Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.1.4. Các nguồn tài nguyên

3.1.4.1. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nhờ có lượng mưa lớn, nhiều sông suối, thảm thực vật

che phủ còn chiếm tỷ lệ cao nên nguồn nước mặt ở Tây Trà khá phong phú. Tuy nhiên do lượng mưa tập trung trong khoảng 3 - 4 tháng trong năm, cộng với địa

hình dốc nên thường gây ra các dòng chảy lũ và về mùa khô dòng chảy kiệt.

- Nguồn nước ngầm: Do nguồn nước mặt khá phong phú, khai thác cho nhu

cầu sinh hoạt khá thuận lợi nên việc khai thác nguồn nước ngầm ở huyện Tây Trà ít

được quan tâm.

Trong thời gian đến, khi hồ Nước Trong được hoàn thành, khả năng mở rộng

diện tích tưới nước; phát triển dịch vụ du lịch sinh thái; đặc biệt là mở ra một tiềm năng lớn cho việc nuôi trồng thuỷ sản cá nước ngọt, tạo việc làm, tăng nguồn thu

3.1.4.2. Tài nguyên rừng

Theo kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

năm 2015 và số liệu diễn biến rừng năm 2017 toàn huyện có 16.791,51 ha đất có

rừng, diện tích đất có rừng phân theo kiểu trạng thái thực bì như sau:

- Rừng giàu (trạng thái IIIA3): Phân bố ở xã Trà Xinh, rừng đã bị khai thác

vừa phải, quần thể tương đối khép kín từ 2 đến nhiều tầng, đã có một số cây đường

kính lớn có thể khai thác sử dụng gỗ lớn có diện tích 2.449,16 ha, chiếm 24,88%

diện tích đất có rừng.

- Rừng trung bình (trạng thái IIIA2): Rừng đã khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt, rừng có 2 tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục, rải rác có

một số cây to vượt tán, có diện tích 1.409,83 ha, chiếm 14,32% diện tích đất có

rừng, phân bố ở xã Trà Xinh 1.331,70 ha và xã Trà Thanh 78,13 ha.

- Rừng nghèo (trạng thái IIIA1+ IIA1): Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán

rừng bị phá vỡ từng mảng lớn, tầng trên còn sót lại cây cao to phẩm chất xấu, dây

leo, bụi rậm xâm lấn, có diện tích 5.034,08 ha, chiếm 51.13% diện tích đất có rừng.

Phân bố ở xã Trà Phong ha, Trà Thọ 1.059,98 ha, Trà Xinh 1.073,38 ha, Trà Trung 1.115,84 ha, Trà Khê 495,51ha, Trà Nham 360,22 ha, Trà Thanh 316 ha và Trà Quân 101,55ha.

- Rừng phục hồi sau khai thác cạn kiệt và sau sản xuất nương rẫy (trạng thái

IIA + IIB): Có diện tích 1.554,7 ha, chiếm 18,26% điện tích đất có rừng.

- Rừng trồng: Cây trồng chủ yếu là keo, quế, lồ ô…, có diện tích 6.946,72 ha, chiếm 41,37% diện tích đất có rừng.

3.1.3.3. Tài nguyên đất đai ở huyện Tây Trà

Theo kết quả thống kê đất đai [20] thì tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tây Trà năm 2017 là 33.899,78 ha , trong đó:

- Đất nông nghiệp: là 30.643,29 ha, chiếm 90,40% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 1.928,91 ha, chiếm 5,69% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 1.331,04 ha, chiếm 3,92 % tổng diện tích tự nhiên.

Biến động quỹ đất tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên huyện Tây Trà năm

điều chỉnh diện tích tự nhiên của các xã theo Công văn số 2114/TCQLĐĐ-

CKSQLSDĐ ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (xem

bảng 3.3).

Bảng 3.3. Biến động sử dụng đất qua các năm 2010, 2015, 2017 huyện Tây Trà ĐVT: ha TT Mục đích sử dụng đất Diện tích thống kê năm 2017 Tổng kiểm kê năm 2010 Tổng kiểm kê năm 2015 Diện tích Tăng (+) giảm (-) Diện tích Tăng (+) giảm (-)

Tổng diện tích tự nhiên 33.899,78 33.776,07 +123,71 33.845,57 +54,2

1 Đất nông nghiệp 30.643,29 29.214,39 +150,6 30.492,69 +150,6 1.2 Đất lâm nghiệp 21.113,38 19.959,42 +1.153,96 22.576,50 -1.463,92 1.2.1Đất rừng sản xuất 12.266,81 6.756,42 +5.510,39 9.039,55 +3.227,26 1.2.2Đất rừng phòng hộ 8.847,04 13.203,00 -4.355,96 13.536,95 -4.689,91 1.2.3Đất rừng đặc dụng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 Đất chưa sử dụng 1.331,04 3.683,28 -2.256,67 1.325,90 +1,68 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3,46 99,03 -95,84 3,46 0,00

