Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 40)

Trong những năm gần đây, sản xuất lúa ở Bình Định đã gặt hái được nhiều thành quả tích cực. Các diện tích đất sản xuất lúa từ 3 vụ/năm kém hiệu quả được dần chuyển đổi sang 2 vụ lúa/năm hiệu quả cao hơn, đã chuyển đổi cơ bản. Việc sử dụng giống lúa cấp xác nhận trong sản xuất đã trở thành nhu cầu của nông dân. Từ năm 2000 đến nay, diện tích đất sản xuất lúa tương đối ổn định nhưng năng suất và sản lượng lúa thì không ngừng tăng nhanh. Nguyên nhân là do triên địa bàn tỉnh đã được

áp dụng tương đối đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất, như: Sử dụng giống cấp xác nhận hoặc cấp giống nguyên chủng trong sản xuất, chọn giống lúa gieo trồng thích hợp cho từng vụ và bố trí thời vụ hợp lý nên phần nào hạn chế được rủi ro do thiên tai dịch hại. Ngoài ra, việc áp dụng kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng và 5 giảm 3 tăng được sớm chỉ đạo đưa vào sản xuất, nên giảm chi phí đầu tư tăng hiệu quả kinh tế.

* Một vài vấn đề cần quan tâm trong sản xuất lúa ở Bình Định hiện nay:

- Các giống lúa hiện nay đang được sử dụng trong sản xuất phần lớn có chất lượng chưa cao, giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh còn thấp.

- Các giống lúa cho vùng có điều kiện sản xuất khó khăn (hạn, mặn, ngập…) còn rất thiếu nên có nhiều tìm ẩn nhiều rủi ro cho sản xuất.

- Các giống lúa có tính kháng rầy cao, trên thực tế sản xuất thì rất ít trong khi đó các giống đang sử dụng trong sản xuất hiện nay thì phần lớn nhiễm rầy từ mức độ nặng đến trung bình.

- Đất đai sản xuất lúa ở Bình Định manh mún, đây cũng là khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất lúa chưa cao, nhất là trong khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản… tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn khá lớn.

Bình Định diện tích gieo trồng lúa trong năm biến động từ 111.723 đến 128.873 ha, trong đó diện tích gieo trồng lúa vụ đông xuân lớn nhất từ 46.523-47.790ha, tiếp đến là vụ hè thu từ 33.750-42.900 ha, vụ mùa bao giờ diện tích cũng ít nhất. Từ năm 2010-2012, diện tích sản xuất lúa 3 vụ kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, do vậy diện tích lúa sản xuất 3 vụ chỉ còn (21.900- 40.470 ha).

Năng suất: Năng suất lúa tăng khá nhanh, năm 2000 năng suất lúa bình quân chung toàn tỉnh là 41,2 tạ/ha thì năm 2012 năng suất đạt 58,35 tạ/ha, tăng 40,3% (năm 2013 ước tính đạt 58,63 tạ/ha). Đặc biệt từ năm 2010 đến nay, năng suất trung bình cao từ 56,4 đến 58,63 tạ/ha. Sản lượng lúa năm 2000 đạt 522.977 tấn, thì năm 2011 đạt 649.257 tấn, tăng 122.280 tấn (tăng 24% về sản lượng), và năng suất lúa năm 2012 là 58,4 tạ/ha, năm 2013 năng suất 58,6 tạ/ha đạt 651.734 tấn.

Để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong thời gian tới cần tăng cường đầu tư thâm canh, rút ngắn khoảng cách chênh lệch năng suất lúa giữa các vùng và nâng cao năng suất lúa ở các vùng có điều kiện sản xuất khó khăn (nhiễm mặn, chua phèn, ngập úng, thiếu nước…). Mặt khác, cần tăng cường nghiên cứu để bổ sung thêm các giống lúa mới thích hợp hơn; ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng khá, nhiễm nhẹ sâu bệnh…đưa vào sản xuất.

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định từ năm 2000 đến năm 2013.

