 2007 đạt 469,5kg/người/năm, tăng 29,3% so với năm 1995.

Kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp được tăng cường đầu tư, đặt biệt là hệ thống thủy lợi, các cơ sở bảo quản chế biến lương thực được nâng cấp và xây dựng mới đang phát huy hiệu quả tốt.

Nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi vào sản xuất, đặt biệt là giống lúa thuần, giống lúa lai ngắn ngày, năng suất cao, chất

lượng khá. Khả năng thích nghi rộng, phù hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, né tránh thiên tai, sâu bệnh…

Hệ thống thu mua chế biến chuyển sang cơ cấu thị trường, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và người tiêu dùng.

Nước ta, từ chỗ thiếu lương thực, hàng năm phải nhập khẩu gạo để phục vụ tiêu dùng nội địa, cho đến nay Việt Nam đang vươn lên trở thành một Quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu gạo và được xếp vị trí tứ 4 trong top 10 Quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới.

Những hạn chế yếu kém trong sản xuất lúa ở nước ta

Bên cạnh những thành tựu nổi bật ấy vẫn còn một vài hạn chế, yếu kém trong sản xuất lúa gạo ở nước ta cần phải nhìn nhận và quan tâm như:

Một số ngành, địa phương chưa nhận thức thấu đáo về an ninh lương thực, nên còn có tư tưởng chủ quan và chưa thật sự quan tâm đúng mức đến vấn đề sản xuất lương thực trong nước.

Một thời gian dài, việc quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai đối với cây lương thực nói chung, cây lúa nói riêng chưa chặt chẽ, chưa cương quyết. Có những giai đoạn diện tích đất chuyên lúa giảm nhanh để phát triển công nghiệp, dịch vụ… Ruộng đất còn manh mún, nhỏ lẻ đã làm hạn chế đến việc đầu tư thâm canh, cơ giới hóa nông nghiệp. Năng suất lúa từ 2008-2010 tăng chậm, mức chênh lệch về năng suất giữa các vùng còn khá lớn.

Cơ sở vật chất phục vụ chế biến, bảo quản nông sản lương thực còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay, đặc biệt là chế biến gạo dùng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất chưa đồng đều giữa các vùng và các hộ nông dân, nên sự chênh lệch và năng suất còn khá lớn, tỷ lệ cơ giới hóa trong thu hoạch thấp. Bên cạnh đó sản xuất lương thực dễ gặp rủi ro do thiên tai, dịch hại và biến động giá cả, nhưng vẫn chưa có chính sách đồng bộ để người sản suất lương thực có thu nhập ổn định.

Năm 2000, Chính phủ xác nhận lại chính sách coi gạo là lương thực cơ bản để đảm bảo an ninh lương thực cũng như dự trữ lương thực quốc gia. BCHTW Đảng năm 2007 đặt quyết tâm duy trì "...đất lúa bền vững để đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia". Nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng chương trình được Bộ Chính trị phê duyệt vào tháng 8/2009, để đảm bảo giữ vĩnh viễn đất lúa. Đây là một trong những ưu

tiên được Bộ NN&PTNT hoạch định trước, nhằm "xóa nạn đói vào 2012". Mục tiêu cơ bản là "...đảm bảo sản lượng từ 39 đến 41 triệu tấn gạo một năm để đảm bảo an ninh lương thực cho dân số dự báo là 100 triệu người vào năm 2020 và 130 triệu vào năm 2030". Chính phủ tuyên bố sẽ thành lập Ủy ban an ninh lương thực quốc gia, do một Phó Thủ tướng đứng đầu, để triển khai chương trình trên. Nhiệm vụ của UB là đảm bảo đến 2030 "...diện tích canh tác lúa của Việt Nam phải giữ cố định ở mức 3,8 triệu ha, trong đó 3,2 triệu ha là lúa nước".

Chiến lược an ninh lương thực quốc gia của Việt Nam

Trong chiến lược an ninh lương thực Quốc gia (ANLT) của nước ta, mục tiêu đặt ra cụ thể như sau:

Mục tiêu chung: Đảm bảo vững chắc ANLT ở từng hộ gia đình và trên phạm vi toàn quốc trong mọi tình huống bằng việc đẩy mạnh phát triển lương thực, chủ yếu là lúa và ngô, trên cơ sở ổn định diện tích đất lúa nước, tăng cường thâm canh năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả và thu nhập cho người sản xuất lương thực.

Mục tiêu cụ thể: Diện tích đất canh tác lúa duy trì đến năm 2015 là 3,8 triệu ha, đến năm 2020 là 3,6 triệu ha và phải giữ ổn định lâu dài từ sau năm 2020 đến 2050 là 3,5 triệu ha. Trong đó đất chuyên trồng lúa phải giữ vững 3,1 tiệu ha.

Diện tích gieo trồng lúa tương ứng với các năm 2015: 6,9 triệu ha; 2020: 6,8 triệu ha và năm 2030 là 6,6 triệu ha.

Năng suất năm 2015 đạt 55,2 tạ/ha (tốc độ tăng 1,5%/năm), năm 2020 đạt 58,5 tạ/ha (tốc độ tăng 1,2%/năm) và đến năm 2030 đạt 61,5 tạ/ha (tốc độ tăng 0,5%/năm).

Tóm lại: có thể nói thành công trong sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của nước ta trong hai thập niên qua do nhiều yếu tố tác động. Trong đó đổi mới chính sách, mở rộng hệ thống thủy lợi khai thác lúa nước có tưới, hướng canh tác vào thâm canh cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, việc tăng năng suất và sản lượng trong những năm tới là rất khó khăn đòi hỏi phải hiện đại hóa trồng lúa nhằm giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch và giảm chi phí sản suất. Mặt khác, cần khai thác và tăng năng suất lúa ở một số vùng sản xuất lúa còn bất lợi như vùng bị nhiễm phèn, ngập úng, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Thu hẹp dần khoảng cách năng suất lúa của nông dân…

1.6. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)