Một số kết quả nghiên cứu về lúa ở Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 39 - 40)

* Công tác giống: Trong những năm gần đây, Bình Định đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền

vững. Đối với sản xuất lúa, tỉnh đã tiến hành chuyển đổi từ 3 vụ lúa/năm hiệu quả thấp sang 2 vụ lúa/năm hiệu quả cao hơn. Đi đôi với việc ứng dụng các giống lúa mới có năng suất và chất lượng, nhiễm nhẹ sâu bệnh... Các giống lúa được tuyển chọn và đang được áp dụng trong sản xuất hiện nay là: ĐV108, VĐ8, Q5, ĐB6, ML48, ML49, ML202, ML214, SH2, BC15, TBR-1, TBR-36, VTNA1, VTNA2, HT1… và một số giống lúa lai như: Nhị Ưu 383, BTE-1, Nghi Hương 2308, TH3-3, TH3-5, Syn6, , BiO404, Đắc Ưu11….

Đặc biệt, năm 2002 Bình Định đã thực hiện thành công chương trình cấp 1 hóa giống lúa, hiện nay có khoảng 90% nông dân trên địa bàn tỉnh sử dụng giống lúa cấp xác nhận và giống lúa cấp Nguyên chủng trong sản xuất. Mật độ gieo sạ giảm còn 100- 120 kg/ha. Đây cũng là một trong những bước tiến quan trọng góp phần tăng năng suất và sản lượng lương thực của toàn tỉnh trong những năm gần đây.

* Về kỹ thuật canh tác: Kết quả nghiên cứu của Viện Duyên Hải Nam Trung bộ về kỹ thuật canh tác cho giống lúa ngắn ngày và trung ngày đã rút ra nhận xét:

- Đối với nhóm giống lúa ngắn ngày, lượng phân bón đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đất phù sa cổ là 120 kgN+60-70 kgP2O5 + 60-70K2O/ha.

- Đối với nhóm giống trung ngày mức bón 130-140 kgN+ 80P2O5 + 80K2O/ha. - Chế độ tưới ngập thường xuyên và ngập khô xen kẽ cho năng suất tương đương nhau. Nhưng ở chế độ tưới ngập khô xen kẽ sẽ tiết kiệm được 20% số lần tưới, giảm chi phí về thủy lợi.

Kết quả mô hình sản xuất lúa có áp dụng 3 giảm, 3 tăng của Trung tâm khuyến Nông khuyến Ngư Bình Định trong vụ đông xuân 2008 lãi suất cao, cao hơn đối chứng là 2.450.000 đồng/ha. Kết quả nghiên cứu về 5 giảm, 3 tăng của TS Nguyễn Thị Tố Trân (Sở NN&PTNT Bình Định) đã rút ra nhận xét:

Nếu xử lý hạt giống bằng thuốc CRUISER PLUS 312,5 FS; ACTARA25WG; TANGO 800WG trước khi gieo sạ có tác dụng hạn chế bọ trĩ giai đoạn 20 ngày sau sạ. áp dụng 5 giảm 3 tăng vào sản xuất lúa, lợi nhuận thu được cao hơn so với đối chứng từ 2,15 triệu đồng/ha đến 4,4 triệu đồng/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 39 - 40)