Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 39 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế

Tây Trà là một huyện miền núi, cơ sở hạ tầng còn thiếu, giao thông chưa

thuận lợi nên mức độ giao lưu chưa cao và khó huy động nguồn lực bên ngoài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm năm 2014 đến 2016 đạt 12,88%. Giá trị sản xuất các ngành đến năm 2016 đạt 151.844,0 triệu đồng (theo giá so

sánh năm 2010), tăng 20,02% so với năm 2015; trong đó: lĩnh vực nông, lâm, ngư

nghiệp 60.977,8 triệu đồng, giảm 16/%; công nghiệp - xây dựng 51.168,2 triệu đồngtăng 105,24%; thương mại dịch vụ 39.738 triệu đồng, tăng 36,87%.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, năm 2014 khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 49,47%; công nghiệp xây dựng chiếm 26,24% và thương mại

dịch vụ chiếm 24,29%. Đến năm 2016 khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm

40,15%,; công nghiệp xây dựng chiếm 33,69% và thương mại dịch vụ chiếm

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế từ huyện Tây Trà từ năm 2014 - 2016

TT Ngành

Qua các năm (%)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Nông, lâm, ngư nghiệp 49,47 57,35 40,15

2 Công nghiệp - xây dựng 26,24 19,7 33,69

3 Thương mại - dịch vụ 24,29 22,95 26,16

(Nguồn: [9], [10])

Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy giá trị sản xuất tăng nhưng cơ cấu nền kinh tế

huyện Tây Trà chủ yếu vẫn là nông, lâm, ngư nghiệp.

3.1.3.2. Tình hình phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu

* Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Nông nghiệp: Giá trị sản xuất của ngành NN năm 2014 đạt 58.978,4 triệu đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 14,9% so với năm 2013.

+ Trồng trọt:Tổng diện tích gieo cấy lúa nước hai vụ chính trong năm 2016

được 445,1 ha, năng suất bình quân 33,1 tạ/ha, sản lượng đạt 1.475,3 tấn (giảm

3,83% so với năm 2015); lúa rẫy: diện tích gieo trồng 423 ha, năng suất bình quân 11 tạ/ha, sản lượng đạt 465 tấn (tăng 3,3% so với năm 2015); cây ngô: Diện tích gieo

trồng 197,50 ha, năng suất bình quân 27 tạ/ha, sản lượng 532,4 tấn (tăng 1,60% so với năm 2015).

+ Về chăn nuôi: Đàn trâu có 252 con, giảm 6,67% so vớinăm 2015; đàn bò 4.136 con, tăng 3,76% so với năm 2015; đàn dê 256 con, giảm 5,19% so với năm

2015; đàn lợn 5.540 con, tăng 19,29% so với năm 2015; nuôi các nước ngọt 7 ha, sản lượng 70 tấn, giảm 36,9% so với năm 2015.

- Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp đạt 30.105,2 triệu đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 15,29% so với năm 2015. Công tác chăm sóc,

quản lý bảo vệ rừng với diện tích rừng tiếp tục thực hiện với diện tích rừng được

trồng mới rừng tập trung 650 ha (trong đó: rừng phòng hộ 100 ha, rừng sản xuất

rừng đạt 44,9%.

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) năm 2016 đạt 17.706,2 triệu đồng, tăng

9,7% so với năm 2015, các hoạt động chủ yếu vẫn là các sản phẩm như đá chẻ xây

dựng, đá xay các loại, mộc dân dụng, cát sỏi, sản xuất điện

Giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) năm 2016 đạt

33.462 triệu đồng, giảm 1,41 % so với năm 2015

* Thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ (theo giá so sánh năm 2010) năm 2016 được 39.738 triệu đồng, tăng 28% so với năm 2015. Tổng mức luân chuyển, bán lẻ hàng hóa năm 2016 là 49.275 triệu đồng, tăng

29,28% so với năm 2015, trong đó doanh thu chủ yếu thuộc các ngành dịch vụ như:

Dịch vụ công, nhà nghỉ, tiệm ăn.

