3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
3.6.7. Nâng cao công tác tuyên truyền, vận động
Hiện nay, việc đầu tư phát triển cây quế trên địa bàn huyện có nhiều thuận
lợi: là huyện có nguồn tài nguyên đất đai phong phú, màu mỡ, với quỹ đất trống và
đất rừng có khả năng trồng quế tương đối lớn.
Nhân dân trên địa bàn huyện nhất là người đồng bào dân tộc Kor có nhiều
kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, với lực lượng lao động dồi dào. Hơn nữa, cây
quế đã được Cục Sở hữu trí tuệ và sáng tạo cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho nhãn hiệu “Quế - Trà Bồng - Tây Trà, Hình”, được tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là
10 món ăn nổi tiếng và 08 đặc sản quà tặng của Việt Nam.
Xuất phát từ điều kiện thực tế nêu trên thì công tác tuyên truyền, vận động
sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường cũng như một số tiềm năng, lợi thế khác mà cây quế mang lại là rất cần thiết. Muốn làm
được việc này thì cần phải có sự vào cuộc thật sự của cả hệ thống chính trị mà hơn
ai hết là phải có vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương. Phải làm sao cho
người nông dân thực sự thấy được lợi ích thực tế của việc trồng cây quế từ đó người
nông dân mới tự nguyện chuyển đổi các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế thấp
sang trồng cây quế.
Song song với công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục người nông
dân chuyển đổi sang trồng cây quế thì hằng năm, giao chỉ tiêu phát triển diện tích
quế cụ thể cho từng địa phương vàtrên cơ sở kết quả đạt được là thước đo cho mức độ hoàn thành của đơn vị.