Thực trạng về giống quế ở huyện Tây Trà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 47)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.2.1. Thực trạng về giống quế ở huyện Tây Trà

Kết quả điều tra tại 3 xã điểm nghiên cứu thông qua các Lảo Nông tri điền (9 người/3 xã), kết quả cho thầy về thực trạng hiện nay trên địa bàn huyện Tây Trà

đang trồng 2 giống quế, theo cách gọi tên của địa phương 2 giống quế này là: 1) Giống quế địa phương/quế bản địa (quế Quảng – Cinnamomum cassia), giống quế Quảng bao gồm các giống quế của tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi.

Ở huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, giống quế bản địa là giống quế rừng, mọc tự nhiên trên đất rừng sau khai thác hoặc chưa khai thác, trên đất nương rẫy cũ, đất còn lớp thảm mục và mùn kết cấu tơi xốp, ẩm, tầng đất dày trên các loại đá biến chất

đang bị phong hóa như gnai, amphibolit, diệp thạch, xerinit, diệp thạch mica,... Giống quếnày đã sống hàng nghìn năm nay và gắn bó với người dân huyện

Tây Trà, đặc biệt là với đời sống đồng bào dân tộc Kor. Đây là loại quế sinh

trưởng, phát triển chậm nhưng vỏ của nó có độ tinh dầu rất cao, quế càng nhiều

năm tuổi thì giá trị vỏ quế càng lớn.

Quếđịa phương thường được gây trồng trong vườn hộ gia đình (gọi là vườn rừng quế). Đặc điểm của vườn rừng quế là diện tích không lớn từ 1-2 ha nhưng đất

đai sử dụng rất có hiệu quả. Hàng năm các hộ có sản phẩm quế để bán, đồng thời tiếp tục trồng bổ sung. Quế được trồng thuần loại, có nhiều cỡ tuổi khác nhau từ

nhỏđến lớn.

Trong đó: Quế xô dầu: là loại quế vỏ đã được phơi khô, lớn, có lớp tinh dầu dày, sẫm màu bên trong. Quế xô lở: là những vỏ quế nhỏ. Quế Tam Sơn: là những vỏ quếtươi, lớn, dày, gần gốc.

Bảng 3.4. Đặc trưng hình thái thực vật của 2 giống quế ở huyện Tây Trà

Các bộ phận

của cây Giống quế địa phương Giống quế di thực

1.Thân Thân thường không thẳng, có

nhiều nốt sần nhỏ, có nhiều mấu

mắt, phân cành tự nhiên sớm.

Thân thẳng, bề ngoài thân ít sù sì hơn, phân cành tự nhiên muộn.

2.Vỏ Vỏ dày, sù sì, có lớp tinh dầu

bên trong màu nâu sẫm

Vỏ mỏng hơn, láng hơn, lớp

tinh dầu mỏng, màu nâu nhạt

3.Màu sắc lá Mặt trên lá màu xanh đậm bóng,

mặt dưới lá xanh nhạt

Mặt trên màu xanh tươi bóng,

mặt dưới xanh đậm

4.Cuống lá Cuống lá to, dài, mặt trên có rãnh lòng máng

Cuống lá nhỏ, ngắn, mặt trên nhẵn

5.Quả Đầu quả bằng Đầu quả nhọn

2) Giống quế di thực (Quế Thanh - Cinnamomum loureirii), xuất xứ của

giống quế Thanh là giống quế từ tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Lạng Sơn, được người dân đư vào trồng từ năm 1980 và phát triển mạnh vào năm 1987 theo nhu cầu phát triển

của thị trường.

Hình 3.2. Giống quế di thực Hình 3.3. Giống quế địa phương 3.2.2. Điều kiện sinh thái đối với cây quế ở huyện Tây Trà

a. Chế độ ánh sáng

Huyện tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi với lượng bức xạ tổng cộng thực tế phổ biến trung bình khoảng 130 Kcal/cm2/năm, đây là một điều kiện quan trọng đảm bảo cho cây quếsinh trưởng và phát triển, hình thành tinh dầu trong lá và vỏquanh năm.

Tuy nhiên, khi khảo sát những vườn quếươm tại 3 xã Trà Phong, Trà Thọ và Trà Trung chúng tôi thấy rằng, độ tàn che của vườn quá kín, che từ 80% - 90% ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế, 1993, quế khi còn nhỏ cần che khoảng 40 – 60% ánh sáng trực xạ, nhất là về

mùa hè, nắng nóng gay gắt.

Kết quả điều tra những vườn quế trồng 5 tuổi tại 3 xã điểm nghiên cứu của huyện Tây Trà cho thấy do thời gian gần đây, giá thành của quế nách, quế nhánh cũng tăng nên người dân không tỉa thưa, mà để quế phát triển tự nhiên. Với tập quán trồng quế như vậy, đã hạn chế ánh sáng cho sự phát triển cây quế, một phần

ảnh hưởng đến phẩm chất của quế.