Nhìn chung nền kinh tế huyện Tây Trà chủ yếu vẫn là tự cung, tự cấp, hiện

toàn huyện chỉ có 01 chợ tại trung tâm huyện lỵ. Còn việc trao đổi hàng hóa tại các

bản làng, phần lớn vẫn còn theo hình thức hàng đổi hàng và giá cả thường chịu giá

cao do vận chuyển khó khăn, lượng hàng hóa trao đổi nhỏ lẻ. Ngoài ra, với tiềm năng lợi thế từ địa hình, khí hậu, điều kiện tự nhiên thì việc phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu đời sống, sinh hoạt, văn hoá của đồng bào dân tộc, … chưa được quan tâm đúng mức, cùng với sự phát triển chưa đồng bộ của mạng lưới hạ tầng kỹ thuật cũng làm hạn chế sự phát triển của ngành

thương mại - du lịch.

3.1.3.3. Dân số, lao động

Theo niên giám thống kê năm 2016, dân số huyện Tây Trà có 18.343 người,

với 4.262 hộ, mật độ dân số 54 người/km2, với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống là dân tộc Kinh 1.049 người, chiếm 5,72%; dân tộc Sơ Đăng 1.596 người,

chiếm 8,70%; dân tộc Hrê 489 người, chiếm 2,67%; dân tộc Co 15.192 người,

chiếm đa số 82,82% và dân tộc khác 17 người, chiếm 0,09%.

Số người trong độ tuổi lao động năm 2012 là 9.605 người, chiếm 52,6% dân

số, trong đó chủ yếu là lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản 7.557 người,

chiếm 78,7%, công nghiệp và dịch vụ 231 người, chiếm 2,4%. Lao động đang làm việc trong các ngành dịch vụ (giáo dục, y tế, quản lý nhà nước) 1.817 người, chiếm

Bảng 3.2. Dân số, lao động của huyện Tây Trà năm 2016

STT Chỉ tiêu Số lượng

1 Dân số (người) 18.343

Trong đó

Dân tộc Kinh 1.049

Dân tộc Xơ Đăng (ca dong) 1.596

Dân tộ Hrê 489

Dân tộc Co 15.192

Dân tộc khác 17

2 Tổng số lao động (người) 9.605

2.1 Trong độ tuổi lao động(có khả năng lao

động) 8.554

2.2 Ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao

động 1.051

Trong đó: Tổng số lao động

phân theo ngành

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 7.557

Công nghiệp và xây dựng 231

Dịch vụ (giáo dục, y tế, quản lý NN) 1817

3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1,16

4 Mật độ dân số (người/km2) 54,0

(Nguồn: [10])

Qua số liệu bảng số 3.2 cho thấy mật độ dân số của huyện Tây Trà rất thấp (54 người/km2) so với mật độ dân số toàn tỉnh (237 người/km2). Số dân tham gia lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao so với

3.1.3.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Toàn huyện có 02 tuyến ĐT với tổng chiều dài 21,1 km, 08 tuyến ĐH với tổng chiều dài 21,1 km, 22 tuyến đường liên xã có tổng chiều dài chiều dài 98,1 km và 77 km đường liên thôn. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện ở mức thấp, phần lớn là đường đất, còn đối với các tuyến đường liên xã, liên thôn thì phần lớn là những lối mòn, quanh co, hiểm trở nên chỉ đảm bảo yêu cầu

phục vụ lưu thông trong mùa ít mưa, về mùa mưa thì hầu như không đi được do lầy

lội và sạt lở.

- Thuỷ lợi: Hiện tại trên địa bàn huyện có 35 công trình thuỷ lợi trong đó có

03 công trình kiên cố tại xã Trà Phong, Trà Lãnh, Trà Quân, còn lạiđược phân bố đồng đều trên 9 xã, với năng lực tưới thiết kế là 286,8 ha, trong đó tưới thực tế là 164,3ha.

Qua thống kê trong bảng 3.4 cho thấy hầu hết các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đều là những công trình có quy mô nhỏ, năng lực tưới tiêu thiết kế thấp, chủ yếu tưới cho cây lúa, còn lại các cây hoa màu đều dựa vào nước trời và các sông suối nhỏ. Do thời gian xây dựng quá lâu nhưng chưa được tu sửa, nâng cấp

nên một số công trình đang xuống cấp, năng lực khai thác chỉ đạt trên 57,3% năng

lực thiết kế. Vì vậy nên năng suất các loại cây trồng trên vùng rất thấp và thường bị

mất mùa khi gặp nắng hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)