Kỹ thuật trồng quế ở huyện Tây Trà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 62)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.3.2. Kỹ thuật trồng quế ở huyện Tây Trà

3.3.2.1. Kỹ thuật nhân giống quế

Theo kết quả điều tra từ người dân cho biết trước kia, giống quế địa phương

tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi mọc tự nhiên trong rừng, thường mọc hỗn

giao với nhiều loại cây lá rộng khác như: sau sau, mỡ, bồ đề, săng lẻ, bứa... Lúc

còn nhỏ cây quế cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng khi lớn lên thì cây quế là cây ưa sáng hoàn toàn.

Cây quế trồng sau 8 – 10 năm thì bắt đầu ra hoa và kết quả. Quế thường ra

hoa vào tháng 4, tháng 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Thông thường người ta

tiến hành thu hái quả chín trên cây hoặc nhặt quả chín rụng xung quanh gốc cây mẹ.

Hạt quế là loại hạt có dầu, nên khi thu hoạch xong không bảo quản cẩn thận để hạt ở nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, gặp ánh sáng trực tiếp mạnh thì hạt sẽ bị

mất dầu và mất luôn khả năng nảy mầm. Trong tự nhiên, hạt quế có thể phát tán nhờ động vật hoặc nhờ gió, hoặc rụng và mọc xung quanh gốc cây mẹ.

Về phương thức nhân giống, ở Tây Trà có 02 cách nhân giống sau: nhân giống bằng hạt, nhân giống bằng chồi non, tuy nhiên phương pháp nhân giống bằng

hạt thì phổ biến hơn, sau đây là kỹ thuật nhân going quế ở huyện Tây Trà.

a) Nhân giống bằng hạt:

Khi nhu cầu về thu mua vỏ quế của thị trường tăng cao, huyện Tây Trà đã

đem giống quế di nhập về gây ươm. Những nơi nhân dân trồng nhiều quế, đã lập vườn ươm quy mô từ nhỏ đến lớn để gieo ươm quế cung cấp cho các hộ gia đình, một thôn, một xã hoặc cả vùng theo quy hoạch.

Việc sản xuất giống bằng hạt thường mất nhiều thời gian, khoảng 1,5 đến 2 năm tính cả thời gian gieo ươm hạt và chăm sóc cây con. Việc sản xuất giống bằng

hạt là một việc làm phức tạp, trải qua nhiều công đoạn, nhiều khâu chọn lọc theo

yêu cầu kĩ thuật và kinh tế. Tuy nhiên cách này có mặt lợi là cây giống có sức sống

mạnh và chất lượng cây tốt. Bước đầu tiên là người ta chọn hạt giống quế, thông thường người ta chọn hạt ở những cây quế nhiều tuổi và thu hạt vào lúc quả chín. Sau khi thu hạt thì bảo quản hạt cẩn thận tránh hao hụt và mất khả năng nảy mầm

của hạt. Bước thứ hai là chọn đất gieo ươm, gieo ươm cây quế cũng như gieo ươm

nhiều loại cây lâm nghiệp khác, chọn đất thích hợp, đất phải là đất tốt, tơi xốp, pha

Sau khi gieo hạt thì làm dàn tạo bóng râm cho cây non. Trong quá trình cây

con sinh trưởng phải có sự điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với cường độ tăng

dần ánh sáng để cây con thích hợp từ từ với ánh sáng. Trong suốt thời gian cây con sinh trưởng, người trồng phải sử dụng phân bón và thường xuyên chăm sóc cây con như tưới nước, làm cỏ, phòng chống sâu bệnh có hại.

Hiện nay, việc áp dụng kĩ thuật ươm cây quế giống bằng bầu đã đem lại hiệu

quả cao, rút ngắn thời gian ươm cây, cây giống sau khi gieo 1 năm thường đạt

chiều cao trung bình 30 cm, có 10- 14 lá, đường kính cổ rễ 0,5- 0,7 cm và có thể đem trồng đại trà được. Trồng quế bằng cây con có bầu thường đạt tỷ lệ sống cao,

chủ động thời vụ và cây trồng có khả năng phục hồi nhanh sau khi trồng.

Ở một số địa phương xa trung tâm gieo trồng hoặc điều kiện đi lại khó khăn, đồng bào các dân tộc đã biết tận dụng những cây quế mọc tự nhiên ở trong rừng

làm giống. Cách làm này tuy khắc phục được một phần khó khăn về giống nhưng không đảm bảo chất lượng cây trồng, thường hay có hiện tượng thoái hoá giống.