Như vậy, điều kiện ánh sáng tại huyện Tây Trà là phù hợp cho sự sinh

trưởng phát triển của cây quế con việc sử dụng nguồn ánh sáng cho cây trồng quế

của người dân phụ thuộc vào trình độ của từng hộ, tuy nhiên phân lớn từ 70 -80% số hộ là sử dụng kỹ thuật liên quan đến ánh sáng là chưa hợp lí cần tuân thủ biệp pháp tỉa thưa mạnh mẽ nhằm bảo đảm quy trình kỹ thuật yêu cầu.

b. Lượng mưa và nhiệt độ

Nhân tố khí hậu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bình

thường của quế. Các nhân tốđáng chú ý là lượng mưa, chếđộ nhiệt, ẩm.

- Về lượng mưa: Theo số liệu chúng tôi thu thập từ trạm khí tượng thủy văn

của huyện Tây Trà, lượng mưa bình quân trên khu vực là tương đối cao, khoảng

3.000 mm/năm, lượng mưa không đều giữa các mùa, mưa lớn tập trung vào tháng

10 và 11 hàng năm.

- Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ trung bình năm: 24,50C, độ ẩm không khí trung bình năm 85%, tăng cao từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau và giảm thấp từ tháng 5 đến tháng 8.

Diễn biến về lượng mưa, nhiệt độ và ẩm độ tại huyện Tây Trà như vậy là

điều kiện thuận lợi cho sự sinh truởng, phát triển của cây quế.

Bảng 3.5. Tổng hợp Các yếu sinh thái của cây quế ở huyện Tây Trà

Yếu tố sinh thái Đánh giá các tiêu chí của yếu tố sinh thái

1.Ánh sáng 130 Kcal/cm2/năm, đạt yêu cầu tốt cho cây quế

2.Lượng mưa 2500 -3000 mm, đạt yêu cầu của cây quế

3.Nhiệt độ 20-25 0C, đạt yêu cầu tốt cho cây quế

4.Đất đai Diện tích nhóm đất đỏ vàng trên đá sét chiếm tỷ lệ

lớn là phù hợp cho cây quế

5.Độ dốc Yêu cầu độ dốc đất <20 độ, thực tế dộ dốc chưa phù hợp vì độ dốc lớn.

Nguồn: Điều tra 2016

c. Yếu tố đất đai

Do quá trình tiến hóa lâu dài của thực vật, mỗi loài đều thích nghi với các

điều kiện môi trường xác định, trong đó có yếu tốđất đai.

Kết quả nghiên cứu về tính chất đất trồng cây quế của Đỗ Đình Sâm và Ngô

nhau, nó có thể sinh trưởng tốt trên hầu hết các loại đất Feralit, có mùn trên núi, phát triển trên các loại đá mẹ giàu Kali khác nhau như: paragnai, granit, micasit,

phiến thạch, tiolit, aczilit... tầng đất dày, nhiều mùn (trên 20mg/100g đất).

Điều quan trọng nhất là các loại đất này còn giữđược tính chất của đất rừng,

thoát nước tốt, không bị úng ngập. Quế không sống được trên đất khô cứng, nghèo

dinh dưỡng, tầng đất mỏng, ngập nước và đất đá vôi.

Theo nghiên cứu của Chi cục Lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi thì ở Tây Trà chủ yếu gồm 4 loại đất chính: Đất dốc tụ,

Đất đỏ vàng phát triển trên đá sét biến chất, Đất nâu đỏ phát triển trên đá Macma acid, Đất mùn đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Macma.

Trong đó, nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá sét biến chất chiếm tỉ lệ cao 70-75% diện tích đất của huyện Tây Trà, với đặc điểm: thành phần cơ giới từ thịt nhẹđến trung bình, tầng đất có độdày trên 70cm. Đây là loại đất thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm nhất là cây quế. Như vây, với tiềm năng và đặc điểm

đất đồi núi tại huyện là một điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây quế.

d. Độ dốc

Quế là cây có thể phát triển tốt ở nơi có địa hình đồi núi thoai thoải, với

độ dốc dưới 250 vì với điều kiện đất đồi núi, độ dốc cao sẽ dẫn tới hiện tượng

đất bị xói mòn, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây quế. Tuy nhiên, tại địa bàn nghiên cứu, với độ dốc bình quân 30 - 400, gây không ít bất lợi cho sự phát triển cây quế.