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.327,58 3.584,25 -2.256,67 1.322,44 +5,14

(Nguồn:[19], [20])

- Qua số liệu tại bảng trên cho thấy biến động một số loại đất trên địa bàn huyện Tây Trà, cụ thểnhư:

Đất rừng phòng hộ giảm 4.689,91ha so với năm 2010; đất rừng sản xuất tăng

5.510,39 ha so với năm 2010 và giảm 3.227,26 ha so với năm 2015. Nguyên nhân sau khi rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng đã đưa nhiều diện tích đất rừng chuyển sang đất đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cây quế) và do thu hồi đất để thực hiện

dự án hồ Nước Trong.

+ Đất chưa sử dụng: Giảm 2.256,67 ha so với năm 2010 và tăng 1,68 ha so với năm 2015, nguyên nhân do tập quán của đồng bào dân tộc là phát rừng làm

nương rẫy nhưng sau một thời gian đất bạc màu kết hợp với địa hình dốc gây sạt lở,

xói mòn đã làm giảm năng suất cây trồng nên người dân bỏ hoang hóa và do bị

ngập ở lòng hồ Nước Trong.

* Nhận xét chung về̉ huyện Tây Trà

- Thuận lợi:

+ Tây Trà là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Do vậy, huyện có vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng của tỉnh và cả khu vực. Đồng bào các dân tộc của huyện một

lòng trung thành và vững tin vào đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước.

+ Huyện là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, suối có địa hình thuận lợi cho

việc xây dựng các hồ, đập... để lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

+ Mật độ dân cư trên địa bàn thấp, giảm sức ép về quỹ đất khi giao cho hộ

phát triển sản xuất, kể cả việc giao đất, khoán rừng.

+ Là một huyện miền núi, có 9/9 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III. Vì vậy Tây Trà đã, đang và sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và

Nhà nước.

+ Nguồn lao động tuy có chất lượng thấp nhưng khá dồi dào là điều kiện để định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT - XH của huyện.

- Khó khăn:

+ Địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnhnên đi lại và tiêu thụ các sản phẩm của người dân sản xuất ra gặp nhiều khó khăn,

+ Mật độ dân số phân bố không đều giữa các vùng, dân cư sống tập trung ở khu

vực trung tâm huyện lỵ, trung tâm cụm xã, còn lại ở các xã và thôn dân cư thưa thớt.

+ Đây cũng là một trong những khó khăn và hạn chế hiệu quả trong việc xây

dựng các công trình phục vụ sản suất và dân sinh.

+ Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vào mùa mưa lũ, mưa lớn kéo dài kết hợp

làm cho nhiều khu vực giao thông bị chia cắt, đi lại rất khó khăn, nhiều diện tích đất sản xuất NN bị sa bồi, thủy phá; vào mùa nắng sông suối cạn kiệt, ảnh hưởng

rất lớn tới sản xuất nông, lâm nghiệp và một số ngành kinh tế khác.

+ Đất đai có độ dốc lớn, người dân còn mang nặng tập quán đốt nương làm

rẫy, sản xuất không có bón phân nên đất đai bị rửa trôi, bào mòn, thoái hóa, chi phí

đầu tư cho sản xuất cao nhưng hiệu quả sản xuất thấp. Đất cho sản xuất NN chiếm

tỷ lệ quá thấp, đặc biệt là đất sản xuất lúa nước, chỉ hơn 3% so với diện tích đất tự nhiên. Trong khi đó, đất có khả năng khai hoang để sản xuất NN không còn nhiều.

+ Là một huyện miền núi nằm ở cực Tây của tỉnh, có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí thấp, phần lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số có đời

sống khó khăn, số hộ nghèo trên địa bàn huyện còn chiếm tỷ lệ khá cao. Trình độ

nguồn nhân lực lao động thấp, phần lớn là lao động phổ thông có trình độ văn hoá

thấp, lao động qua đào tạo chỉ chiếm dưới 12% trong tổng số lao động nhưng số lao động qua đào tạo lại tập trung vào lĩnh vực Nhà nước (hành chính, sự nghiệp). Đây

là một trong những hạn chế lớn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào trong sản xuất.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống còn quá thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhất

là hệ thống giao thông, thuỷ lợi...

+ Hệ thống thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện kém phát triển.

+ Đội ngũ cán bộ, công chức của huyện vừa thiếu về số lượng vừa yếu về

chất lượng. Bên cạnh đó, các điều kiện về đời sống, sinh hoạt còn rất hạn chế, hầu như cán bộ công tác ở huyện đều xa nhà nên chưa yên tâm công tác. Người dân trên vùng còn có tư tưởng thông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)