ĐVT: Diện tích (nghìn ha), năng suất (tạ/ha), sản lượng (tấn)

Năm Tổng số

Chia ra

Lúa Đông Xuân Lúa Hè Thu Lúa Vụ 3

D. Tích N.S S.Lượng D.Tích N.S S.Lượng D.Tích N.S S.Lượng D.Tích N.S S.Lượng 2000 126.873 41,2 522.977 46.523 46,8 217.519 40.888 42,6 174.165 39.482 33.3 131.293 2001 128.768 42,4 546.588 47.310 48,1 227.692 40.988 43,1 176.648 40.470 35,1 142.248 2002 118.445 43,7 517.121 47.333 52,6 249.015 36.458 42,1 153.416 34.654 33,1 114.690 2003 125.815 44,3 557.950 47.168 50,6 238.825 39.697 45,6 181.169 38.950 35,4 137.956 2004 125.444 45,5 570.385 47.015 50,1 235.711 39.282 44,2 173.658 39.147 41,1 116.016 2005 111.723 47,2 527.361 46.769 56,8 265.741 33.750 44,9 151.552 31.204 35,3 110.068 2006 121.000 50,2 607.800 47.200 56,0 264.397 40.200 50,2 206.014 33.600 40,9 137.389 2007 112.000 51,7 579.100 46.863 54,9 257.240 36.666 55,5 203.407 28.407 41,7 118.542 2008 115.000 54,0 622.100 47.300 55,6 262.800 40.400 58,7 237.200 27.800 44,6 122.100 2009 115.100 53,0 622.100 47.475 58,7 278.678 41.550 57,8 240.159 27.500 40,0 110.000 2010 113.100 56,4 637.600 47.700 61,9 295.500 41.300 57,5 237.600 24.100 43,2 104.500 2011 112.328 57,8 649.257 47.790 62,4 298.209 42.360 59,5 252.058 22.175 44,7 99.124 2012 112.400 58,4 655.292 46.600 63,0 299.880 42.900 60,0 257.400 21.900 45,0 98.550 2013* 111.142 58,6 651.734 47.670 63,0 300.482 42.941 59,7 256.563 20.631 45,9 94.689

(Nguồn: Thống kê Bình Định, 2013; Số liệu Sở NN&PTNT Bình Định,2013*ước thực hiện)

3

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm 09 giống lúa, trong bộ giống lúa ngắn ngày của Viện nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và giống đối chứng ĐV108.

Bảng 2.1. Danh sách và nguồn gốc các giống lúa thí nghiệm

TT Tên Giống Nguồn gốc giống Cấp giống

1 OM178 Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long Nguyên chủng 2 OM40 Viện lúa đồng bằng Sông Cửu long Nguyên chủng 3 OM121 Viện lúa đồng bằng Sông Cửu long Nguyên chủng 4 OM189 Viện lúa đồng bằng Sông Cửu long Nguyên chủng 5 OM221 Viện lúa đồng bằng Sông Cửu long Nguyên chủng 6 OM41 Viện lúa đồng bằng Sông Cửu long Nguyên chủng 7 OM2431 Viện lúa đồng bằng Sông Cửu long Nguyên chủng 8 OM9635 Viện lúa đồng bằng Sông Cửu long Nguyên chủng 9 OM5451 Viện lúa đồng bằng Sông Cửu long Nguyên chủng 10 ĐV 108 (đ/c) Viện nghiên cứu Nông nghiệp DHNTB Nguyên chủng

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm. - Nghiên cứu khả năng chống chịu một số đối tượng sâu, bệnh hại chính và một số điều kiện ngoại cảnh bất thuận của các giống lúa thí nghiệm.

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm - Nghiên cứu các chỉ tiêu về chất lượng của các giống lúa thí nghiệm

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Địa điểm tiến hành thí nghiệm

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài thực hiện trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Đông xuân 2015, ở vùng đất thịt nhẹ của tỉnh Bình Định.

2.3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 10 công thức; mỗi giống là 1 công thức với 3 lần nhắc lại.

Bảo vệ Bảo vệ Bảo vệ 1a 5b 6c 3a 2b 4c 2a 1b 10c 5a 6b 8c 10a 8b 2c 8a 3b 7c 6a 10b 3c 9a 4b 1c 4a 7b 9c 7a 9b 5c Bảo vệ

Ghi chú: a, b, c là các lần nhắc lại của mỗi giống.

Tổng diện tích thí nghiệm: 500 m2

- . Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (5m x 2m).

- Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 20 cm và giữa các lần nhắc là 30 cm. Xung quanh ruộng thí nghiệm có 3 hàng lúa bảo vệ.

2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng

Thực hiện khảo nghiệm được áp dụng theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) của giống lúa.

