Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHKT, đầu tư thâm canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 78)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.6.6. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHKT, đầu tư thâm canh

Đối với vùng trồng nguyên liệu, bên cạnh những kinh nghiệm trồng quế lâu năm của bà con địa phương, cần áp dụng mạnh mẽ hơn nữa tiến bộ khoa học kỹ

thuật và khoa học công nghệ trong phương pháp chọn giống cũng như kỹ thuật gieo

trồng. Mạnh dạn áp dụng những nghiên cứu về giống quế mới trên cơ sở phát triển

nguồn gen quý nhưng cho năng suất tinh dầu cao vào thực tế.

Bên cạnh đó, thực nghiệm những nghiên cứu về quá trình sinh trưởng như

những yêu cầu về yêu cầu dinh dưỡng, mật độ trồng, ánh sáng, độ ẩm…của quế vào thực tế để phát huy tối đa khả năng phát triển của quế. Đặc biệt chú ý phổ cập và lan rộng hình thức nông – lâm kết hợp trong 3 năm đầu, trồng quế xen kẽ với trồng

sắn để tăng bóng râm cho quế, hạn chế cây bụi mọc, giữ đất giữ nước và hơn nữa tăng thu nhập cho bà con trồng quế. Hơn thế nữa, đầu tư bón phân đúng cách và

hợp lý cũng là một biên pháp hữu hiệu cho sự phát triển lâu dài của cây quế.

Khuyến cáo người trồng quế vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như:

+ Đối với cây con trong vườn ươm:trước khi xuất vườn cần loại bỏ các cây

bị nhiễm bệnh, phun thuốc trừ sâu có tính nội hấp và lưu dẫn trừ côn trùng môi giới

truyền bệnh như: Admire 050EC, Confidor 100SC, Actara 25WG.

+ Đối với vườn quế sản xuất: Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp: trồng đúng mật độ khuyến cáo, bón phân để quế sinh trưởng phát triển tốt tăng sức đề kháng đối với bệnh, cắt tỉa cành bệnh, cành tăm, cành bị rệp ống gây hại… tạo sự thông thoáng để cây quế phát triển, loại bỏ nguồn bệnh, côn trùng môi giới trên vườn quế. Có

thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp và lưu dẫn như trên phun trừ rệp ống (côn trùng môi giới) trong điều kiện cho phép (cây quế còn nhỏ, mật độ rệp ống

cao…).

+ Thực hiện cải tạo đất (làm tơi xốp đất bằng thủ công, cơ giới) trước khi

trồng quế; phải thực hiện trồng quế tập trung để thuận lợi cơ giới hóa trong sản

xuất, thuận tiện trong khâu đầu tư chăm sóc, bảo vệ.

+ Thực hiện trồng cây có túi bầu, có bón phân và áp dụng các biện pháp

phòng trừ sâu bệnh tổng hợp hại quế.

+ Trồng quế đúng mật độ nhằm hạn chế sâu bệnh hại quế, đảm bảo cây trồng có điều kiện sinh trưởng, phát triển trong môi trường thuận lợi nhất.

+ Thường xuyên chăm sóc, theo dõi kịp thời hạn chế sâu bệnh hại quế.

+ Hằng năm mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản

lý, bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh hại quế cho nhân dân biết và áp dụng vào trong sản xuất có hiệu quả.

+ Hình thành các đại lý phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh hại quế để người

trồng quế dễ dàng tiếp cận với hàng hóa có chất lượng và dễ dàng phòng trừ sâu

bệnh tổng hợp.

Đối với khu vực sản xuất và chế biến các sản phẩm từ quế, ứng dụng khoa kỹ

thuật cần được áp dụng mạnh mẽ hơn nữa bằng việc áp dụng những công nghệ chế

biến và thiết bị máy móc sản xuất hiện đại. Chođến thời điểm hiện tại, những công

nghệ chế biến các sản phẩm từ quế và máy móc thiết bị hầu như còn rất hạn chế. Do

vậy, giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là hợp tác với các đơn vị nước ngoài chuyển

giao máy móc kỹ thuật và công nghệ hiện đại để tiếp thu những thành quả khoa học

kỹ thuật của thế giới, nâng cao chất lượng các sản phẩm của quế Tây Trà theo

hướng đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ quế vỏ, nâng cao hàm lượng Aldehyt

Cinnamic trong chế biến tinh dầu và quan trọng hơn cả là sản xuất ra những mặt hàng tiêu dùng cơ bản từ quế để đưa ra thị trường trong và ngoài nước.

Đối với hoạt động kinh doanh, giải pháp sau đây mang tính chất tham khảo

và sẽ có khả năng áp dụng khi có đủ điều kiện về nguồn nhân lực và khả năng cập

nhật thông tin. Đó là việc sử dụng những nghiên cứu về cung cầu thị trường và những tác động khác của nền kinh tế để có thể dự báo cầu về sản lượng quế cũng như sự biến đổi về giá cả mặt hàng quế trên thế giới. Đồng thời thực hiện những

nghiên cứu trong hành vi người tiêu dùng, tìm và tạo ra những nhu cầu mới của

chính thị trường trong nước đối với sản phẩm quế để phát triển mặt hàng quế không

chỉ trên thị trường xuất khẩu mà còn cả thị trường tiêu dùng trong nước.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu trong việc chọn giống cần được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm và có sự so sánh với thực tiễn sản xuất để lựa chọn giống quế tốt, giống có năng suất, chất lượng cao để có hướng bảo tồn

nguồn gen quế và đầu tư phát triển sản xuất.

Cần có quy hoạch cụ thể từng vùng trồng quế nhất định cho từng loại quế

hoặc từng mục đích sử dụng quế khác nhau để tạo điều kiện cho việc phân loại mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)