Vì vậy ở những nơi nhân dân gây trồng nhiều quế thì nhất thiết phải lập vườn ươm quy mô từ nhỏ đến lớn để gieo ươm quế với số lượng lớn sau đó cung

cấp cho các hộ trồng quế ở một bản, một xã hoặc rộng hơn nữa. Tuy nhiên, hiện

nay có nhiều chương trình, dự án cấp giống quế cho bà con trồng rừng nhưng chủ

yếu là cấp cây quế rễ trần theo yêu cầu của bà con trồng quế, vì quế thường trồng

những nơi xa trung tâm hoặc điều kiện đi lại khó khăn, chỉ có thể đi bộ và cõng quế đến nơi đó để trồng.

Nhân giống bằng hạt có ưu điểm là cây con được chăm sóc tốt, sẽ phát huy ưu thế mới, nhưng phải đầu tư vốn lớn, nhiều công chăm sóc, mất nhiều thời gian,... Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, giá thành đầu tư ban đầu có thể cao nhưng nếu sản xuất lâu dài thì lại rất rẻ. Cây giống được sản xuất ra đạt yêu cầu,

khắc phục một phần quan trọng tính chất thời vụ của ngành trồng quế.

b) Nhân giống bằng tái sinh chồi:

Người đồng bào dân tộc Kor thường tiến hành đào bứng cây con tái sinh trong rừng đem về trồng, về sau do yêu cầu cây giống ngày một tăng lên, người

ta biết lợi dụng quy luật tái sinh tự nhiên bằng cách xúc tiến tái sinh cây giống ngay dưới gốc cây mẹ và nhờ đó đảm bảo có cây giống để tiếp tục trồng quế.

Sau khi thu hoạch vỏ và chặt cây quế sát gốc một thời gian thì các chồi non

sẽ mọc xung quanh gốc. Mỗi gốc thường có khoảng 3- 4 chồi. Khi chồi non cao

khoảng 50- 60 cm thì tiến hành tỉa bớt chỉ để lại mỗi gốc một đến hai chồi cách xa

nhau và tiếp tục chăm sóc để trở thành rừng quế. Phương pháp sản xuất giống này có hiệu quả cao và có ưu thế hơn nhiều so với các phương pháp sản xuất khác.

Phương pháp này không phải dành đất lập vườn ươm, mặt khác lại tiết kiệm được nhiều tiền vốn và lao động. Có thể coi phương pháp này không cần mất chi phí để sản xuất giống. Thời gian sản xuất giống bằng cách này thường ngắn hơn so

với các cách khác do chồi non được thừa hưởng bộ rễ từ cây mẹ nên sức sống rất

mạnh. Trồng quế bằng chồi non thông thường chỉ mất khoảng 6 - 7 năm là có thể

khai thác trong khi sản xuất bằng phương pháp khác phải mất từ 8 - 10 năm hoặc lâu hơn thế.

Phẩm chất của quế sản xuất bằng chồi non cũng rất tốt, đủ khả năng xuất

khẩu. Tuy nhiên phương pháp này chỉ tiến hành được một kì, nếu kéo dài hơn thì sức sống của cây sẽ giảm sút dẫn đến phẩm chất quế sẽ kém.

Kết quả điều tra các hộ trồng quế tài 3 xã điểm nghiên cứu về nhân giống

quế ở huyện Tây Trà được thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.8. Tỷ lệ các hộ gia đình nhân giống quế ở huyện Tây Trà

(ĐVT: %)

Xã điều tra Nhân giống bằng hạt Nhân giống bằng chồi

1. Trà Phong 52,7 47,3

2. Trà Thọ 49,5 50,5

3. Trà Trung 58,5 41,5

Bình quân 53,57 46,43

Nguồn: Điều tra, 2016

Qua số liệu bảng trên cho thấy khoảng 53,6% số hộ tại 3 xã nghiên cứu sử

dụng giống quế theo phương pháp nhân giống bằng hom, phần lớn là các hộ gia đình người Kinh và khoảng 46,4% số hộ điều tra là sử dụng giống quế bằng chồi tái

3.3.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Quy trình kỹ thuật trồng rừng quế đã được trình bày trong “Quy phạm kỹ

thuật trồng rừng quế”, năm 1990 [3].

Tuy nhiên, qua tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc quế của người dân tại

huyện Tây Trà, cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải xem xét kỹ hơn để có sản lượng quế cao và chất lượng quế đạt tiêu chuẩn, sau đây là một số kỹ thuật cần lưu ý.

a) Về mật độ: Mật độ trồng là một chỉ tiêu không chỉ quan trọng về mặt kinh

tế mà còn quan trọng về mặt sinh thái bởi lẽ nó liên quan tới thời điểm khép tán

và hình thành tiểu sinh cảnh rừng.