2.4.1. Thời vụ và mật độ gieo mạ Vụ Hè thu (HT) 2014 - Mật độ cấy: 45 khóm/m2 + Ngày gieo mạ: 10/5/2014 + Ngày cấy: 1/6/2014 + Tuổi mạ: 20 ngày (3,5-4 lá) Vụ Đông xuân (ĐX) 2014-2015. - Mật độ cấy: 45 khóm/m2 + Ngày gieo mạ: 5/12/2014 + Ngày cấy: 26/12/2015 + Tuổi mạ: 21 ngày (3,5-4 lá) 2.4.2. Làm đất

Đất được cày bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại, nhuyễn bùn, san phẳng mặt ruộng, đảm bảo nước trong ruộng, cắm cọc, dăng dây, chia ô trước khi cấy.

2.4.3. Làm cỏ, sục bùn

Làm cỏ sục bùn khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp bón thúc.

2.4.4. Tưới nước

Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trong ruộng 3 – 5 cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10 cm.

2.4.5. Bón phân

Thực hiện theo qui phạm khảo nghiệm (tính cho 1 ha):

- Phân chuồng 5 tấn + 100 kg N (urea) + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O (KCl) + Bón lót: Phân chuồng 100% + Lân: 100% + Đạm : 30%.

+ Bón thúc (2 lần):

2.4.6. Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên theo dõi, điều tra tình hình sâu bệnh hại trên ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trừ theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

2.4.7. Thu hoạch

Thu hoạch khi có khoảng 85% số hạt/bông đã chín. Thu riêng từng ô và phơi riêng đến độ ẩm hạt đạt 14%, cân khối lượng (kg/ô).

2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1.1. Nghiên cứu trên cây mạ

- Tuổi mạ: Tính thời gian từ khi gieo đến khi cấy.

- Sức sinh trưởng của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy. Điểm 1: Khỏe (cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có nhiều hơn 1 dảnh). Điểm 5: Trung bình (cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 đảnh). Điểm 9: Yếu (cây mảnh, yếu hoặc còi cọc, lá vàng).

- Đánh giá khả năng chịu lạnh của các giống: Quan sát sự thay đổi mầu sắc lá và sự sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 150C.

Điểm 1: Mạ màu xanh đậm Điểm 3: Mạ màu xanh nhạt Điểm 5: Mạ màu vàng Điểm 7: Mạ màu nâu Điểm 9: Mạ chết

- Số lá mạ khi cấy (lá/cây) - Chiều cao cây mạ: (cm)

2.5.1.2. Nghiên cứu trên cây lúa

2.5.1.2.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển qua các giai đoạn (ngày)

Tính số ngày từ khi cấy đến các thời kỳ. - Ngày cấy

- Ngày bắt đầu đẻ nhánh (10% số cây có nhánh). - Ngày đẻ nhánh rộ (trên 50% số cây đẻ).

- Ngày bắt đầu trổ (10% số cây trổ). - Ngày trổ hoàn toàn (80% số cây trổ).

- Ngày chín hoàn toàn (85% số hạt trên bông chín).

- Tổng thời gian sinh trưởng (ngày): Tính số ngày từ khi gieo đến khi khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông chín.

2.5.1.2.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- Sự tăng trưởng chiều cao của cây: Tiến hành đo sau khi cấy, đo định kỳ 7 ngày 1 lần, đo chiều cao đồng thời đếm số nhánh, lá. Đo chiều cao của cây đến khi lúa đạt chiều cao cuối cùng.

- Sự đẻ nhánh: Đếm số nhánh hiện có trên khóm, định kỳ 7 ngày 1 lần (tiến hành đếm kết hợp với theo dõi chiều cao cây). Cho đến khi cây ngừng đẻ nhánh, kết hợp với theo dõi ngày bắt đầu đẻ nhánh và ngày kết thúc đẻ nhánh của các giống.

+ Ngày bắt đầu đẻ nhánh: Khi 50% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên. + Thời gian kết thúc đẻ nhánh: Khi lúa đạt dảnh tối đa.

+ Thời gian đẻ nhánh (ngày)

+ Số nhánh tối đa: Đếm tổng số nhánh hiện có trên khóm sau khi kết thúc đẻ. + Số nhánh hữu hiệu: Đếm số nhánh có ít nhất 10 hạt chắc trên bông. + Động thái đẻ nhánh: Theo dõi số nhánh theo từng thời kỳ.

