Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và Ba Giảm Ba Tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 35 - 36)

Quản lý dịch hại tổng hợp chủ yếu được áp dụng thành công trên rầy nâu hại lúa. Gieo sạ đồng loạt để né rầy và thực hiện 3 giảm đã chứng minh hiệu quả rất lớn của nó trong hai năm 2006 và 2007. Việc sử dụng hạt giống xác nhận và giống nguyên chủng đang trở thành nhu cầu tất yếu của nông dân hiện nay. Giống kháng và tỷ lệ giống chủ lực trong cơ cấu sản xuất (<40%) giữ nhiệm vụ quang trọng trong duy trì tính đa dạng sinh học trên đồng ruộng, đóng vai trò quyết định quản lý dịch hại. Sạ thưa với mật độ < 100kg/ha cũng chứng minh được hiệu quả nhất định trong việc giảm quần thể sâu hại và tỷ lệ bệnh hại quan trọng như: đạo ôn, đốm vằn, thối thân thối bẹ…ngoài ra vấn đề phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách) cũng là nội dung quan trọng trong thực hiện IPM.

Kỹ thuật không phun thuốc trong thời gian 40 ngày sau khi sạ, cũng được khuyến cáo với 30-40% nông dân ở ĐBSCL chấp nhận.

Vấn đề nông dân hướng dẫn nông dân là nội dung chính trong mạng lưới khuyến nông dưới hình thức câu lạc bộ. Việc bảo vệ và phát triển thiên địch của đối tượng gây hại lúa là nội dung cần được quan tâm và liên tục nâng cao nhận thức cho bà con nông dân.

Ở một số tỉnh Nam bộ như: An Giang đã áp dung kỹ thuật tưới nước tiết kiệm của IRRI cho năng suất cao hơn tưới ngập theo tập quán và tiết kiệm được khoảng

20% lượng nước tưới. Tại ĐBSH đã có một số mô hình áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 35 - 36)