Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1. Đặc điểm địa chất, địa hình

Nằm ở sườn núi phía Đông của dãy Trường Sơn nên địa hình của huyện Tây

Trà thuộc vùng núi cao, có độ dốc rất lớn. Độ cao trung bình so với mặt nước biển

500 - 700 m; có nhiều đỉnh núi cao trên 1000 m như núi Tà Cút, xã Trà Quân

(1.442 m), núi Cà Đam, xã Trà Trung (1.415 m). Địa hình của huyện thấp dần từ Tây sang Đông; độ dốc bình quân từ 15- 200. Các nhánh núi chia cắt mạnh, tạo ra

nhiều thung lũng sâu, dốc đứng rất hiểm trở. Dạng địa hình này đón gió mùa Đông

Bắc và các hình thái thời tiết từ biển Đông đưa vào làm cho lượng mưa khá dồi dào, nhưng lại rất khó khăn về giao thông và sản xuất NN; có các cấu trúc địa hình

như sau:

- Cấu trúc địa hình đồi núi, độ cao tuyệt đối từ 400 - 1.577 m, các đỉnh cao

trên 1.000 m, do bị chia cắt bởi các sông suối tạo nên 5 khối núi lớn:

+ Khối núi cao phía Bắc xã Trà Thanh, ngăn cách bởi sông Trường, độ cao các đỉnh trên 400 m, cao dần theo hướng Bắc - Nam, độ cao các đỉnh núi tính từ

Bắc -Nam: núi Gấu 440 m, núi Oa Châu 400 m, núi Hương 700 m. Các hướng núi

theo nhiều chiều: Tây - Đông, Bắc - Nam, Đông - Tây... và có quan hệ chặt chẽ với các đứt gãy của sông Trường

+ Dãy núi Đông Bắc ngăn cách giữa huyện Tây Trà với huyện Trà Bồng

thuộc địa bàn xã Trà Thanh, Trà Quân, Trà Lãnh và Trà Phong. Đỉnh cao nhất 1.224

m (núi Eo Rút), tiếp đến là núi Cà Thanh 1.033 m... Các đỉnh núi thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, các hướng núi theo 2 chiều chủ đạo là Đông Bắc - Bắc Nam và Đông Bắc - Tây nam và có quan hệ chặt chẽ với các đứt gãy của các sông

Riềng, sông Trà Ích.

+ Dãy núi cao phía Đông Nam, thuộc địa bàn xã Trà Nham, Trà Thọ và Trà

Trung, đỉnh cao nhất cao 1.212 m (núi Đá Trếch), thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam, các hướng núi theo nhiều chiều và có quan hệ chặt chẽ với các đứt gãy của

sông Trà Ích, sông Tang và suối Nước Biếc.

+ Dãy núi phía Tây Bắc, đỉnh tương đối bằng thuộc địa bàn xã Trà Khê, Trà

Thanh và Trà Phong. Độ cao trung bình khoảng 550 m, đỉnh cao nhất 860 m (núi Glác), các hướng núi theo nhiều chiều thấp dần từ Tây sang Đông, quan hệ chặt chẽ

+ Khối núi cao phía Tây Nam thuộc xã Trà Xinh, ngăn cách bởi sông Tang. Độ cao các đỉnh trên 800 m, đỉnh cao nhất cao 1.577 m (núi Nước Bao), thấp dần

từ Tây sang Đông, các hướng núi theo nhiều chiều, quan hệ chặt chẽ với các đứt

gãy của sông Tang.

- Cấu trúc địa hình bồn địa thung lũng, được cấu tạo bới các thung lũng thượng lưu và trung lưu các dòng sông và ngòi suối, có đặc điểm chung là thung lũng hẹp, dốc. Trong đó địa hình thung lũng có dạng lòng chảo nhỏ, tương đối bằng

phẳng, thuận lợi cho sản xuất NN, đặc biệt là phát triển lúa nước, có 4 thung lũng,

bao gồm:

+ Thung lũng Trà Ong, phân bố tại trung tâm xã Trà Quân, diện tích trên 200

ha, độ cao trung bình khoảng 500 m, thấp dần theo hướng Bắc - Nam.

+ Thung lũng Trà Bao, phân bố ở giáp ranh giữa 3 xã Trà Phong, Trà Quân và Trà Khê, diện tích khoảng 150 ha, độ cao trung bình 200 m, thấp dần từ Đông

sang Tây.