Chúng tôi tiến hành lập 4 ô tiêu chuẩn theo dõi cây quế tại 3 xã điểm nghiên cứu cho thấy: xã Trà Phong, Trà Trung và Trà Thọở cùng độ tuổi (3 tuổi) để tính mật độ cây/ô, từ đó suy ra mật độ cây/1ha, kết quả theo dỏi được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.9. Mật độ trồng quế ở các xã nghiên cứu của huyện Tây Trà

TT ĐỊA PHƯƠNG SỐ CÂY/OTC

(cây/1000m2) MẬT ĐỘ (cây/ha) 1 Trà Phong 450 4500 2 Trà Trung 352 3520 3 Trà Thọ 401 4010 4 Bình quân 401 4010

Nguồn: Điều tra 2016

Qua số liệu bảng trên cho thấy mật độ cây quế trồng tại các xã nghiên cứu

của huyện Tây Trà có sự khác nhau, mật độ cao ở xã Trà Phong là 4500 cây/ha, xã Trà Trung là 3520 cây/ha. Bình quân toàn huyện có mật độ là 4010 cây/ha, như vậy

thực tế về mật độ quế trồng ở các hộ gia đình cao hơn so với mật độ trồng thích hợp trong quy trình trồng quế của sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh

Quảng Ngãi quy định (theo qui phạm trồng quế nước ta, mậtđộ trồng thích hợp là: 3.300 cây/ha).

Với mậtđộ trồng quế như vậy sẽ gây hiện tượng chèn ép tán cây và tán cây sinh

trưởng, phát triển lệch, dẫn đến giảm năng suất và cây phát triển không cân đối.

b) Phương thức trồng: Phương thức trồng là vấn đề khác liên quan tới tính bền vững trong kinh doanh rừng quế trồng. Ở huyện Tây Trà, sau khi khảo sát, phỏng vấn người dân trồng quế, chúng tôi thấy rằng người dân chủ yếu trồng quế

theo kiểu thuần loài, trồng lâu dài trên một mảnh đất, không bón phân khi trồng, chưa áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (làm cỏ, tỉa cành tạo tán,

phát quang bụi rậm…). Đất sau trồng quế thuần loài thường khô, xấu, khả năng

phục hồi kém.

Bởi vậy, luân canh rừng rẫyđể trồng quế là vấn đề cần được xem xét một

cách nghiêm túc ở các địa phương trên địa bàn huyện Tây Trà nhằm khai thác và sử dụng tiềm năng của đất rừng một cách lâu bền, và đem lại hiệu quả trồng quế

cao hơn.

Theo kỹ thuật nông lâm kết hợp, quế được trồng cùng với lúa nương theo

phương thức khi kết thúc canh tác lúa, cây quế bắt đầu ưa sáng và một số loài tiên phong của rừng thứ sinh bắt đầu xuất hiện sinh trưởng cùng với cây quế. Trong

khoảng 10 – 15 năm sau sẽ hình thành nên rừng thứ sinh hỗn giao trong đó cây quế

chiếm ưu thế, không được có một sự xử lý, tác động nào trong quá trình phục hồi

rừng, sau thời điểm này, rừng quế được khai thác và chu kỳ lúa nương được tiếp

tục [25].

c) Về khai thác quế: Thời điểm khai thác quế ở huyện Tây Trà, người dân thu hoạch quế rất sớm bắt đầu tỉa thưa để lấy sản phẩm bán dần từ cây quế 2 tuổi và khai thác hàng loạt từđộ tuổi 6 – 7 tuổi, tuy nhiên đây chỉ mới là thời điểm quế bắt đầu có giá trịthương phẩm, vỏ quế còn mỏng, hàm lượng tinh dầu không cao, từ đó

giá thành thu mua quế thấp.

Theo một số tác giả đã nghiên cứu thì cây quế có thể khai thác ở độ tuổi 10

là thích hợp nhất, vì ở tuổi 10 cây quế đã qua giai đoạn mọc nhanh và bước vào giai

đoạn phát triển bình thường (Trần Hợp, 1984) [26].

Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện Tây Trà có các vườn quế ở nhiều độ

tuổi khác nhau. Theo số liệu bảng 3.5 cho thấy cây quế dưới 3 tuổi chiếm khoảng 30,1% diện tích (417,42/1.383,4), diện tích trồng quế ở độ tuổi từ 3-5 tuổi chiếm diện tích lớn nhất khoảng 48,4% tổng diện tích, diện tích trồng quế trên 10 tuổi

chiếm thấp khoảng 10% tổng diện tích trên địa bàn huyện Tây Trà. Vì vậy theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến Nông Khuyên lâm tỉnh các hộ gia đình nên khai thác chọn những cây quếđủ tiêu chuẩn khai thác và tập trung nuôi dưỡng rừng quế đủ thời gian nhằm đảm bảo hiểu quả cao nhất.