3.3. Thực trạng về diện tích và kỹ thuật trồng quế ở huyện Tây Trà

3.3.1. Thực trạng về diện tích trồng quế ở huyện Tây Trà

Từ năm 1987, do nhu cầu mở rộng diện tích của nhân dân và do nhu cầu số lượng lớn giống quế di nhập được đưa vào trồng tại huyện Tây Trà. Giống quế

Thanh có khảnăng sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Trà Bồng nên sản lượng có cao hơn cây quế địa phương vì vậy người dân đã chuyển nhiều diện tích trồng cây quếđịa phương sang trồng cây quế Thanh.

Việc trồng quế không những phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng cường phòng hộ rừng đầu nguồn, mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, việc trồng cây quế ở huyện Tây Trà trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn

do giá cả, đầu ra không ổn định làm cho người trồng quế hoang mang và giảm thu nhập đáng kể.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây

Trà, đến năm 2015 thì diện tích trồng quế tổng cộng là 1.686 ha, trong đó: Diện tích quế bản địa chiếm khoảng 45%, diện tích quế di nhập chiếm khoảng 55%.

Diện tích trồng quế cụ thể tại các xã trên địa bàn huyện Tây Trà năm 2016 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6. Diện tích trồng quế tại các xã của huyện Tây Trà năm 2016

STT TÊN XÃ SỐ LƯỢNG (Ha) TỶ LỆ %

1 Trà Phong 442,72 32,00 2 Trà Lãnh 310,56 22.43 3 Trà Thọ 293,39 21,21 4 Trà Trung 179,25 12,96 5 Trà Nham 119,21 8,62 6 Trà Quân 5,61 0,41 7 Trà Khê 11,66 0,84 8 Trà Thanh 1,00 0,07 9 Trà Xinh 20,0 1,4 Tổng cộng 1.383,40 100%

Nguồn: UBND huyện Tây Trà, 2016

Qua Bảng trên cho thấy diện tích quế phân bố nhiều nhất ở xã Trà Phong (chiếm 32,01% tổng diện tích quế của huyện), sau đó là Trà Lãnh (chiếm 22,43%), Trà Thọ (chiếm 21,11%), Trà Trung (chiếm 12,96%), Trà Nham (chiếm 8,62%), Trà Quân (chiếm 0,41%), Trà Khê (chiếm 0,84%), Trà Xinh (chiếm 1,4%), thấp

Qua phỏng vấn người dân trồng quế cho biết trước đây, các vùng trồng quế ít được trồng tập trung mà chủ yếu trồng phân tán, diện tích nhỏ hoặc được trồng xen với một số loài cây lâu năm khác. Vùng chuyên canh trồng quế thì chưa được hình

thành hơn nữa các rừng quế giống trồng tập trung trước đây đã được khai thác và chuyển sang trồng nhiều loại cây trồng khác như keo lai, cây ăn quả và cây hoa màu khác.

Bảng 3.7. Diện tích trồng quế theo cấp tuổi ở các xã của huyện Tây Trà

TT Xã/TT

Phân theo tuổi Quế (ha) Tổng số

(ha) < 3 tuổi 3-5 tuổi >5-10 tuổi >10 tuổi

1 Trà Thanh 0,09 0,91 1,00 2 Trà Khê 5,41 6,25 11,66 3 Trà Quân 5,61 5,61 4 Trà Nham 38,00 47,00 36 8,62 119,21 5 Trà Trung 71,60 22,21 8,04 77,42 179,25 6 Trà Thọ 64,00 95,00 105 29,39 293,39 7 Trà Lãnh 70,30 224,18 7,94 18,04 310,56 8 Trà Phong 173,43 269,29 442,72 9 Trà Xinh 20,0 TỔNG CỘNG 417,42 668,70 157,89 139,72 1.383,40

Nguồn: UBND huyện Tây Trà, 2016

Theo số liệu bảng trên cho thấy cây quế dưới 3 tuổi chiếm khoảng 30,1% diện tích (417,42/1.383,4), diện tích trồng quếởđộ tuổi từ 3-5 tuổi chiếm diện tích lớn nhất khoảng 48,4% tổng diện tích, diện tích trồng quế trên 10 tuổi chiếm khoảng 10% tổng diện tích trên địa bàn huyện Tây Trà.

3.3.2. Kỹ thuật trồng quế ở huyện Tây Trà

3.3.2.1. Kỹ thuật nhân giống quế

Theo kết quả điều tra từ người dân cho biết trước kia, giống quế địa phương

tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi mọc tự nhiên trong rừng, thường mọc hỗn

giao với nhiều loại cây lá rộng khác như: sau sau, mỡ, bồ đề, săng lẻ, bứa... Lúc

còn nhỏ cây quế cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng khi lớn lên thì cây quế là cây ưa sáng hoàn toàn.

