Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm quế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 74 - 76)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.6.5. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm quế

- Đối với nguồn gỗ quế (thân cây quế) Uỷ ban nhân dân huyện phải chỉ đạo cơ quan chuyên môn làm việc trực tiếp với các cơ sở chế biến gỗ nguyên liệu trên

địa bàn trong và ngoài tỉnh để tìm thị trường đầu ra và giá cả ổn định thay vì chỉ sử

dụng trong việc làm củi và làm như hiện nay.

- Thành lập Đoàn công tác đi các nơi nhằm học hỏi kinh nghiệm sản xuất,

tìm kiếm thị trường đầu ra cho quế và các sản phẩm của quế.

- Có cơ chế thông thoáng (về thủ tục, vốn...) nhằm tạo điều kiện thuận lợi để

các tổ chức, cá nhân hình thành các điểm thu mua (càng nhiều càng tốt) để người dân

chặt chẽ về giá cả của cây quế, không để tư thương ép giá nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người nông dân. Định kỳ, các ngành chức năng của huyện tổ

chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai giá thu mua; công bố rộng rãi danh

sách đại lý, cơ sở kinh doanh quế trong và ngoài tỉnh để người dân biết.

- Tổ chức thu mua nếu có thể, nhưng tránh tình trạng hạ thấp giá cả bằng

nhiều hình thức. Thực hiện cơ chế lưu thông thông thoáng phát triển thị trường, tích cực mở rộng phương án liên doanh, liên kết, kêu gọi các chủ doanh nghiệp là người cùng quê hương. Cùng bàn bạc, tháo gỡ, tìm kiếm thị trường đầu ra cho cây quế,

hợp tác đôi bên cùng có lợi. Hình thành các vệ tinh sản xuất theo từng cung đoạn

sản phẩm, quảng bá sản phẩm, đặt hàng, thu mua sản phẩm.

- Tăng cường hoạt động xuất khẩu trực tiếp: Công tác xuất khẩu trực tiếp quế

ra thị trường nước ngoài với những thị trường tiềm năng như Mỹ, Ấn Độ,

Mexico… cần được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Muốn thực hiệnđược điều đó,

nhất thiết phải quan tâm đến công tác tìm kiếm thông tin thị trường, tìm kiếm đối

tác. Mạnh dạn mở rộng và tận dụng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài. Sẵn

sàng hợp tác theo hướng trao đổi máy móc, khoa học kỹ thuật, nhập khẩu trang thiết

bị công nghệ, xuất khẩu sản phẩm.

Về phía cơ quan tổ chức địa phương, cần tổ chức việc kiểm soát chất lượng

quế xuất khẩu ra thị trường trên cả hai sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế để đảm bảo đúng chất lượng của quế Trà Bồng. Hạn chế đến mức tối đa công tác xuất khẩu,

mua bán nhỏ lẻ và manh mún như hiện tại của các hộ gia đình. Tăng cường hoạt động xuất khẩu với số lượng lớn với mức giá trị xứng đáng với tiềm năng thực sự

của cây quế Trà Bồng. Giải pháp này có thể thực hiện bằng cách cấp phép xuất

khẩu cho một số những đơn vị nhất định có đủ khả năng giao dịch, tìm kiếm và hợp

tác với các đối tác nước ngoài, có đủ kiến thức và năng lực xuất khẩu.

Các sản phẩm quế sau khi thu mua, chế biến nên tập trung về một đầu mối

lớn nhất định tại các cơ sở đơn vị được cấp phép xuất khẩu để khi sản phẩm xuất

khẩu ra thị trường sẽ giảm được chi phí giao dịch, đảm bảo được cả về chất lượng

và kiểm soát được giá cả bán ra. Đây là điều có lợi cho không chỉ những người thu

mua, nhà xuất khẩu mà cho cả kim ngạch xuất khẩu của kinh tế địa phương. Do

vậy, các thành phần kinh tế phải nhận thức rõ được tất cả các mặt của vấn đề để

cùng thực hiện chiến lược vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng và cả sự phát triển dài lâu của cây quế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)