Hơn nữa thực tế trồng quế trong những năm qua tại huyện Tây Trà, bên cạnh

một số vườn quế trồng thành công, còn có nhiều nơi trồng quế kém chất lượng;

nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa nắm được quy phạm trồng, chỉ trồng

quế theo kinh nghiệm truyền thống, phong tục tập quán lâu đời của địa phương, vì vậy cần có sự hộ trợ của các nhà khuyến nông và sử hợp tác đầu tư của doanh

nghiệp để cây quế phát triển bền vững.

3.3.2.3. Quy hoạch đất trồng quế

Tiềm năng đất đai phát triển cây quế ở huyện T â y Trà còn rất dồi dào,

nhưng việc mở rộng diện tích quế còn gặp nhiều trở ngại. Hầu hết đất đai lâm nghiệp và rừngđều do Nhà nước quản lý, người dân miền núi không có đất để mở

rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, để bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kinh tế - xã hội huyện Tây Trà việc làm cần thiết là quy hoạch lại đất rừng một cách hợp lý, nhằm tạo ra cơ sở khai thác hiệu quả nhất tiềmnăng các loại đất.

Trên cơ sởđó, sử dụng diện tích đất rừng phát triển cây nguyên liệu vào mục đích trồng quế. Nếu làm được như vậy, việc quy hoạch phát triển rừng nguyên liệu

quế ở nơi thích hợp sẽ thuận lợi, tạo điều kiện cho người dân huyện Tây Trà có quỹ đất đầu tư phát triển trồng quế lâu dài và có quy mô hơn.

3.3.2.4. Sâu, bệnh hại cây quế

Vùng quế Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên bị sâu đo, sâu ăn lá, sâu

phỏng lá, sâu đục đọt, sâu đo, bệnh đốm lá, thán thư (cháy bìa lá), thán thư đọt (khô đọt) và bệnh tua mực gây hại nặng. Bệnh tua mực là đối tượng nguy hiểm hàng đầu ở tất cả các vùng quế Quảng Ngãi. Tại huyện Tây Trà, bệnh tua mực gây hại nặng, nhất là ở các vườn quế tái sinh chồi. Chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng cây, hàm lượng và chất lượng tinh dầu quế, nhất là không hình thành vỏ quế nguyên vẹn, gây tổn thất đáng kể cho sản xuất.

Kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi trong năm 2015, diện

tích quế bị bệnh tua mực trên toàn huyện là 235 ha, tỉ lệ bệnh phổ biến 5-10%, cục bộ nơi cao trên 30%, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất quế của huyện [38].

Triệu chứng bệnh thường xuất hiện trên thân, cành, cuống lá và gân lá của cây quế. Lúc đầu trên thân, cành xuất hiện các bướu sần sùi, sau đó các u bướu phát triển nhanh và mọc ra các tua dài giống như tua mực. Cây quế bị

bệnh còi cọc, chậm phát triển, nếu bệnh nặng cây có thể chết, không có khả năng cho thu hoạch vỏ. Bệnh tua mực tồn tại gây hại trên cây quế quanh năm.

Tuy nhiên vết bệnh và tua mực mới tập trung phát sinh phát triển từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ vươn dài của tua mực tăng nhanh trong

khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 trong năm.

Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia 01-38 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn ban hành: Bệnh tua mực hại cây quế là do vi khuẩn Agrobacterium tumifaciengây ra, nhưng thực tế dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật trừ vi khuẩn

không có hiệu lực với loại bệnh này.

Qua điều tra thực trạng sản xuất quế tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, tôi nhận thấy đa số người dân chưa biết áp dụng quy phạm trồng quế, tự tăng mật độ lên nhiều lần so với quy trình, tập trung trồng thuần loài nhằm tăng sản lượng,

khai thác rừng quế ở mức cao nhất. Hầu hết các hộ dân chỉ quan tâm đến khía

cạnh kinh tế, chưa quan tâm hoặc chưa thấy được mặt phát triển kinh tế bền vững.

Kết quả dẫn tới những thay đổi lớn về mặt sinh thái ở vùng trồng quế, nhất là vùng trồng thuần loài, mật độ cao. Những thay đổi trên kéo theo một mật độ ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)