Cây quế trồng sau 8 – 10 năm thì bắt đầu ra hoa và kết quả. Quế thường ra

hoa vào tháng 4, tháng 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Thông thường người ta

tiến hành thu hái quả chín trên cây hoặc nhặt quả chín rụng xung quanh gốc cây mẹ.

Hạt quế là loại hạt có dầu, nên khi thu hoạch xong không bảo quản cẩn thận để hạt ở nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, gặp ánh sáng trực tiếp mạnh thì hạt sẽ bị

mất dầu và mất luôn khả năng nảy mầm. Trong tự nhiên, hạt quế có thể phát tán nhờ động vật hoặc nhờ gió, hoặc rụng và mọc xung quanh gốc cây mẹ.

Về phương thức nhân giống, ở Tây Trà có 02 cách nhân giống sau: nhân giống bằng hạt, nhân giống bằng chồi non, tuy nhiên phương pháp nhân giống bằng

hạt thì phổ biến hơn, sau đây là kỹ thuật nhân going quế ở huyện Tây Trà.

a) Nhân giống bằng hạt:

Khi nhu cầu về thu mua vỏ quế của thị trường tăng cao, huyện Tây Trà đã

đem giống quế di nhập về gây ươm. Những nơi nhân dân trồng nhiều quế, đã lập vườn ươm quy mô từ nhỏ đến lớn để gieo ươm quế cung cấp cho các hộ gia đình, một thôn, một xã hoặc cả vùng theo quy hoạch.

Việc sản xuất giống bằng hạt thường mất nhiều thời gian, khoảng 1,5 đến 2 năm tính cả thời gian gieo ươm hạt và chăm sóc cây con. Việc sản xuất giống bằng

hạt là một việc làm phức tạp, trải qua nhiều công đoạn, nhiều khâu chọn lọc theo

yêu cầu kĩ thuật và kinh tế. Tuy nhiên cách này có mặt lợi là cây giống có sức sống

mạnh và chất lượng cây tốt. Bước đầu tiên là người ta chọn hạt giống quế, thông thường người ta chọn hạt ở những cây quế nhiều tuổi và thu hạt vào lúc quả chín. Sau khi thu hạt thì bảo quản hạt cẩn thận tránh hao hụt và mất khả năng nảy mầm

của hạt. Bước thứ hai là chọn đất gieo ươm, gieo ươm cây quế cũng như gieo ươm

nhiều loại cây lâm nghiệp khác, chọn đất thích hợp, đất phải là đất tốt, tơi xốp, pha

Sau khi gieo hạt thì làm dàn tạo bóng râm cho cây non. Trong quá trình cây

con sinh trưởng phải có sự điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với cường độ tăng

dần ánh sáng để cây con thích hợp từ từ với ánh sáng. Trong suốt thời gian cây con sinh trưởng, người trồng phải sử dụng phân bón và thường xuyên chăm sóc cây con như tưới nước, làm cỏ, phòng chống sâu bệnh có hại.

Hiện nay, việc áp dụng kĩ thuật ươm cây quế giống bằng bầu đã đem lại hiệu

quả cao, rút ngắn thời gian ươm cây, cây giống sau khi gieo 1 năm thường đạt

chiều cao trung bình 30 cm, có 10- 14 lá, đường kính cổ rễ 0,5- 0,7 cm và có thể đem trồng đại trà được. Trồng quế bằng cây con có bầu thường đạt tỷ lệ sống cao,

chủ động thời vụ và cây trồng có khả năng phục hồi nhanh sau khi trồng.

Ở một số địa phương xa trung tâm gieo trồng hoặc điều kiện đi lại khó khăn, đồng bào các dân tộc đã biết tận dụng những cây quế mọc tự nhiên ở trong rừng

làm giống. Cách làm này tuy khắc phục được một phần khó khăn về giống nhưng không đảm bảo chất lượng cây trồng, thường hay có hiện tượng thoái hoá giống.

Vì vậy ở những nơi nhân dân gây trồng nhiều quế thì nhất thiết phải lập vườn ươm quy mô từ nhỏ đến lớn để gieo ươm quế với số lượng lớn sau đó cung

cấp cho các hộ trồng quế ở một bản, một xã hoặc rộng hơn nữa. Tuy nhiên, hiện

nay có nhiều chương trình, dự án cấp giống quế cho bà con trồng rừng nhưng chủ

yếu là cấp cây quế rễ trần theo yêu cầu của bà con trồng quế, vì quế thường trồng

những nơi xa trung tâm hoặc điều kiện đi lại khó khăn, chỉ có thể đi bộ và cõng quế đến nơi đó để trồng.

Nhân giống bằng hạt có ưu điểm là cây con được chăm sóc tốt, sẽ phát huy ưu thế mới, nhưng phải đầu tư vốn lớn, nhiều công chăm sóc, mất nhiều thời gian,... Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, giá thành đầu tư ban đầu có thể cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)