+ Thung lũng Trà Niu, phân bố ở trung tâm huyện, đây là thung lũng có đất

bằng phẳng lớn nhất của huyện tạo nên vùng chuyên canh lúa lớn nhất của địa phương, đồng thời cũng thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, với diện tích

khoảng 5 km2, độ cao trung bình 200 m, thấp dần từ Tây sang Đông.

+ Thung lũng Nước Kem, phân bố ở ngã ba Trà Thọ trên địa bàn 3 xã Trà Phong, Trà Thọ và Trà Xinh đây là thung lũng lớn nhất của huyện và cũng có độ

dốc, nhưng thuận lợi cho việc sản xuất NN chủ yếu là cây màu, đồng thời cũng

thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa nước,ngăn đập. Với diện tích khoảng 10 km2,

độ cao trung bình 400 m, thấp dần từ Tây sang Đông.

Ngoài ra còn có các thung lũng hẹp, chạy dài theo các sông, suối như thượng

nguồn sông Riềng, thôn Vuông, thôn Gỗ xã Trà Thanh và suối Ong, tổng diện tích

khoảng 10 km2.

Tóm lại, địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích và phân bố rộng khắp trên toàn huyện. Cư dân sinh sống dọc theo các thung lũng hẹp chạy dài theo các sông,

suối với đất sản xuất và xây dựng hạ tầng cơ sở rất hạn chế. Không những vậy, địa

hình có độ chia cắt mạnh cộng với mưa bão theo mùa chỉ tập trung trong một vài tháng tạo nên cường độ mưa lớn làm cho một số khu dân cư có nguy cơ bị sạt lở và ách tắc đường lưu thông.

3.1.2.2. Đặc điểm khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây

Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ, thuộc vùng có lượng mưa lớn của tỉnh Quảng

Ngãi, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12.

Lượng mưa trung bình năm lớn khoảng 3.450 mm nhưng phân bố không đều, thường tập trung vào các tháng 9 đến tháng 12 chiếm trên 70% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 11 (800 mm), tháng có

lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 2 (34 mm).

Nhiệt độ trung bình năm 24,5OC, ở độ cao trên 1.000 m nhiệt độ trung bình

dưới 230C.

Độ ẩm không khí trong năm có sự chênh lệch khá lớn, về mùa khô độ ẩm rất

thấp, mùa mưa độ ẩm tăng cao, những tháng có độ ẩm cao thường bắt đầu từ tháng

9 và duy trì đến tháng 2 năm sau. Độ ẩm tương đối bình quân năm 85%, độ ẩm cao

nhất 95% (tháng 11), độ ẩm thấp nhất 55,0% (tháng 7).

Sương mù thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Sương mù thường gây tác động xấu đối với sản xuất NN như tạo môi trường thuận lợi cho sâu

bệnh phát triển, làm giảm cường độ quang hợp của cây trồng nên năng suất cây trồng

bị giảm sút.

3.1.2.3. Đặc điểm thủy văn

Trên địa bàn huyện Tây Trà có nhiều sông, suối chảy qua, trong đó có 4

nhánh sông lớn là sông Trường, sông Trà Ích, sông Riềng và sông Tang.

- Sông Trường: Bắt nguồn từ phía Đông xã Trà Thanh và đổ về tỉnh Quảng Nam, có hướng chảy từ Đông sang Tây. Đây là con sông lớn trong huyện, nguồn nước dồi dào nhưng do dòng chảy dốc, khả năng khai thác nguồn nước phục vụ cho

sản xuất và đời sống dân cư rất hạn chế. Chiều dài sông đi qua huyện Tây Trà trên 8,8 km nằm trọn trong ranh giới xã Trà Thanh.

- Sông Trà Ích: Bắt nguồn từ các suối ở phía Đông Bắc của huyện đổ về tạo

sông Riềng, có chiều dài trên 3,7 km; những nhánh suối hợp thành sông Trà Ích, bao gồm: Suối Tà Van, SuốiNước Doanh, Suối Tâm Rung, Suối Ca Suối , Suối Sa Pa.

