Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.3.2.1. Lập ô tiêu chuẩn và thu thập số liệu

a) Lập ô tiêu chuẩn: Các ô tiêu chuẩn (OTC) được chúng tôi chọn, lập ở cùng độ tuổi cây quế ở tất cả các lâm phần điều tra. Diện tích OTC được xác định là 500m2 (20m x 25m) được lập tại 3 xã: Trà Thọ, Trà Trung và Trà Phong ở

huyện Tây Trà, đây là 3 xã hiện còn diện tích quế nhiều trong 8 xã còn trồng quế ở Tây Trà.

b) Thu thập số liệu

- Đo đếm các chỉ tiêu thực vật học của các giống quế tại Tây Trà (thân, cành, lá, hoa, quả...)

- Đo đếm trên các ô tiêu chuẩn các chỉ tiêu sau: + Số lượng cây đứng.

+ Mật độ.

+ D1,3: Dùng thước dây đo chu vi tại vị trí 1,3m sau đó chuyển đổi qua đường kính.

+ Hvn: Dùng sào dài 5m có vạch đến 10cm để đo. Những cây có chiều cao trên 5m được ước lượng từ sào đo. Sai số là 0,5m.

+ Đo độ dày vỏ bằng thước kẹp chia đến mm.

2.3.2.2. Phương pháp lấy mẫu

- Thu mẫu vỏ: Chặt hạ cây tiêu chuẩn, cắt toàn bộ cành nhánh. Dùng thước dây đo chiều dài từ gốc đến đỉnh sinh trưởng, dùng phấn đánh dấu, chia thành 10

đoạn bằng nhau (đánh số từ gốc đến đỉnh). Sau đó dùng dụng cụ chuyên dùng bóc vỏ

- Mẫu lá, hoa, quả sau khi được lấy sẽ tiến hành chụp hình, mô tảsơ bộ và

để khô tự nhiên. Bảo quản mẫu bằng cách cho vào các túi ni lông, hàn kín miệng.

2.3.2.3. Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRA):

PRA được tiến hành bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân

thông qua các bảng hỏi. Sử dụng các công cụ: phỏng vấn bán cấu trúc; khảo sát

thôn, xã; phân tích kinh tế hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)