2.5.1.2.3. Chỉ tiêu hình thái

- Dạng khóm: Tập trung, xòe, xòe trung bình

- Chiều dài bông: Từ cổ bông đến đỉnh bông trừ râu hạt

- Độ thuần đồng ruộng (điểm): Đếm và tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô + Điểm 1:Cao: Cây khác dạng <0,3%

+ Điểm 3: Trung bình: Cây khác dạng >0,3 -0,5% + Điểm 5: Thấp: Cây khác dạng >0,5%

Độ thoát cổ bông (điểm): Quan sát toàn bộ các cây trên ô + Điểm 1: Thoát hoàn toàn

+ Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông + Điểm 9: Thoát một phần

+ Điểm 1: Cứng: Cây không bị đổ

+ Điểm 5: Trung bình: Hầu hết cây bị nghiêng + Điểm 9: Yếu: Hầu hết cây bị đổ rạp

- Độ tàn lá (điểm): Quan sát sự chuyển mầu của lá (Theo dõi ở giai đoạn chín). + Điểm 1: Muộn: Lá giữ mầu xanh tự nhiên

+ Điểm 5: Trung bình: Các lá trên biến vàng + Điểm 9: Sớm: Tất cả lá biến vàng hoặc chết

- Chiều cao cây khi thu hoạch (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt).

- Diện tích lá đòng: S = D x R x 0,8 (cm2).

2.5.1.2.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh - Sâu hại

+ Sâu đục thân: Có nhiều đối tượng gây hại, tính tỉ lệ dảnh bị chết và bông bạc do sâu hại.

Điểm 0: Không bị hại

Điểm 1: 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 3: 11-20% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 5: 21-30% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 7: 31-50% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 9: >51% số dảnh chết hoặc bông bạc

+ Sâu cuốn lá: Quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống

Điểm 0: Không bị hại. Điểm 1: 1 – 10% cây bị hại. Điểm 3: 11 – 20%.

Điểm 5: 21 – 35%. Điểm 7: 36 – 51%. Điểm 9: >51%.

+ Rầy nâu: Quan sát lá, cây bị hại gây chết và héo. Điểm 0: Không bị hại.

Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây.

Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy”.

Điểm 5: Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn 1 nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.

Điểm 7: Hơn một nửa số cây bị cháy hoặc héo rầy. Điểm 9: Tất cả cây bị chết.

Bệnh hại

+ Bệnh đạo ôn hại lá: Quan sát vết bệnh gây hại trên lá Điểm 0: Không có vết bệnh.

Điểm 1: Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa. Chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1 – 2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh.

Điểm 3: Dạng vết bệnh như điểm ở 2 nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên. Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá < 4% diện tích lá.

Điểm 5: Vết bệnh điển hình 4 – 10% diện tích lá. Điểm 6: Vết bệnh điển hình 11 – 25% diện tích lá. Điểm 7: Vết bệnh điển hình 26 – 50% diện tích lá. Điểm 8: Vết bệnh điển hình 51 – 75% diện tích lá. Điểm 9: > 75% diện tích lá bị nhiễm bệnh.

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông. Điểm 0: Không có vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông. Điểm 1: Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên vài gié cấp 2. Điểm 3: Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giửa của trục bông.

Điểm 5: Vết bệnh bao quanh 1 phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông.

Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.

+ Bệnh khô vằn: Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây)

Điểm 0: Không có triệu chứng.

Điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây. Điểm 3: 20 – 30%.

Điểm 5: 31 – 45%. Điểm 7: 46 – 65%. Điểm 9: > 65%.

+ Bệnh đốm nâu: Quan sát diện tích vết bệnh trên lá. Điểm 0: Không có vết bệnh.

Điểm 1: < 4% diện tích vết bệnh trên lá. Điểm 3: 4 – 10%.

Điểm 5: 11 – 25%. Điểm 7: 26 – 75%. Điểm 9: > 76%.

2.5.1.2.5. Các chỉ tiêu năng suất

- Số bông/m2: đếm số bông trên mỗi điểm điều tra, mỗi điểm lấy 5 khóm, rồi tính giá trị trung bình của ba lần nhắc lại.

- Số bông/khóm: Đếm số bông trên 10 khóm đã định và tính trung bình. - Số hạt/bông: Đếm tổng số hạt có trên bông (5 cây mẫu).

- Số hạt chắc/bông: mỗi 1 điểm thí nghiệm lấy 5 bông. Sau đó tách thóc ra khỏi bông, loại bỏ lép lửng và đếm số hạt chắc, rồi lấy giá trị trung bình tính số hạt chắc/bông.

- Tỷ lệ lép: tính tỷ lệ % số hạt lép trên bông (5 cây mẫu).

- Số bông hữu hiệu: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của 1 cây (5 cây mẫu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 40)