- Sông Riềng: Bắt nguồn từ phía Bắc xã Trà Khê, chảy theo ranh giới xã Trà Khê và Trà Quân rồi đi qua xã Trà Phong. Sông có hướng chảy từ Tây Bắc sang Đông Nam đến hạ nguồn gặp sông Trà Ích chuyển thành hướng Bắc Nam và đổ nước vào sông Tang tại ngã ba Trà Thọ, có chiều dài 20,2 km. Những nhánh suối

lớn nhỏ hợp thành sông, bao gồm: Suối Tà Mu, Suối Nước Lát, Suối Tà Liêng, Suối Dinh, Suối Ong, Suối Niu.

- Sông Tang: Là nhánh sông lớn nhất trên địa bàn huyện, đây cũng là nhánh sông chính của thượng nguồn hồ chứa Nước Trong. Sông bắt nguồn từ Nam huyện

Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, có hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài sông

đi qua huyện trên 26,5 km chủ yếu đi qua ranh giới của xã Trà Phong, Trà Xinh và Trà Thọ.

Nhìn chung, là huyện nằm ở đầu nguồn sông Trà Khúc với hệ thống sông,

suối tương đối nhiều nên nguồn nước mặt tương đối khá. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên việc lợi dụng nguồn nước từ các sông, suối để phục vụ sản

xuất NN và sinh hoạt rất khó khăn, vào mùa mưa tốc độ dòng chảy lớn thường gây

ra lũ quét gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân.

3.1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật

Theo bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1/100.000 (năm 2006) do Viện Quy

hoạch và Thiết kế NN xây dựng thì tài nguyên đất trên địa bàn huyện Tây Trà có 5 nhóm với 6 đơn vị đất, diện tích, đặc điểm và địa bàn phân bố các nhóm, loại đất như sau:

- Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 63,37 ha, chiếm 0,19% diện tích tự nhiên với 1 loại đất chính (đất phù sa được bồi chua (Pbc)) phân bố dọc theo sông Tang, trên địa bàn xã Trà Xinh thường bị ngập nước vào mùa mưa.

- Nhóm đất xám (B): Diện tích 270,12 ha, chiếm 0,80% diện tích tự nhiên, với 1 loại đất chính là đất bạc màu trên đá macma axit và đá cát (Ba). Phân bố trên

địa bàn các xã Trà Phong (58,84 ha), Trà Thọ (141,17 ha) và Trà Lãnh (70,11 ha). - Nhóm đất đỏ vàng (F): Diện tích 30.709,49 ha, chiếm 90,92% diện tích tự

nhiên, với 2 loại đất chính là đất đỏ vàng trên đá macma axít và đất đỏ vàng trên

đá phiến sét và biến chất và được phân bốnhư sau:

+ Đất đỏ vàng trên đá macma axít (Fa): Diện tích 25.898,93 ha, chiếm

nhất là Trà Xinh, với 7.612,93 ha, chiếm 24,92% diện tích tự nhiên và xã có diện

tích nhỏ nhất là Trà Trung, với 431,87 ha, chiếm 1,41% diện tích tự nhiên.

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất (Fs): Diện tích 4.810,56 ha,

chiếm 14,24% diện tích tự nhiên. Phân bố trên địa bàn các xã: Trà Phong (600,0 ha), Trà Thọ (2.072,47 ha), Trà Xinh (240, ha), Trà Trung (1.421,33 ha), Trà Nham (53,17 ha) và Trà Quân (423,59 ha).

- Nhóm đất mùn vàng đỏ: Diện tích 2.007,46 ha, chiếm 5,94% diện tích tự

nhiên, với 1 đơn vị đất chính (đất mùn vàng đỏ trên đá phiến sét và biến chất

(Ha)). Phân bố trên địa bàn các xã: Trà Phong (290,0 ha), Trà Thọ (219,16 ha),

Trà Nham (154,27 ha), Trà Lãnh (91,98 ha), Trà Thanh (349,87 ha) và Trà Quân (902,21 ha).

- Nhóm đất thung lũng: Diện tích 480,54 ha, chiếm 1,42% diện tích tự

nhiên, với 1 đơn vị đất chính (đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)). Phân bố trên địa bàn các xã: Trà Phong (42,0 ha), Trà Thọ (346,01 ha), Trà Xinh (28,0 ha) và Trà Trung (64,53 ha).

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có diện tích là 312.09 ha, chiếm

0,92% diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)