Thực trạng về diện tích trồng quế ở huyện Tây Trà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 54)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.3.1. Thực trạng về diện tích trồng quế ở huyện Tây Trà

Từ năm 1987, do nhu cầu mở rộng diện tích của nhân dân và do nhu cầu số lượng lớn giống quế di nhập được đưa vào trồng tại huyện Tây Trà. Giống quế

Thanh có khảnăng sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Trà Bồng nên sản lượng có cao hơn cây quế địa phương vì vậy người dân đã chuyển nhiều diện tích trồng cây quếđịa phương sang trồng cây quế Thanh.

Việc trồng quế không những phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng cường phòng hộ rừng đầu nguồn, mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, việc trồng cây quế ở huyện Tây Trà trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn

do giá cả, đầu ra không ổn định làm cho người trồng quế hoang mang và giảm thu nhập đáng kể.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây

Trà, đến năm 2015 thì diện tích trồng quế tổng cộng là 1.686 ha, trong đó: Diện tích quế bản địa chiếm khoảng 45%, diện tích quế di nhập chiếm khoảng 55%.

Diện tích trồng quế cụ thể tại các xã trên địa bàn huyện Tây Trà năm 2016 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6. Diện tích trồng quế tại các xã của huyện Tây Trà năm 2016

STT TÊN XÃ SỐ LƯỢNG (Ha) TỶ LỆ %

1 Trà Phong 442,72 32,00 2 Trà Lãnh 310,56 22.43 3 Trà Thọ 293,39 21,21 4 Trà Trung 179,25 12,96 5 Trà Nham 119,21 8,62 6 Trà Quân 5,61 0,41 7 Trà Khê 11,66 0,84 8 Trà Thanh 1,00 0,07 9 Trà Xinh 20,0 1,4 Tổng cộng 1.383,40 100%

Nguồn: UBND huyện Tây Trà, 2016

Qua Bảng trên cho thấy diện tích quế phân bố nhiều nhất ở xã Trà Phong (chiếm 32,01% tổng diện tích quế của huyện), sau đó là Trà Lãnh (chiếm 22,43%), Trà Thọ (chiếm 21,11%), Trà Trung (chiếm 12,96%), Trà Nham (chiếm 8,62%), Trà Quân (chiếm 0,41%), Trà Khê (chiếm 0,84%), Trà Xinh (chiếm 1,4%), thấp

Qua phỏng vấn người dân trồng quế cho biết trước đây, các vùng trồng quế ít được trồng tập trung mà chủ yếu trồng phân tán, diện tích nhỏ hoặc được trồng xen với một số loài cây lâu năm khác. Vùng chuyên canh trồng quế thì chưa được hình

thành hơn nữa các rừng quế giống trồng tập trung trước đây đã được khai thác và chuyển sang trồng nhiều loại cây trồng khác như keo lai, cây ăn quả và cây hoa màu khác.

Bảng 3.7. Diện tích trồng quế theo cấp tuổi ở các xã của huyện Tây Trà

TT Xã/TT

Phân theo tuổi Quế (ha) Tổng số

(ha) < 3 tuổi 3-5 tuổi >5-10 tuổi >10 tuổi

1 Trà Thanh 0,09 0,91 1,00 2 Trà Khê 5,41 6,25 11,66 3 Trà Quân 5,61 5,61 4 Trà Nham 38,00 47,00 36 8,62 119,21 5 Trà Trung 71,60 22,21 8,04 77,42 179,25 6 Trà Thọ 64,00 95,00 105 29,39 293,39 7 Trà Lãnh 70,30 224,18 7,94 18,04 310,56 8 Trà Phong 173,43 269,29 442,72 9 Trà Xinh 20,0 TỔNG CỘNG 417,42 668,70 157,89 139,72 1.383,40

Nguồn: UBND huyện Tây Trà, 2016

Theo số liệu bảng trên cho thấy cây quế dưới 3 tuổi chiếm khoảng 30,1% diện tích (417,42/1.383,4), diện tích trồng quếởđộ tuổi từ 3-5 tuổi chiếm diện tích lớn nhất khoảng 48,4% tổng diện tích, diện tích trồng quế trên 10 tuổi chiếm khoảng 10% tổng diện tích trên địa bàn huyện Tây Trà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)