Các đặc điểm về hình thái cũng như những tính trạng đặc trưng của giống phần lớn được quy định bởi yếu tố di truyền, biểu hiện ra bên ngoài dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc. Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm này giúp chúng ta chọn ra những giống tốt cho từng vùng sinh thái, đồng thời có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình canh tác. Qua theo dõi trên các giống lúa thí nghiệm thu được kết quả trình bày ở bảng 3.7
-Chiều cao cây cuối cùng
Chiều cao cuối cùng các giống lúa thí nghiệm dao động khá lớn và đạt mức tối đa, chúng biến động từ 91,93 cm – 100,03 cm, thấp nhất là giống ĐV108 với 91,93 cm và cao nhất là giống OM2431 với 100,03 cm. Các giống còn lại có chiều cao dao động từ 92,17 cm – 98,27 cm vụ HT và biến động từ 84,63 cm – 94,83 cm vụ ĐX. Cao nhất là giống OM40 (94,83 cm) và thấp nhất vẫn là giống đối chứng ĐV108 (84,63 cm). Như vậy các giống lúa thí nghiệm có chiều cao cây thuộc dạng bán lùn.
Bảng 3.7. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm
TT Giống
Chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều dài bông (cm) Diện tích lá đòng (cm2) Tổng số lá/ cây (lá) HT ĐX HT ĐX HT ĐX 1 OM178 96,43b 92,50ab 22,50de 23,60ab 34,50a 35,40a 11,50b 2 OM40 98,27ab 94,83a 23,80c 24,36ab 28,20ab 29,20bc 11,60b 3 OM121 96,77b 92,70ab 21,86e 23,16ab 18,93d 18,50d 12,10ab 4 OM189 96,97b 93,90a 24,86ab 23,50ab 34,60a 36,10a 12,80a 5 OM221 97,57ab 92,20ab 23,50cd 24,16ab 31,23b 32,53ab 12,20ab 6 OM41 96,50b 88,60bc 23,23cd 23,76ab 30,36ab 30,90bc 11,70ab 7 OM2431 100,03a 92,30ab 20,76f 22,50b 20,23cd 21,30d 12,46ab 8 OM9635 96,77b 93,10a 25,36a 25,80a 26,36bc 27,80c 11,43b 9 OM5451 92,17c 86,23c 24,16bc 24,50ab 19,83cd 20,30d 12,46ab 10 ĐV108 (đ/c) 91,93c 84,63c 23,20cd 23,56ab 28,33ab 29,40bc 11,80ab CV% 1,71 2,96 2,57 7,63 14,60 8,01 5,52 LSD0,05 2,82 4,21 1,03 3,13 6,83 4,21 1,14
Ghi chú: a,b,c,d,e,f chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 0,05.
- Chiều dài bông
Chiều dài bông các giống lúa thí nghiệm biến động từ 20,76-25,36cm, dài nhất là giống OM9635 (25,36 cm), ngắn nhất giống OM2431 (20,76 cm) vụ HT. Dao động từ 22,25 - 25,80 cm vụ ĐX dài nhất là giống OM9635 (25,80 cm), ngắn nhất giống OM2431 (22,50 cm).
- Diện tích lá đòng
Diện tích lá đòng có ý nghĩa quan trọng đến khả năng hình thành năng suất của giống. Diện tích lá đòng càng lớn thì khả năng quang hợp và tích lũy vật chất khô càng cao, hạt vào chắc tốt. Kết quả theo dõi các giống lúa thí nghiệm cho thấy :
Ở vụ HT diện tích lá đòng của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 18,93 – 34,60 cm2 và vụ ĐX 18,50 -36,10 cm2. Trong cả hai vụ diện tích lá đòng của giống OM189 (34,6 cm2 TH; 36,10 cm2 ĐX ) và OM178 (34,50 cm2 TH; 35,40 cm2 ĐX ) cao hơn hẳn so với đối chứng ĐV108 (28,33 cm2 TH; 29,40 cm2 ĐX ) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.
-Tổng số lá trên cây
Tổng số lá trên cây là một đặc điểm di truyền của từng giống. Ở cây lúa, khi tổng số lá đạt mức tối đa thì cây lúa hoàn thành chu trình sinh trưởng phát triển của mình. Các giống lúa thí nghiệm có tổng số lá dao động 11,43-12,80 lá.